5. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước vềgiảm nghèo huyện Phú Lương
Cần tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường năng lực của bộ máy hành chính địa phương. Hiện nay hình thức của Bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo huyện Phú Lương là một Ban Chỉ đạo gồm các thành viên kiêm nhiệm lấy từ các cơ quan chức năng của nhà nước có liên quan như Lao động thương binh xã hội, tài chính, kế hoạch đầu tư, nội vụ. Hình thức kiêm nhiệm có ưu điểm tiết kiệm chi phí nuôi bộ máy chỉ đạo và buộc các cơ quan chức năng nhà nước vào cuộc.Nhưng cũng có nhược điểm lớn là thiếu động lực tích cực để thực hiện mục tiêu do kiêm nhiệm quá nhiều việc và có xu hướng coi nhẹ chức trách của mình. Cơ chế kiêm nhiệm và lãnh đạo tập thể không dễ dàng xác định được trách nhiệm các nhân trong thực thi chính sách nên khó khuyến khích các thành viên tích cực.Do đó, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo, huyện Phú Lương cần tổ chức bộ máy giảm nghèo bền vững chuyên trách, coi đó là một bộ phận phát triển kinh tế chứ không phải mang tính trào lưu như hiện nay. Theo đó, cần thiết lập hệ thống tổ chức chịu trách nhiệm về công tác giảm nghèo cụ thể là: hình thành ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp, chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, giám sát và xét duyệt các công tác trong lĩnh vực giảm nghèo. Tác giả đề xuất với tại cấp huyện và cấp xã trên địa bàn huyện Phú Lương như sau:
* Đối với cấp huyện
UBND huyện Phú Lương cần thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện dựa trên thành phần của tỉnh nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để hoạt động hiệu quả. Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện cần tham mưu giúp UBND huyện ban hành các chính sách, kế hoạch giảm nghèo theo tình hình của huyện. Trưởng Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm chung trong công tác giảm
nghèo bền vững của ban chỉ đạo, Phó Trưởng ban thường trực theo dõi thực hiện, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chương trình theo mục tiêu của huyện, các thành viên là ngành chuyên môn phối hợp tổ chức để thực hiện các công việc theo chức năng ngành mình quản lý. Có chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở; tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ cơ sở cấp xã về kiến thức quản lý kinh tế - xã hội; xây dựng và quản lý chương trình dự án; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.
Thực hiện luân chuyển cán bộ cấp huyện về xã đảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ chốt để tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đối với các địa bàn nghèo, khó khăn. Quy hoạch đội ngũ thanh niên trẻ, khỏe, có năng lực, tâm huyết với công việc, có trình độ đưa đi đào tạo, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và cán bộ làm công tác giảm nghèo bền vững cấp xã.
* Đối với cấp xã
Chủ trương, chính sách và nguồn lực của Nhà nước hỗ trợ nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo đều được thực hiện đến đối tượng người nghèo, hộ nghèo và xã nghèo, hay nói cách khác đều được thực hiện ở cơ sở xã/thị trấn và tổ chức- người làm cầu nối để truyền tải chủ trương, chính sách, nguồn lực đến được người nghèo không ai khác-đó chính là Ban Chỉ đạo giảm nghèo và cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã.
Trước hết, Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp xã được xác định tham mưu Đảng ủy, HĐND, UBND cấp xã tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn xã, như vậy ở đây cần phải quán triệt vấn đề về nhiệm vụ của họ như sau: Về mặt tư tưởng, nhận thức, giảm nghèo là nhiệm vụ, là trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở nên mục tiêu giảm nghèo bền vững phải được thể hiện xuyên suốt trong nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn cũng như hàng năm.
Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp xã có những nhiệm vụ chủ yếu, bao gồm: Xác định đối tượng hộ nghèo trên địa bàn thông qua tổ chức khảo sát hộ nghèo theo hướng dẫn của ban chỉ đạo giảm nghèo cấp trên; Xây dựng mục tiêu, biện pháp, giải pháp giảm nghèo bền vững của địa phương, kế hoạch huy động nguồn lực và phân công trách nhiệm từng thành viên trong việc chỉ đạo, giúp đỡ xã, hộ nghèo (thông
qua xây dựng chương trình giảm nghèo định kỳ hằng năm); Xây dựng mục tiêu, biện pháp giảm nghèo bền vững hàng năm; Tổ chức thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo bền vững trên địa bàn đến đúng đối tượng; Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, tăng cường sự tham gia của người dân, của chính người nghèo trong quá trình tổ chức thực hiện; Xây dựng các mô hình, điển hình giảm nghèo bền vững phù hợp với điều kiện,đặc điểm của địa phương; Hàng năm, tổ chức rà soát biến động hộ nghèo trên địa bàn theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững cấp trên, đề nghị công nhận hộ thoát nghèo, hộ nghèo mới; Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện chương trình cho Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp trên; Phát hiện, đề nghị khen thưởng những gương điển hình (tập thể, cá nhân) trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Với những nhiệm vụ và công việc khá nặng nề nêu trên, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp xã cần phải quán triệt về cách thức làm việc cụ thể như sau: Phân công trách nhiệm cụ thể cho trưởng ban, phó ban và từng thành viên trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình. Định kỳ hàng tháng, tổ chức họp giao ban, đánh giá những việc đã làm được, những nhiệm vụ cần đặt ra trong tháng tiếp theo. Thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo xã cần được truyền đạt kịp thời, đầy đủ các chủ trương, giải pháp và chỉ đạo giảm nghèo bền vững của cấp trên thông qua cuộc họp hoặc bằng văn bản.