Tăng cường phối hợp với cơ quan liên quan

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TOÁN vốn ODA tại KHO bạc NHÀ nước đắk lắk (Trang 76 - 78)

3. Trình trưởng phòng kiểm tra hồ sơ

3.2.2.3. Tăng cường phối hợp với cơ quan liên quan

Phối hợp với cơ quan ngoài ngành mà cầu nối quan trọng nhất là trao đổi thông tin giữa KBNN với các sở, ban, ngành trong tỉnh. Điều này yêu cầu KBNN Đăk Lắk phải nâng cao chất lượng thông tin với độ chính xác và tính kịp thời cao, nhằm phối hợp và xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh đồng thời tranh thủ ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo để có giải pháp tháo gỡ kịp thời, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

a. Với Sở kế hoạch và đầu tư

Hiện nay trong công tác thanh toán vốn ODA, do nhu cầu vốn không đáp ứng đủ, mặt khác việc tính toán xác định sự cần thiết và hiệu quả của dự án chưa thật khách quan và khoa học nên việc phân bổ vốn dễ mang tính chủ quan. Để khắc phục hạn chế này yêu cầu đặt ra là Sở Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp chặt chẽ với KBNN Đăk Lắk làm tốt công tác phân bổ kế hoạch vốn bảo đảm yêu cầu cao về tính công khai, minh bạch và công bằng. Mặt

khác phải kết hợp lồng ghép nhiều chương trình dự án, nhiều nguồn vốn để không trùng hoặc bỏ sót, có quan điểm rõ ràng về chống phân bổ dàn trải, khắc phục tình trạng điều chuyển kế hoạch vốn tràn lan. Kiên quyết xóa cơ chế bao cấp xin cho và bao cấp trá hình, xây dựng điều kiện phân bổ vốn bằng cách xác định nguyên tắc, tiêu chí, mức độ phù hợp của dự án và khả năng ngân sách. Làm tốt khâu phân bổ vốn có ý nghĩa quan trọng trong công tác thanh toán nhất là thời điểm cuối năm ngân sách.

b. Với Sở tài chính

Trong công tác quyết toán vốn công trình hoàn thành và tất toán tài khoản, cơ quan tài chính cần phối hợp với KBNN và CĐT về việc cung cấp danh sách công trình, dự án hoàn thành trong năm (theo từng tháng) để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch thẩm tra và phê duyệt quyết toán dự án, công trình hoàn thành được kịp thời. Căn cứ vào thời gian quy định, cơ quan Tài chính theo dõi nếu quá hạn thì làm công văn nhắc nhở mỗi tháng một lần. Sau 3 lần nhắc nhở mà CĐT không hoàn thành thì CĐT (BQLDA) và cơ quan tài chính phải báo cáo cấp quyết định đầu tư xin ý kiến chỉ đạo.

Sau khi có văn bản đôn đốc nhắc nhở cần có hướng xử lý trách nhiệm rõ ràng, nghiêm khắc theo từng mức độ sau:

- Được gia hạn thêm thời gian cụ thể nếu có lý do khách quan.

- Phê bình nghiêm khắc và yêu cầu CĐT thực hiện xong trách nhiệm (thu hồi tạm ứng, nộp tiền sử dụng sai vào NSNN, quyết toán) trước khi giao việc tiếp theo.

- Giảm trừ kế hoạch vốn năm tiếp theo vì không hoàn thành nhiệm vụ.

c. Với chủ đầu tư

Một kênh phối hợp quan trọng góp phần thanh toán tốt vốn đầu tư ODA là quan hệ với CĐT. CĐT vừa với tư cách là đối tượng quản lý thanh toán vốn, vừa là khách hang được phục vụ nên luôn đặt ra nhiều yêu cầu về phối

hợp. Biện pháp tăng cường là phải thường xuyên cập nhật chế độ, chính sách (tập huấn, công văn, hướng dẫn…) cho CĐT để họ thực hiện đúng. Mặt khác, yêu cầu CĐT báo cáo đầy đủ và làm tốt các hồ sơ thanh toán. Ngược lại, CĐT có quyền yêu cầu kho bạc về chất lượng phục vụ, đánh giá cụ thể các tác nghiệp và ứng sử của KBNN nơi mình giao dịch. Đây là mối quan hệ biện chứng cần phát huy để đạt được sự hoàn thiện trong thanh toán vốn ODA.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TOÁN vốn ODA tại KHO bạc NHÀ nước đắk lắk (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w