Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 42)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên

Phú Lương là một huyện miền núi nằm ở khu vực phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Phía bắc giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn, phía đông giáp huyện Đồng Hỷ, phía tây giáp huyện Định Hóa, huyện Đại Từ, phía nam giáp thành phố Thái Nguyên. Với vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ phía bắc tỉnh Thái Nguyên, có trên 60 km tuyến đường Quốc lộ 3 đi qua huyện, hệ thống giao thông nông thôn của huyện đã được nhựa hoá, bê tông hoá đến 100% trung tâm các xã, thị trấn.

Tài nguyên đất: Phú Lương có nguồn tài nguyên đất phong phú là điều kiện tốt để phát triển một nền kinh tế đa dạng nhất là phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 35071 ha, đất sản xuất nông nghiệp 11.953ha chiếm 34%; trong đó sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Phú Lương là trồng lúa với loại lúa nếp vải đặc sản ở các xã Ôn Lương, Hợp Thành, Phủ Lý. Đặc biệt cây nông nghiệp có giá trị cao là trồng và chế biến chè. Huyện Phú Lương có diện tích trồng chè hơn 4.300 ha, sản lượng 44.400 tấn/năm, là huyện có số lượng làng nghề nhiều nhất tỉnh Thái Nguyên với 37 làng nghề chè đã được công nhận, nhiều làng nghề chè nổi tiếng, sản phẩm chè Phú Lương đã có mặt trên thị trường trong và ngoài nước.

Tài nguyên rừng: Phú Lương có 17.058 ha rừng với độ che phủ 48% diện tích toàn huyện; phù hợp nên các loại tre, nứa, keo, tốc độ tái sinh rất nhanh sau khi khai thác. Hiện nay vẫn có một số loại gỗ quý và nhiều loại lâm sản khác; là vùng nguyên liệu lý tưởng đầy triển vọng cho đầu tư công nghiệp chế biến có hiệu quả. Hàng năm rừng sản xuất còn cung cấp khối lượng lớn gỗ để phục vụ công nghiệp chế biến xuất khẩu các sản phẩm gỗ có giá trị kinh tế cao.

Tài nguyên khoáng sản: Phú Lương có các mỏ quặng như Titan, quặng sắt và khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường.

nguồn nước rất phong phú, sông suối trên địa bàn phân bổ khá đồng đều, phần lớn chạy từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam. Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt nên hầu hết các sông suối đều có lưu vực nhỏ và có nhiều hồ đều là thắng cảnh đẹp là tiền đề cho phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w