viễn thông
Cơ chế thị trường mở ra là động lực rất lớn thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, nó tạo ra sự năng động trong suy nghĩ, hành động trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các thuộc tính của kinh tế thị trường như: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị ... tác động vào nền kinh tế khiến các doanh nghiệp gặp phải không ít những khó khăn trong đó có các doanh nghiệp Viễn thông.
Từ những đặc điểm của dịch vụ viễn thông, bản thân dịch vụ viễn thông không phải là các sản phầm hữu hình, quá trình cung cấp dịch vụ, sản phẩm tới khách hàng qua nhiều bước, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố do đó cần nhiều bộ phận tổ chức (quản lý, kinh doanh, kỹ thuật, giám sát, điều hành ..) để quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực Viễn thông dẫn tới cơ cấu lao động phức tạp, cần phải có một quy chế phân phối tiền lương bao trùm được việc trả lương cho người lao động, vừa đảm bảo công bằng, minh bạch gắn với vị trí công việc và với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Viễn thông. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy sự biến động, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt thì mỗi doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc phát triển theo chiều rộng mà còn cần tập trung phát triển theo chiều sâu. Công tác tổ chức tiền lương là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp hiện nay cần quan tâm đầu tư theo chiều sâu, bởi vì xét trên góc độ là người lao động thì tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu để tái sản xuất sức lao động và một phần tích luỹ,
còn trên góc độ doanh nghiệp thì tiền lương là yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Do đó người lao động thì muốn được trả lương cao còn doanh nghiệp thì lại muốn trả lương thấp. Việc xây dựng các hình thức trả lương phù hợp thoả mãn cả hai bên (người lao động và doanh nghiệp) trở thành vấn đề ngày càng được quan tâm nhất trong doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy việc tính toán xác định hình thức trả lương trong các doanh nghiệp Viễn thông cũng như các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay còn nhiều thiếu xót, bất cập dẫn đến sự bất hợp lý trong công tác trả lương trong các doanh nghiệp, chỗ thì trả cao hơn thực tế chỗ thì trả lương thấp hơn thực tế gây ra tâm lý xáo trộn cho người lao động và không những không tăng được năng suất lao động mà còn đội giá thành sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra sự lãng phí không hiệu quả.
Đối với Ban Khách hàng Tổ chức-Doanh nghiệp, việc phân phối tiền lương được thực hiện dựa theo hệ số mức độ phức tạp và mức độ hoàn thành công việc. Tuy nhiên trong thực tế, việc đánh giá chưa thực sự sâu sát dẫn đến tiền lương và thu nhập chưa thực sự gắn chặt với năng suất, hiệu quả kinh tế, kết quả SXKD, tiền lương chưa trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy người lao động nâng cao năng suất lao động, phát huy hết tài năng và cống hiến. Mặt khác, việc áp dụng một hệ số chung cho các chức danh công việc khác nhau, không có độ giãn cách, vì vậy không khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động.… Từ những thực trạng đó đòi hỏi cần có sự đổi mới, hoàn thiện công tác phân phối tiền lương tại Ban Khách hàng Tổ chức-Doanh nghiệp.
Kết luận chương 1
Chương 1 của luận văn này đã trình bày một số vấn đề chung về tiền lương và phân phối tiền lương trong doanh nghiệp, đồng thời hiểu rõ hơn, sâu hơn về doanh nghiệp viễn thông và những vấn đề phân phối tiền lương mà doanh nghiệp đang gặp phải. Chương 1 cũng chính là cơ sở để so sánh, đối chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn ở những chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG
TẠI BAN KHÁCH HÀNG TỔ CHỨC - DOANH NGHIỆP- VNPT VINAPHONE
Từ những lý luận chung ở chương 1, chương 2 sẽ giới thiệu khái quát về Ban Khách hàng Tổ chức- Doanh nghiệp-VNPT VinaPhone và đi sâu vào phân tích thực trạng phân phối tiền lương tại Ban Khách hàng tổ chức doanh nghiệp-VNPT VinaPhone. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng này.