Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả NCKH của SV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học đống tháp (Trang 94)

3.2.6.1. Định hướng chung

Về công tác tổ chức, kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu kết quả NCKH của SV được xem là có ý nghĩa, tạo uy tín, đề cao năng lực, phẩm chất của GV hướng dẫn và SV NCKH. Đánh giá đúng sản phẩm NCKH có tác dụng tích cực với hoạt động KHCN, phát huy được sức mạnh của người NC và rút ra được các bài học cho công tác tổ chức, quản lý khâu kiểm tra, đánh giá.

Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá đúng thao tác quy trình nhằm tạo ra sự công bằng, chính xác, đem lại sự an toàn, thoải mái cho SV khi tham gia NCKH, đồng thời phát hiện điều chỉnh kịp thời những mặt tồn tại, mặt yếu kém mà các em còn vướng mắc trong quá trình thực hiện đề tài NCKH của mình.

Nội dung:

- Cụ thể hóa các văn bản pháp quy của nhà nước, những quy định của Bộ GD&ĐT để xây dựng thành những quy định riêng của nhà trường về công tác kiểm tra đánh giá, đánh giá phổ biến hướng dẫn cho CBQL…GV và SV quán triệt các văn bản quy định đó.

- Tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, GV về phương pháp kiểm tra đánh giá mới, có hiệu quả

- Phòng QLKH kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công tác này ở các đơn vị một cách chặt chẽ, thường xuyên xây dựng thành nền nếp ổn định.

- Phòng quản lí khoa học tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác này cũng như thông tin phản hồi từ các đơn vị theo định kỳ và thường xuyên.

3.2.6.2. Quy trình tiến hành

Bước 1: Phòng quản lí khoa học phối hợp các đơn vị, các khoa thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH của SV một cách công khai, rõ ràng hợp lí đúng theo quy định, quy chế của nhà trường

Bước 2: Quy chế hóa các hoạt động NCKH của SV bao gồm các nội dung như:

+ Các quy định chung về hoạt động NCKH của SV + Các quy định về nội dung, chương trình

+ Các quy định về hình thức tổ chức và hoạt động NCKH + Các quy định vềđánh giá, cho điểm.

+ Các quy định về chính sách đối với SV và GV hướng dẫn + Các quy định chung về quản lí NCKH của SV

Bước 3: Phòng QLKH chỉ đạo các khoa kiểm tra, đánh giá thường xuyên các hoạt động NCKH của SV để kịp thời nhắc nhở và động viên các em hoàn thành đúng tiến độ công việc, đồng thời khuyến khích phát huy những mặt tích cực, những thành tích xuất sắc của mỗi cá nhân hay tập thể, tạo ra sự quan tâm, tin tưởng ở các em và tạo nên sự hứng thú say mê cho SV khi tham gia NCKH

3.2.6.3. Biện pháp thực hiện

Phòng QLKH & SĐH tham mưu với lãnh đạo nhà trường xây dựng hệ thống văn bản quy định về:

+ Nhiệm vụ NCKH cụ thể cho GV và SV

+ Các văn bản về hình thức, cách trình bày đề tài NCKH + Văn bản quy định về các tiêu chí đánh giá đề tài NCKH:

(a) Mức độ hoàn thành - 1 điểm (b) Điểm mới của đề tài - 3 điểm

(d) Hiệu quả của đề tài - 2 điểm

(e) Tính khoa học, hợp lí trong cấu trúc của đề tài - 2 điểm

+ Quy định về thang điểm và cách xếp loại, khuyến khích đánh giá ở 3 mức: xuất sắc từ 9.5 – 10 điểm; giỏi từ 8.0 - 9.5 điểm

+ Quy định về việc thành lập hội đồng từ 2 đến 5 người, về chuyên môn có cùng chuyên môn hoặc có chuyên môn gần cới đề tài NC có trình độ cao. + Quy định về quy trình vá các thức tổ chức một buổi thảo luận đề tài NCKH (quy định về phương pháp đánh giá nghiệm thu đề tài NCKH)

Trên đây là các biện pháp đề xuất nhằm góp phần phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành tiểu học

3.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT

3.3.1.Các vấn đề khảo sát

Sau khi nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực trạng biện pháp phát triển kĩ năng NCKH cho SV ngành GDTH, khoa THMN trường ĐH Đồng Tháp, chúng tôi có đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển kĩ năng NCKH cho SV ngành GDTH trường ĐH Đồng Tháp

Để kiểm chứng về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 38 CBQL và GV; 143 sinh viên ngành GDTH. Kết quả việc trưng cầu ý kiến thể hiện trong bảng sau đây:

Bảng 3.2 : Kết quả đánh giá của SV về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Bảng 3.2.a: Mức độ cần thiết Stt Các biện pháp Mức độ cần thiết rất cần thiết cần thiết không cần thiết SL % SL % SL % 1 Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của 98 68.5 45 31.6 0

duy sáng tạo cho SV)

2 Tăng cường giao nhiệm vụ, gắn kết giáo

dục đào tạo với NCKH 62 41.6 81 56.6 0 3 Thông qua học phần PPNCKH và chương

trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên

79 55.3 64 44.8 0 4 Thông qua các môn học chuyên ngành

được dạy cho sinh viên ngành Tiểu học

85 61.4 58 40.6 0 5 Tăng cường cho sinh viên tham gia NCKH

với đội ngũ giảng viên 93 65.0 50 35.0 0 6 Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá 81 58.6 62 43.4 0

Bảng 3.2.b: Tính khả thi Stt Các biện pháp Tính khả thi Rất khả thi khả thi Không khả thi SL % SL % SL % 1 Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của

NCKH (kích thích hứng thú NCKH, tư duy sáng tạo cho SV)

91 62.9 50 35.0 2 2.1 2 Tăng cường giao nhiệm vụ, gắn kết giáo

dục đào tạo với NCKH

68 47.6 75 52,4 0 3 Thông qua học phần PPNCKH và chương

trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên

68 47.6 75 52,4 0 4 Thông qua các môn học chuyên ngành

được dạy cho sinh viên ngành Tiểu học

78 54.6 65 45,5 0 5 Tăng cường cho sinh viên tham gia NCKH

với đội ngũ giảng viên

86 60,1 54 37.8 0 6 Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá 75 52.4 68 47,6 0

Nhìn vào kết quả ở hai bảng trên ta nhận thấy ý kiến của SV về rà soát tính khả thi và mức độ cần thiết của SV như sau: SV có đánh giá về cả sáu biện pháp trên là cần thiết và rất cần thiết và rất khả thi. Trong đó, nâng cao nhận thức tầm quan trọng của NCKH (kích thích hứng thú NCKH, tư duy sáng tạo cho SV) và tăng cường cho sinh viên tham gia NCKH với đội ngũ giảng viên là hai biện pháp được sinh viên đánh giá là rất cần thiết và rất khả

giá là không khả thi để thực hiện biện pháp nâng cao nhận thức tầm quan trọng của NCKH (kích thích hứng thú NCKH, tư duy sáng tạo cho SV)

Cũng thông qua khảo sát ở bảng 3.2.a và bảng 3.2.b, chúng ta nhận thấy rất rõ sự cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp. Nhìn chung, các biện pháp đưa ra đều được đánh giá là rất cần thiết và cần thiết, nếu các biện pháp được tổ chức đồng bộ và thức hiện tốt thì sẽ giúp nâng cao được chất lượng NCKH của sinh viên. Tuy nhiên, mức độ cần thiết của từng biện pháp không giống nhau và cũng không phải là các biện pháp đều được thống nhất 100% song tỉ lệ cho rằng rất cần thiết cũng khá cao, đặc biệt đối với một số biện pháp như: tăng cường giao nhiệm vụ, gắn kết giáo dục đào tạo với NCKH, nâng cao chất lượng giảng dạy học phần PPNCKH, quy chế hóa các hoạt động NCKH của sinh viên, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá… tất cả đều đạt trên mức trung bình của các biện pháp. Bởi các biện pháp này liên quan trực tiếp đến việc phát triển kĩ năng NCKH của SV. Các ý kiến cũng đều được đánh giá cao tính khả thi của các biện pháp. Tuy vẫn còn vài ý kiến đánh giá là không khả thi nhưng không đáng kể.

Bảng 3.3: Kết quả đánh giá của GV và CBQL về tính cấp thiết và tính khả thi cuả các biện pháp đề xuất.

Bảng 3.3.a: Mức độ cần thiết

Stt Các biện pháp

Mức độ cần thiết rất cần

thiết cần thiết không cthiết ần

SL % SL % SL % 1 Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của

NCKH (kích thích hứng thú NCKH, tư duy sáng tạo cho SV)

18 47.4 20 52.6 2 Tăng cường giao nhiệm vụ, gắn kết giáo

dục đào tạo với NCKH 22 57.9 16 42.1 3 Thông qua học phần PPNCKH và chương

trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên

4 Thông qua các môn học chuyên ngành được dạy cho sinh viên ngành Tiểu học

16 42.1 18 47,4 4 10.5 5 Tăng cường cho sinh viên tham gia NCKH

với đội ngũ giảng viên

20 52.6 16 42.1 6 Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá 38 100 0 0

Bảng 3.3.b: Tính khả thi Stt Các biện pháp Tính khả thi Rất khả thi khả thi Không khả thi SL % SL % SL % 1 Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của

NCKH (kích thích hứng thú NCKH, tư duy sáng tạo cho SV)

38 100 2 Tăng cường giao nhiệm vụ, gắn kết giáo

dục đào tạo với NCKH

38 100 3 Thông qua học phần PPNCKH và chương

trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên

38 100

4 Thông qua các môn học chuyên ngành được dạy cho sinh viên ngành Tiểu học

38 100 5 Tăng cường cho sinh viên tham gia NCKH

với đội ngũ giảng viên 38 100 6 Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá 38 100

Với kết quả khảo sát ở bảng trên, chúng ta nhận thấy, các CBQL và GV đều thống nhất ý kiến cho rằng các biện pháp đề xuất đều cần và rất cần thiết, cũng không thể không khả thi. Bởi theo nhận định của họ luôn cho rằng các biện pháp đều rất cần thiết cho sự phát triển kĩ năng NCKH cho SV của chúng ta, từ nhiều gốc độ khác nhau mà có những nhìn nhận thực tế khác nhau, nhìn vào bảng thống kê cho thấy rất rõ điều này, điều mà các cấp quản lí hiện nay luôn đang phân vân và có nhiều mối quan tâm lo lắng cho sự phát triển của chất lượng dạy và học hiện nay.

Vậy nên, đối với CBQL và GV đã có những suy nghĩ và cân nhắc về đổi mới công tác kiểm tra đánh giá có đến 38/38 CBQL và GV đánh giá cho

biện pháp này đạt tỉ lệ 100%, biện pháp tăng cường giao nhiệm vụ, gắn kết giáo dục đào tạo với NCKH cũng được đánh giá rất cao có 22 GV chiếm tỉ lệ 52.9%. Tuy nhiên, cũng có một số GV cho rằng không cần thiết thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy học phần PPNCKH, quy chế hóa các hoạt động NCKH của sinh viên nhưng vẫn đảm bảo tính khả thi, số trong 4 GV chiếm tỉ lệ 10.5% đã cho là không cần thiết để thực hiện nhưng lại rất mâu thuẫn là họ vẫn cho là chúng vẫn đảm bảo tính khả thi. Thế nên điều đó không khiến ta quan tâm nhiều và chắc có lẽ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến quá trình thực hiện các biện đề xuất đó.

Nhìn chung, khi chúng ta so sánh bảng đánh giá của cả CBQL, GV và SV thì các biện pháp được đánh giá không giống nhau hoàn toàn nhưng nhìn chung hầu hết các biện pháp đề xuất được đánh giá từ cần thiết và khả thi trở lên. Tuy các con số đánh giá không tương đồng nhưng cũng đủ để thấy được từng mức độ cần thiết và mức độ của tính khả thi. Tóm lại, các biện pháp đề xuất ở trên là kết quả nghiên cứu và thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các CQQL, các GV và SV đánh giá đúng với thực tế hiện nay của khoa Tiểu học – mầm non trường ĐH Đồng Tháp . Do đó những biện pháp được nêu lên đều mang tính thực tế cao và chắc chắn khả thi. Chính vì vậy, để góp phần vào việc phát triển kĩ năng NCKH cho SV ngành GDTH chúng ta cần phải tiên hành đồng bộ và phải có hệ thống trong công tác tổ chức, quản lý. Tuy nhiên, có thể tùy từng hoàn cảnh, từng thời điểm mà quan tâm và nhấn mạnh đến biện pháp này hay biện pháp khác.

Trên đây là sáu biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất. Với những kết quả thu được từ SV, GV và CBQL về thực trạng việc phát triển kĩ năng NCKH cho SV ngành GDTH trường ĐH Đồng Tháp, chúng tôi rất hi vọng rằng sẽ đóng góp được phần nhỏ bé nào cho sự nâng cao các kĩ năng và năng lực NCKH của SV nói chung và SV ngành GDTH nói riêng

3.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về NCKH của SV ngành GDTH trường ĐH Đồng Tháp. Những biện pháp nhằm phát triển những kĩ năng NCKH cho SV đã được đề xuất theo các nguyên tắc như tính thực tiễn, tính hệ thống, tính hiệu quả và tính tích hợp khoa học.

Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của sáu biện pháp đề xuất cho các biện pháp này đều mang tính khả thi và có mức độ cần thiết rất cao, đủ để đưa vào thực hiện trong thực tế việc phát triển cho SV những kĩ năng về NCKH trong thực tế dạy học cũng như trong rèn luyện kĩ năng nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo của trường hay giúp cho SV có được sự phát triển vượt bậc trong học tập với phương châm tự học tự rèn luyện bản thân nhằm phát triển toàn diện nhân cách…Sau khi tiến hành khảo sát, những con số thu được từ phiếu khảo sát của CBQL,GV và SV mang lại tuy không đồng nhất với nhau về con số nhưng hầu hết các biện pháp đề xuất đều đạt mức độ cần thiết và mang tính khả thi.

Do thời gian có hạn, thế nên chúng tôi không tiện tiến hành thực nghiệm tế được một trong số các biện pháp nói trên, chúng tôi xin phép được dừng lại ở khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi. Dù vậy, chúng tôi cũng rất hy vọng luận văn sẽ mang lại sựđóng góp nhỏ bé vào sự phát triển kĩ năng NCKH cho sinh viên nói chung và sinh viên ngành GDTH nói riêng. Thật sự mà nói, vấn đề NCKH là một vấn đề rất nhạy cảm và khó, rất khó để SV tham gia thực hiện. Nhưng chúng tôi có thể xem đây là điểm xuất phát cho sự nghiên cứu về xây dựng biện pháp phát triển kĩ năng. Một số biện pháp đã đề xuất và kết hợp cùng với nhiều nhiều biện pháp khác sẽ làm nên thành công cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đội ngũ giáo viên tiểu học trong tương lai.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Về cơ sở lý luận của một số biện pháp phát triển kĩ năng cho SV. Trong các công trình trước đây có liên quan đến vấn đề này, các tác giả trong nước và ngoài nước, từ nhiều khía cạnh khác nhau đều khẳng định tầm quan trọng của NCKH trong các ngành nghề nói chung, ngành đào tạo giáo viên nói riêng, xem đây là một hoạt động quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo ở ĐH, từđó có yêu cầu phải quan tâm sâu sắc và hướng tới hiệu quả hơn hoạt động này. Luận văn xem đây là điểm xuất phát về việc khảo sát đề xuất biện pháp phát triển KN NCKH cho SV ngành GDTH trường ĐH Đồng Tháp

Trong nhận thức về lý luận và thực tiễn chúng ta cần khẳng định rằng lý luận dạy học đại học, tâm lí hoạt động cần được xem là cơ sở khoa học hoặc tiền đề của các biện pháp cơ bản để tổ chức NCKH cho SV. Xuất phát từ những cơ sở này phải coi NCKH không chỉ giúp cho SV nắm vững kiến thức và hình thành những kĩ năng mà còn góp phần hình thành nhân cách cho họ. Đồng thời cũng từ những quan điểm trên cho thấy phải chú ý đúng mức đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học đống tháp (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)