5. Kết cấu của luận văn
1.4.3. Văn hóa, phong tục tập quán
Tỉ lệ hộ đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi thường cao hơn so với bình quân chung cả nước, khoảng cách chênh lệch về mức sống, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, giữa các vùng ngày càng gia tăng; chất lượng, hiệu quả về giáo dục đào tạo còn thấp, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn, một số bản sắc tốt đẹp trong văn hóa của các dân tộc thiểu số đang bị mai một, một số tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển. Chính những vấn đề trên đã tác động đến công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo, bởi chính những phong tục tập quán lạc hậu đã dẫn đến việc triển khai các chương trình, dự án về giảm nghèo tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn và không theo mục tiêu và kế hoạch đã định.
Trong quá trình phát triển thì yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán là yếu tố không thể tách rời với các yếu tố khác, do đó nhà nước trong quá trình thực hiện chương trình giảm nghèo cần phải xác định đúng và đầy đủ những tác động của nó và kết hợp yếu tố trên với các yếu tố về kinh tế, chính trị để có những giải pháp nhằm thực hiện chương trình giảm nghèo hiệu quả. Nếu văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp được nhân rộng đây chính là tiền đề để việc thực hiện các chương trình giảm nghèo hiệu quả, vì vậy bên cạnh những quy định chung thì chính quyền các cấp cần vận dụng một cách linh hoạt và hiệu quả những giá trị tinh thần, những phong tục tập quán tốt và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để giúp người nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo phát huy bản sắc văn hóa của mình trong công cuộc giảm nghèo hiện nay.