3. Trình trưởng phòng kiểm tra hồ sơ
3.1.1. Phương hướng hoàn thiện công tác thanh toán vốn ODA tại kho bạc nhà nước Đắk Lắk
ODA TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẮK LẮK
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOÀN THIỆN CÔNG TÁCTHANH TOÁN VỐN ODA TẠI KBNN ĐẮK LẮK THANH TOÁN VỐN ODA TẠI KBNN ĐẮK LẮK
3.1.1. Phương hướng hoàn thiện công tác thanh toán vốn ODA tại khobạc nhà nước Đắk Lắk bạc nhà nước Đắk Lắk
Định hướng chiến lược phát triển KBNN trong giai đoạn 2020-2025 là xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở và yêu cầu lấy công nghệ làm nền tảng, hướng tới khách hàng. Thực hiện ba nội dung cụ thể, đó là: cải cách về thể chế và cơ chế quản lý, điều hành; cải cách về quy trình nghiệp vụ và thủ tục hành chính; hoàn thiện tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng của ngành. Đến 2025 các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành kho bạc điện tử.
Để có thể thực hiện định hướng phát triển như trên, KBNN Đắk Lắk cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
Thứ nhất, hoàn thiện công tác thanh toán vốn ODA phải theo hướng hiện đại và góp phần thực hiện cải cách hành chính của Nhà nước, đảm bảo tính đồng bộ và nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội. Trước hết, phải có tính đồng bộ trong cơ chế chính sách, mọi thể chế, quy định phải minh bạch rõ ràng, dễ hiểu, công khai, tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện thống nhất (tránh chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định).
Thứ hai, hoàn thiện các căn cứ pháp lý trong thanh toán vốn ODA. Đảm bảo các căn cứ pháp lý cụ thể, rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi để CĐT và các đơn vị thực hiện, cũng như dễ dàng cho KBNN trong việc quản lý thanh toán.
Một mặt, đảm bảo thủ tục trong thanh toán vốn đơn giản, gọn nhẹ song vẫn đảm bảo mục tiêu chặt chẽ, an toàn trước khi đồng vốn ra khỏi quỹ NSNN. Mặt khác, tạo cơ sở pháp lý để KBNN làm căn cứ quản lý thanh toán một cách khoa học.
Thứ ba, hoàn thiện quy trình thanh toán vốn ODA. Quy trình thanh toán cần giảm thiểu các khâu trung gian từ khâu tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ đến khâu kiểm soát thanh toán cho đơn vị thụ hưởng. Tuy nhiên, việc hoàn thiện này vẫn phải đảm bảo kiểm soát thanh toán chặt chẽ nguồn vốn..
Thứ tư, có cơ chế đào tạo, bồi dưỡng phù hợp để nâng cao trình độ nghiệp vụ, nhất là đạo tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về lĩnh vực đầu tư XDCB cho cán bộ làm nhiệm vụ thanh toán vốn. Có kế hoạch cụ thể hàng năm đưa cán bộ làm công tác thanh toán vốn đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về đầu tư XDCB. Mặt khác, phải có chính sách đãi ngộ về vật chất, tinh thần đối với cán bộ làm trong lĩnh vực này để họ tận tâm, yêu ngành, yêu nghề hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.