Nhân tố hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 77)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2 Nhân tố hệ thống pháp luật

Để thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách giảm nghèo, trên cơ sở các chính sách của Nhà nước, Huyện Phú Lương cũng đã ban hành và thực hiện các chỉ thị của tỉnh Thái Nguyên về công tác giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2016-2020. Các chính sách của Nhà nước, của Tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng rất lớn đến kết quả xóa đói giảm nghèo của Huyện. Cụ thể như sau:

“Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2015- 2020, ngày 22/7/2018 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Kết luận số 26- KL/HU về việc thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững huyện Phú Lương, giai đoạn 2018 - 2020. HĐND huyện ban hành Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 18/8/2018 thông qua Chương trình giảm nghèo bền vững huyện Phú Lương, giai đoạn 2018 - 2020.” (UBND Huyện Phú Lương, 2018a). UBND huyện đã ban hành các văn bản để chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện, cơ quan thường trực BCĐ và các cơ quan chuyên môn có liên quan tham mưu kịp thời triển khai các văn bản của cấp trên và có các kế hoạch, chương trình kiểm tra, đôn đốc cụ thể đối với các xã, thị trấn về việc triển khai thực hiện công tác giảm nghèo.

Chỉ đạo triển khai tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2018 - 2020; hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định, đảm bảo an sinh xã hội của huyện.

Bên cạnh việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện, cấp ủy huyện và Lãnh đạo UBND huyện đã thường xuyên quan tâm tới công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo, các chương trình, đề án đã ban hành đối với các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn trong toàn huyện nhằm đánh giá kết quả, những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân trong việc triển khai tổ chức thực hiện, để có các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời.

Việc tổ chức, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo được triển khai đồng bộ thông qua các hội nghị của BCH Đảng bộ, của HĐND, của UBND các cấp từ huyện đến xã và lồng ghép tại các hội

nghị của các Ban ngành đoàn thể, đồng thời chỉ đạo Phòng văn hóa thông tin, Đài truyền thanh truyền hình huyện tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Hiện nay, “Huyện Phú Lương đang triển khai các chương trình, chính sách giảm nghèo như chính sách dạy nghề, Chính sách cấp thẻ BHYT cho người nghèo, người cận nghèo, người DTTS, Chính sách hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh cho người nghèo; Chính sách Giáo dục và Đào tạo; Chương trình hỗ trợ hộ nghèo có khó khăn về nhà ở; Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt; Chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi; Chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận dịch vụ pháp lý; Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo…; Đề án 2037 hỗ trợ đồng bào dân tộc Mông ( NS Địa phương). Bên cạnh đó, Huyện tiếp tục triển khai các dự án thuộc chương trình 135.” (UBND Huyện Phú Lương, 2020)

Nhìn chung, hệ thống chính sách của nhà nước về giảm nghèo ngày càng hoàn thiện song chưa chặt chẽ và đầy đủ. Dẫn đến phát sinh nhiều dự án, chương trình giảm nghèo trên địa bàn không tuân thủ các quy định về quản lý song chưa có chế tài xử lý rõ ràng. Khi tiến hành khảo sát đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giảm nghèo huyện Phú Lương về hệ thống văn bản pháp luật, chính sách giảm nghèo, tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 3.12: Khảo sát về hệ thống văn bản pháp luật về giảm nghèo Nhân tố Câu hỏi 1 2 3 4 5 Trung bình Hệ thống văn bản pháp luật về giảm nghèo Chính sách pháp luật quản lý nhà nước về giảm nghèo ngày càng hoàn thiện

13 19 32 83 98 3,96

Hệ thống văn bản pháp luật quản lý nhà nước về giảm nghèo được ban hành đồng bộ ở tất cả các cấp

39 45 61 55 45 3,09

Chính sách pháp luật quản lý nhà nước về giảm nghèo được điều chỉnh kịp thời, phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn

41 44 59 68 33 3,03

Văn bản pháp luật điều chỉnh công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo cụ thể, rõ ràng định hướng cho việc triển khai các chương trình, dự án giảm nghèo

45 52 57 76 15 2,85

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Hầu hết đội ngũ cán bộ tham gia khảo sát đều cho rằng, chính sách pháp luật quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn Phú Lương nói riêng và cả nước nói chung đang ngày càng hoàn thiện, chặt chẽ hơn. Nội dung khảo sát “Chính sách pháp luật quản lý nhà nước về giảm nghèo ngày càng hoàn thiện” nhận được sự đồng tình của phần lớn đối tượng khảo sát và đạt 3,96 điểm. Tuy nhiên, các nội dung khảo sát còn lại lại không được đánh giá cao, nội dung “Hệ thống văn bản pháp luật quản lý nhà nước về giảm nghèo được ban hành đồng bộ ở tất cả các cấp” chỉ đạt 3,09 điểm; nội dung “Chính sách pháp luật quản lý nhà nước về giảm nghèo được điều chỉnh kịp thời, phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn” đạt 2,02 điểm và nội dung “Văn bản pháp luật điều chỉnh công tác quản lý nhà nước

về giảm nghèo cụ thể, rõ ràng định hướng cho việc triển khai các chương trình, dự án giảm nghèo” đạt số điểm thấp nhất trong chuỗi câu hỏi khảo sát với 2,85 điểm.

Như vậy, hệ thống văn bản quy phạm điều chỉnh công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo còn hạn chế. Trong cơ chế quản lý của Nhà nước còn thiếu các quy định pháp lý có tính hiệu lực cao như: cơ sở pháp lý cho việc hình thành cơ chế kiểm tra giám sát, đánh giá tổng kết quá trình triển khai chương trình, dự án giảm nghèo dẫn đến hiệu quả giảm nghèo không như mong đợi. Các quy định chưa cụ thể, rõ ràng về mối quan hệ ràng buộc giữa các bên trong quá trình triển khai dự án giảm nghèo. Chưa có chế tài về xử lý đối với khoản tiền chênh lệch về chi sai trong các chương trình giảm nghèo; Chế tài xử lý vi phạm với những sai sót phát hiện trong quá trình kiểm tra, kiểm soát cũng chưa được quy định cụ thể. Từ đây khiến hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Lương giảm do thiếu cơ sở và định hướng thực hiện.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w