Đặc điểm về TSCĐ và tình hình công tác quản lý TSCĐ tại công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Tiến Thành (Trang 37 - 39)

- Ngày mở sổ: 01/01/2012 Ngày 31 tháng 12 năm

2.3.1.Đặc điểm về TSCĐ và tình hình công tác quản lý TSCĐ tại công ty

Đặc điểm về TSCĐ:

Công ty Cổ phần Tiến Thành chuyên sản xuất bao bì. Chính vì thế, cũng như các doanh nghiệp khác công ty cũng có những TSCĐ mang tính đặc thù như: Máy song, máy in, máy dán, máy bổ…và các TSCĐ khác phục vụ cho bộ phận quản lý như: Nhà điều hành, thường trực, bàn họp hình elip, máy phát điện, máy điều hòa,…. những TSCĐ này đều do công ty sở hữu, không có TSCĐ thuê tài chính. TSCĐ của công ty có giá trị rất lớn và thời gian sử dụng dài - đa số là trên 6 năm.

Công tác quản lý TSCĐ:

Do hầu hết TSCĐ được hình thành khá lâu nên nhà máy thường xuyên có kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng nhằm duy trì tuổi thọ kết hợp với việc mua sắm thêm các TSCĐ mới bổ sung và thay thế để đảm bảo công tác quản lý và sản xuất tại Nhà máy. Đối với những máy móc hoạt động khá liên tục và trong lúc sử dụng thường để ngoài trời nên độ bền của máy móc cũng giảm dần, hao mòn nhiều dẫn đến việc theo dõi và tính vào chi cho chặt chẽ. Đối với những tài sản khác thì hầu hết được quản lý trong nhà xưởng nên việc tính toán hao mòn vẫn diễn ra bình thường.

Mọi TSCĐ trong nhà máy phải có biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan. TSCĐ phải được phân loại, thống kê, đánh giá và có thẻ riêng được gọi là thẻ TSCĐ, thẻ này được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.

Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán:

Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn.

KD

Đối với những TSCĐ không tham gia vào sản xuất kinh doanh theo quy định của Công ty thì quản lý TSCĐ này theo nguyên giá, số giá trị hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán:

Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ

Nhà máy phải thực hiện quản lý đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh như những TSCĐ bình thường.

Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, nhà máy phải tiến hành kiểm kê TSCĐ. Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.

Phân loại tài sản cố định

Phân loại theo hình thái biểu hiện có: - Tài sản cố định hữu hình

- Tài sản cố định vô hình

Trong đó TSCĐ hữu hình được chia thành: + Nhà cửa vật kiến trúc.

+ Máy móc thiết bị.

+ Phương tiện vận tải thiết bị truyền dẫn. + Thiết bị dụng cụ quản lý.

+ Tài sản cố định khác.

Trong mỗi loại tài sản, lại được phân nhóm để công việc quản lý được tốt hơn như nhà cửa, vật kiến trúc bao gồm:

- Nhà làm việc

- Nhà cửa, vật kiến trúc - Nhà kho

- Nhà xưởng cho sản xuất.

KD

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Tiến Thành (Trang 37 - 39)