5. Cấu trúc đề tài
1.2.1 Tình hình phát triển dịch vụ truyền hình tại Việt Nam
Tính đến hết năm 2016, số thuê bao sửdụng dịch vụtruyền hình tại Việt Nam đạt 12,5 triệu thuê bao. Doanh thu truyền hình năm 2016 đạt 12.000 tỷ đồng.
Theo thống kê của Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, tính đến nay có 15 nhà cung cấp dịch vụtruyền hình tại Việt Nam được cấp giấy phép, trong khi tính đến cuối năm 2016 con số này đã lên 30 doanh nghiệp. Như vậy, số doanh nghiệp tham gia vào thị trường truyền hình đã giảm một nửa. Những gương mặt “lão làng” trong lĩnh vực truyền hình như VTVcab, SCTV, FPT, AVG, VTC, HTVC, VNPT, Viettel, K+…
Để có thể tham gia vào thị trường này một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải bốtrí nguồn vốn lớn để đầu tư cơ sở hạtầng, xây dựng bộphận marketing, mua bản quyền, khấu hao… Điều này khiến cho lợi nhuận từ cạnh tranh trong thị trường không cao. Cuộc cạnh tranh vềgiá cũng khiến các thuê bao nhảy mạng, hoặc bỏ mạng để đăng ký sang dịch vụ mạng khác, khiến cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Theo Asia Plus, người trẻ có xu hướng dành nhiều thời gian hơn để xem các video online như Youtube, zing TV, Nhaccuatui.com,… Thống kê cho thấy, có tới 45% người trảlời cuộc khảo sát cho biết, họ xem ti vi ít hơn cách đây hơn một năm. Trung bình mỗi ngày, người Việt Nam dành ra đến 134 phút để lướt Internet trên máy tính, 103 phút lướt web trên điện thoại di động và chỉ dành 91 phút đểxem ti vi.
Việt Nam dẫn đầu xu hướng xem video trực tuyến, mỗi tuần với 92% người được hỏi nói rằng, họ xem video trực tuyến hàng tuần. Điện thoại thông minh và máy tính là hai thiết bị được sửdụng nhiều nhất để xem. Những thể loại yêu thích của người Việt luôn là các nội dung như phim ảnh, ca nhạc, phim truyền hình nước ngoài, chương trình thực tế, thời sự… Tính đa dạng, sinh động và hấp dẫn của các
video trực tuyến là một điểm mạnh mà các mạng xã hội mang lại khiến cho người dùng ngày càng gắn kết.
Đểphù hợp với xu thế hiện nay, các đài truyền hình trong nước cần phải sáng tạo hơn vềmặt nội dung, tạo ra các chương trình hấp dẫn hơn đối với khán giả, nhất là giới trẻ. Một số đài như K+, FPT Telecom,… cũng bắt đầu đầu tư vào các sản phẩm truyền hình trực tuyến, dựa trên nền tảng internet để người dùng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận. Mức phí của gói tivi trực tuyến này cũng gần tương đương với các gói dịch vụtruyền hình truyền thống mà các đài này cung cấp.