5. Kết cấu của luận văn
1.5.1. Kinh nghiệm trong QLNN vềgiảm nghèo tại một số địa phương
1.5.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo ở huyện Võ Nhai
Võ Nhai là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, Công nghiệp và thương mại - dịch vụ, cơ sở hạ tầng thấp kém, tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống nhân dân nhìn chung còn thấp. Các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội phát triển còn hạn chế. Đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 12,06%.Đời sống người dân trong những năm gần đây có bước chuyển biến mạnh mẽ. Bộ mặt nông thôn cũng đã có sự thay đổi đáng kể, người dân đã từng bước tiếp cận với thị trường, sản xuất theo hướng hàng hóa. Tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng năng suất ở cả các xã vùng thuận lợi.
Để có được kết quả đó, các cấp, ngành ở huyện Võ Nhai đã tích cực thực hiện các chính sách đối với hộ nghèo sau:
Ban hành chính sách, chương trình dự án giảm nghèo: huyện Võ Nhai đã tập trung thực hiện khá hiệu quả chính sách cho vay vốn đối với hộ nghèo. Có trên 80% hộ nghèo được vay vốn và việc vay vốn thông qua các tổ chức chính quyền xã hướng dẫn, tư vấn, trao đổi kinh nghiệm cho các hộ nghèo vay vốn nên đầu tư vào cái gì? trồng cây gì? nuôi con gì? nên đã tạo được sự gắn kết tương trợ hiệu quả hơn trước. Hầu hết các hộ đều sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
mục tiêu giảm nghèo theo chỉ tiêu, kế hoạch đề ra; gắn phát triển kinh tế với giảm nghèo bền vững và tạo việc làm cho người nghèo. Tiếp tục chăm lo cho người nghèo, thực hiện tốt chính sách bảo trợ xã hội nhằm giảm bớt khó khăn cho hộ nghèo, tạo điều kiện cho họ có cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội…
Phối hợp nhiều cơ quan, đoàn thể tham gia vào bộ máy giảm nghèo: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo điều hành của UBND và phối hợp tham gia của các đoàn thể chính trị - xã hội trong hoạt động giảm nghèo. Các tổ chức chính trị xã hội, nhất là UBMTTQ Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên đã có nhiều hoạt động tích cực, hiệu quả góp phần thúc đẩy thực hiện các chính sách đối với hộ nghèo, người nghèo như các chương trình hỗ trợ giống, cho vay vốn phát triển sản xuất; triển khai các mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất cây trồng, thử nghiệm giống lúa mới, ngô mới...
Tổ chức các hoạt động giảm nghèo
Một trong những hoạt động thiết thực có thể coi là kinh nghiệm thực hiện thành công chương trình giảm nghèo của huyện Võ Nhai là huyện đã không ngừng tăng cường hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giảm nghèo, làm cho mọi người hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung các chính sách, nhất là đối với những người nghèo, coi đó là nhiệm vụ của chính mình để chủ động phấn đấu vươn lên thoát nghèo.
Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp; Mở lớp tập huấn cho các đối tượng là hộ nghèo nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực tiếp cận thị trường. Qua tập huấn đã tạo ra những chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trình độ thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Điểm nổi bật đáng ghi nhận đó là việc chuyển đổi cơ cấu giống ở các xã. Nếu như trước đây người dân ở các xã chỉ biết sử dụng các loại giống ngô, lúa thuần năng suất thấp thì từ khi triển khai đưa các loại giống ngô mới năng suất cao vào sản xuất thì năng suất bình quân đã tăng lên nhiều so với trước.
Việc hỗ trợ sản xuất đã tập trung vào một số mô hình đem lại hiệu quả cao như mô hình cải tạo chất lượng đàn gia súc, gia cầm, hỗ trợ chăn nuôi, hỗ trợ đầu tư máy móc nông nghiệp làm giảm cường độ lao động, tăng hiệu suất trong sản xuất. Ngoài ra, bằng các nguồn vốn cũng đã hỗ trợ vào việc đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất ở các vùng khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao.
Bên cạnh các dự án hỗ trợ cho phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, huyện còn có chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt. Trợ giúp pháp lý cho người nghèo, dự án đào tạo cán bộ làm hoạt động XĐGN và các hỗ trợ khác đã trở thành nguồn động viên, trợ giúp to lớn đối với nhân dân. Điều đó, đã tạo được những bước chuyển biến đáng kể, tích cực trong hoạt động giảm nghèo trên địa bàn huyện.
1.5.1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo ở huyện Đại Từ
Đại Từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 30 xã, thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên toàn Huyện là 57.790 ha và 165.302 khẩu, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái,.... Mật độ dân số bình quân 274,65 người/km2. Vị trí địa lý có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của tập đoàn vật nuôi và cây trồng phong phú, lợi thế này thích hợp cho sự phát triển kinh tế nông lâm nghiệp hiện nay của Huyện. Trong những năm qua, huyện đã tập trung trong công tác giảm nghèo, đến nay tỷ lệ hộ nghèo còn 7,3%. Những kinh nghiệm được huyện Đại Từ áp dụng là:
Ban hành các chính sách, chương trình dự án giảm nghèo: Huyện Đại Từ đã thực hiện tốt các chính sách, dự án hỗ trợ người nghèo thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo theo chỉ tiêu, kế hoạch đề ra; gắn phát triển kinh tế với giảm nghèo bền vững và tạo việc làm cho người nghèo. Tiếp tục chăm lo cho người nghèo, thực hiện tốt chính sách bảo trợ xã hội nhằm giảm bớt khó khăn cho hộ nghèo, tạo điều kiện cho họ có cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội…
Đặc biệt, huyện đã tập trung thực hiện khá hiệu quả chính sách cho vay vốn đối với hộ nghèo, mức cho vay bình quân mỗi hộ được vay 12 triệu đồng. Hầu hết các hộ đều sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả; thông qua nguồn vốn vay đã giúp trên 1000 hộ thoát nghèo.
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo: Để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương, UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo và giải quyết việc làm của huyện. Tiến hành điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo một cách công khai, dân chủ, có sự tham gia của người dân.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo điều hành của UBND và phối hợp tham gia của các đoàn thể chính trị - xã hội trong hoạt động giảm nghèo. Các tổ chức chính trị xã hội, nhất là UBMTTQ Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên đã có nhiều hoạt động tích cực, hiệu quả góp phần thúc đẩy thực hiện các chính sách đối với hộ nghèo, người nghèo như các chương trình hỗ trợ giống, cho vay vốn phát triển sản xuất; triển khai các mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất cây trồng, thử nghiệm giống lúa mới, ngô mới,...
Tổ chức các hoạt động giảm nghèo
Hàng năm, huyện đã phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức sản xuất, xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao khoa học công nghệ giúp tăng năng suất, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình. Có thể kể đến một số mô hình, dự án đem lại hiệu quả cao như: Các mô hình trồng lúa lai, cánh đồng một giống, mô hình thâm canh cá tổng hợp….
Để giúp các hộ nghèo có thêm nguồn vốn đầu tư phát triển, huyện Đại Từ đã chỉ đạo các tổ chức hội, đoàn thể tích cực phối hợp với các ngân hàng tín chấp để vay vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ kinh tế cho hộ nghèo, huyện còn quan tâm đến việc dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo bằng cách thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; trong đó, ưu tiên lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số.
Tăng cường hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giảm nghèo, làm cho mọi người hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung các chính sách, nhất là
đối với những người nghèo, coi đó là nhiệm vụ của chính mình để chủ động phấn đấu vươn lên thoát nghèo.
Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp; Mở lớp tập huấn cho các đối tượng là hộ nghèo nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực tiếp cận thị trường.