Quy trình thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học đống tháp (Trang 81 - 82)

Từ những định hướng nêu trên, biện pháp này được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: SV cần nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng của NCKH đối với mục tiêu đào tạo của ngành GDTH nói chung và của quá trình học tập của cá nhân nói riêng. Nhiệm vụ và mục đích của bước này giúp cho SV nhận thức được mục tiêu đào tạo của trường là đào tạo người giáo viên có kiến thức cơ bản, có kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cao, có nhãn quan chính trị đúng đắn, có phẩm chất tư cách đạo đức tốt, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ để tự hoàn thiện mình và làm tốt các nhiệm vụ giáo dục ở trường phổ thông. Đào tạo và NCKH là hai nhiệm vụ trọng tâm của các trường sư phạm. NCKH tạo động lực thúc đẩy chất lượng và hiệu quả đào tạo, giúp cho đội ngũ GV nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng

Bước 2: Cung cấp cho SV hệ thống kiến thức, kĩ năng NCKH qua các môn học cũng như nội dung đào tạo của ngành GDTH. Trong đó có rèn luyện một số kĩ năng cơ bản trong NCKH.

Kiến thức khoa học cung cấp cho SV qua các môn học. Mặt khác nó được đào sâu và sử dụng tốt khi người học tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động NCKH. Thông qua hoạt động này giúp người học rèn được kĩ năng độc lập suy nghĩ sâu sắc và khoa học của SV, cách nghĩđúng sẽ giúp SV tư duy có định hướng, lôgic và có khả năng để tổng hợp, đánh giá và suy luận.

Bước 3: Tăng cường các điều kiện có thể và phương tiện học tập phục vụ cho NCKH, tạo động cơ cho hoạt động sáng tạo của SV.

Các điều kiện và phương tiện ngày nay luôn cần thiết để hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu đạt được kết quả như mong muốn. Từ đó nâng cao lòng say mê, tính tìm tòi, nhu cầu hiểu biết, sự sáng tạo …Các hoạt động sáng tạo diễn ra do sự thúc đẩy không chỉ một mà một hệ thống động cơ có thứ bậc. Do đó nhiệm vụ của bước này là tạo động cơ xã hội, động cơ cá nhân và động cơ quá trình trong quá trình học tập của SV. Cụ thể:

- Những động cơ xã hội là nhu cầu muốn trở thành ngưới giáo viên giỏi được xã hội thừa nhận.

- Những động cơ cá nhân là những ham muốn, niềm tự tin của SV (chủ thể sáng tạo) trong học tập và nghiên cứu.

- Động cơ quá trình đó là tích cực trí tuệđược biểu hiện thành niềm say mê NCKH của sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học đống tháp (Trang 81 - 82)