TỔNG QUAN VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẮK LẮK 1 Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TOÁN vốn ODA tại KHO bạc NHÀ nước đắk lắk (Trang 33 - 35)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Sự ra đời và phát triển của hệ thống Kho bạc Nhà nước gắn liền với sự ra đời của công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển của đất nước. Những năm cuối của thập kỷ 90, công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đất nước đã diễn ra một cách sâu sắc và toàn diện. Để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới, cơ chế quản lý tài chính tiền tệ đã có sự thay đổi, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Tài chính và Ngân hàng. Hệ thống Ngân hàng được tổ chức lại thành 02 cấp: Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, các Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng. Nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN được chuyển từ Ngân hàng Nhà nước sang Bộ Tài chính để hệ thống Tài chính trực tiếp thực hiện chức năng quản lý và điều hành quỹ NSNN.

Cùng với sự ra đời và phát triển của toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước Đắk Lắk được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1990 theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính; Quyết định số 185/TC/QĐ/TCCB ngày 21/03/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập Chi cục Kho bạc Nhà nước trực thuộc Cục Kho bạc Nhà nước.

Từ thực tế 05 năm hoạt động và phát triển để tiếp tục khẳng định vai trò vị trí của Kho bạc Nhà nước trong nền kinh tế, đồng thời tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho Kho bạc Nhà nước hoạt động, ngày 05/4/1995 Chính

phủ đã ban hành Nghị định số 25/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Thực hiện Nghị định số 145/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ về tổ chức lại Tổng cục Đầu tư phát triển thuộc Bộ Tài chính và Quyết định số 145/1999/QĐ/TC ngày 26/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy thanh toán vốn đầu tư thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước. Kể từ ngày 01/01/2000, hệ thống Kho bạc Nhà nước được giao thêm nhiệm vụ: kiểm soát thanh toán, kế toán, quyết toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN các cấp.

Hiện nay, hệ thống Kho bạc Nhà nước Đắk Lắk hoạt động theo Quyết định 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính; Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước cũng như các Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc được thay đổi cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Qua 29 năm (1990-2019) xây dựng và phát triển, hệ thống Kho bạc Nhà nước Đắk Lắk không chỉ thay đổi về diện mạo bên ngoài mà còn thay đổi về hiệu quả chất lượng hoạt động trong công tác. Từ khi mới thành lập chỉ có 116 CBCC được điều động từ các ngành khác đến, gồm 15 KBNN cấp huyện và 04 phòng chức năng tại KBNN tỉnh, cả hệ thống KBNN tỉnh chỉ có hơn 600 đơn vị giao dịch, với hơn 450 dự án đầu tư XDCB, quy mô hoạt động hàng năm chỉ ở mức 750 tỷ đồng.

Hiện nay, toàn hệ thống KBNN Đắk Lắk có 258 CBCC, 15 KBNN trực thuộc (gồm: 01 KBNN thành phố, 01 KBNN thị xã và 13 KBNN cấp huyện)

và 07 phòng chức năng; Giao dịch với khoảng 4.500 đơn vị khách hàng, gần 6.100 tài khoản; hơn 17.000 dự án đầu tư XDCB, quy mô hoạt động mỗi năm đạt 42.000 tỷ đồng. So với những năm đầu mới thành lập quy mô hoạt động tăng 56 lần, số tài khoản đăng ký hoạt động tăng 45 lần, số dự án đầu tư XDCB tăng 38 lần.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TOÁN vốn ODA tại KHO bạc NHÀ nước đắk lắk (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w