5. Kết cấu của luận văn
1.3.4. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước vềgiảm nghèo
Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về XĐGN thể hiện những nội dung thiết yếu mà nhà nước phải giải quyết trong từng giai đoạn của quá trình phát triển KT- XH. Những hoạt động chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về XĐGN bao gồm:
1.3.4.1 Đánh giá, rà soát tình trạng đói nghèo
Đánh giá, rà soát tình trạng đói nghèo là một công việc vô cùng quan trọng để xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của quốc gia và của từng địa phương. Trên cơ sở kết quả đánh giá, rà soát tình trạng đói nghèo, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xác định được những chỉ tiêu phát triển KT-XH trong từng giai đoạn cụ thể và là tiền đề cho việc hoạch định chính sách XĐGN đồng thời qua kết quả đánh giá, rà soát tình trạng đói nghèo cũng sẽ giúp cho nhà nước trong việc điều chỉnh các chính sách của mình cho phù hợp với thực tiễn đói nghèo của quốc gia và địa phương. Khi đánh giá, rà soát về tình trạng đói nghèo thường tập trung vào những nội dung cơ bản sau: Những cơ hội, những thuận lợi thoát nghèo đối với người nghèo là gì? Nội dung này cần được đánh giá vì chúng có tác động tích cực đối với người nghèo, cũng như phục vụ cho công tác quản lý của các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện XĐGN. Những khó khăn, cản trở đối với các nhóm nghèo, ở từng vùng cụ thể. Nhà nước cần biết rõ những thách thức mà người nghèo đối mặt trong hoàn cảnh của họ. Những thông tin khác như các hoạt động về kinh tế của người nghèo, thị trường và các giao dịch ở thị trường, mức độ khả năng tạo thu nhập của người nghèo, ở vùng nghèo.
1.3.4.2 Phổ biến, tuyên truyền về chính sách
Sau khi bản kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách XĐGN được thông qua, các cơ quan nhà nước tiến hành tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch. Việc trước tiên cần làm trong quá trình này là tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách XĐGN. Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực hiện chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách và tính khả thi của
chính sách...trong điều kiện hoàn cảnh nhất định để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Đồng thời phổ biến, tuyên truyền chính sách còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhận thức được đầy đủ tính chất, quy mô của chính sách cũng như vai trò của chính sách XĐGN đối với đời sống xã hội để họ chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao.
1.3.4.3 Xác định các nguồn lực để xóa đói giảm nghèo
Các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính có vai trò quan trọng trong công tác XĐGN. Trong thực tiễn quản lý nhà nước ở nước ta về XĐGN, luôn nêu rõ tổng nguồn vốn cho XĐGN, bố trí vốn theo nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, huy động vốn theo tính chất sử dụng, như đầu tư phát triển, đầu tư cho tín dụng, áp dụng cơ chế huy động tối đa nguồn vốn từ ngân sách địa phương, ngân sách trung ương, từ các doanh nghiệp, cộng đồng các tổ chức cá nhân ở cả trong và ngoài nước. Bên cạnh việc nhà nước xây dựng các cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho tổ chức kinh tế, cá nhân tham gia thuận lợi vào phát triển kinh tế - xã hội, nhà nước phải dành một phần ngân sách để tập trung cho các mục tiêu trọng điểm của quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục như: Giáo dục phổ cập, đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyên gia, đầu tư trang thiết bị để nâng cao chất lượng giáo dục từ đó cung cấp con người có trình độ tham gia vào các ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, tham gia phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho xã hội, giúp người nghèo có nhiều cơ hội có việc làm, góp phần giảm nghèo.
Để thu hút được mọi nguồn lực đầu tư cho hoạt động giảm nghèo, nhà nước ban hành các chính sách đầu tư và khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong xã hội đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội, thông qua các hình thức xã hội hóa về y tế, giáo dục, về khoa học công nghệ, văn hóa,... việc đầu tư này đã giúp cho việc giảm nghèo đạt được kết quả.
1.3.4.4 Phân công, phối hợp thực hiện
Chính sách XĐGN khi được tổ chức thực hiện cần có sự chung tay thực hiện của nhiều cấp, nhiều ngành ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì thế các chủ thể tham gia vào quá trình này rất phong phú, bao gồm các đối tượng của chính sách
(người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo, vùng nghèo), các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, nghiệp đoàn, hiệp hội thậm chí là các nhà khoa học và các đối tượng khác trong xã hội,... Bởi vậy, muốn tổ chức thực hiện chính sách XĐGN có hiệu quả cần phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực hiện chính sách. Trong thực tế thường hay phân công cơ quan chủ trì và các cơ chế phối hợp thực hiện một cách cụ thể. Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách XĐGN.
1.3.5.Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện QLNN về giảm nghèo
Thực hiện chính sách XĐGN diễn ra trên địa bàn rộng và do nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia. Các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường ở các vùng, địa phương không giống nhau, cũng như trình độ, năng lực tổ chức điều hành của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều, do vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách. Qua kiểm tra, đôn đốc thường xuyên sẽ giúp cho nhà nước nắm bắt được tình hình thực hiện chính sách, từ đó đánh giá được một cách khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực hiện chính sách; giúp phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thực hiện để điều chỉnh; tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động giữa các cơ quan, đối tượng thực hiện chính sách; tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu chính sách; kịp thời khuyến khích những mô hình giảm nghèo phù hợp, mang lại kết quả để tạo ra những phong trào thiết thực cho việc thực hiện mục tiêu của chính sách XĐGN.
Kiểm tra, theo dõi sát sao tình hình tổ chức thực hiện chính sách vừa kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách, vừa điều chỉnh công tác tổ chức thực hiện chính sách, giúp nâng cao kết quả thực hiện chính sách của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Chủ thể kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chính sách XĐGN là các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan và
chính xác về kết quả kiểm tra đánh giá, quá trình này còn cần có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể nhân dân, thậm chí là của chính đối tượng chính sách. Có như vậy mới bảo đảm được tính dân chủ trong quá trình thực hiện chính sách.