Cơ sở lí luận về kiểm toán BCTC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định do công ty tnhh kiểm toán và kế toán aac thực hiện (Trang 25 - 29)

6. Kết cấu đề tài

1.2 Cơ sở lí luận về kiểm toán BCTC

1.2.1. Khái niệm kiểm toán BCTC

Theo Giáo trình Kiểm toán tập 1 (2014) củaTrường Đại họcKinh tếTP. HồChí Minh:

Kiểm toán báo cáo tài chính là cuộc kiểm tra để đưa raý kiến nhận xét vềsựtrình bày trung thực và hợp lí của BCTC của một đơn vị

Kết quảcủa kiểm toán tài chính có thểphục vụ cho đơn vị, các bên thứba (Ngân hàng, Nhà đầu tư,…), các cơ quan nhà nước (Cơ quan thuế,….)

1.2.2. Mục tiêu kiểm toán BCTC

Theo Giáo trình Kiểm toán tập 1 năm 2014 của Trường Đại họcKinh tế TP. Hồ Chí Minh:

Để có thể đưa ra ý kiến trên BCKT, kiểm toán viên cần thực hiện các thủ tục kiểm

toán để đảm bảo một cách hợp lí rằng BCTC không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn gây ra, đây chính là mục tiêu đầu tiên của Kiểm toán BCTC.

Ngoài ra, KTV phải cung cấp thông tin vềcác phát hiện của mình cho BGĐ, ban quản trịcủa đơn vị được kiểm toán.

1.2.3. Quy trình kiểm toán BCTC

1.2.3.1. Giai đoạn chuẩn bịkiểm toán

Theo Giáo trình Kiểm toán tập 1 năm 2014 của Trường Đại họcKinh tế TP. Hồ Chí Minh:

Giaiđoạn chuẩn bịkiểm toán bao gồm:

Tiền kếhoạch là quá trình kiểm toán viên tiếp cận KH đểthu thập những thông tin cần thiết nhằm giúp cho họhiểu vềcác nhu cầu của KH, đánhgiá khả năng phục vụ KH,… Trên cơ sở đó, hai bên sẽkí hợp đồng kiểm toán hoặcthư hẹn kiểm toán.

Lập kếhoạch kiểm toán bao gồm việc thu thập thông tin về đặc điểm hoạt động kinh doanh, tìm hiểu về hệ thống KSNB, xác lập mức trọng yếu, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính để lập chiến lược và kế hoạch kiểm toán, nhờ đó sẽ

nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quảcủa cuộc kiểm toán.

1.2.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Theo Giáo trình Kiểm toán tập 1 năm 2014 của Trường Đại họcKinh tế TP. Hồ Chí Minh:

Giai đoạn thực hiện kiểm toán là thực hiện kếhoạch kiểm toán đểthu thập những bằng chứng kiểm toán đầy đủvà thích hợp nhằm làm cơ soửcho ý kiến nhận xét của KTV.

Trong giai đoạn này, KTV sẽthực hiện thủtục đánh giá rủi ro và các thủtục kiểm toán tiếp theo (thủtục bổsung). Thủtục kiểm toán tiếp theo bao gồm:

Thửnghiệm kiểm soát (kiểm tra hệthống KSNB) là loại thửnghiệm đểthu thập bằng chứng vềtính hữu hiệu của hệthống KSNB. Thí dụ, kiểm toán viên có thểchọn mẫu

các hóa đơn bán hàng đểkiểm tra sựxét duyệt của người có thẩm quyền. kết quả của thửnghiệm là bằng chứng để KTV điều chỉnh những thửnghiệm cơ bản.

Thử nghiệm cơ bản bao gồm các thủ tục để thu thập bằng chứng nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu trong BCTC. Có hai loại thử nghiệm cơ bản là thủ tục phân tích cơ

bản và thửnghiệm chi tiết.

Trong thủ tục phân tích cơ bản, KTV so sánh các thông tin và nghiên cứu các xu

hướng để phát hiện các biến động bất thường, ví dụ việc so sánh số dư cuối kì và đầu

kì của các khoản phải thu, hoặc tính vòng quay nợphải thu có thểtiết lộcho KTV biết vềkhả năng có sai sót trọng yếu trong số dư nợphải thu cuối kì.

Còn khi thực hiện thửnghiệm chi tiết (kiểm tra chi tiết), KTV đi sâu vào việc kiểm tra các số dư hoặc nghiệp vụ bằng các phương pháp thích hợp, chẳng hạn gửi thư xác

nhận các khoản nợ phải trảnhà cung cấp, chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho,…

1.2.3.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán

Theo Giáo trình Kiểm toán tập 1 năm 2014 của Trường Đại họcKinh tế TP. Hồ Chí Minh:

Hoàn thành kiểm toán là giai đoạn tổng hợp và rà soát lại vềnhững bằng chứng đã thu thập được để KTV hình thành ý kiến nhận xét trên báo cáo kiểm toán. Tùy theo sự đánh giá vềmức độtrung thực và hợp lý của BCTC mà KTV sẽphát hành loại báo cáo kiểm toán tương ứng.

- Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần: Ý kiến này được đưa ra khi kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng, báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Doanh nghiệp, hàm ý là tất cả các nguyên tắc kế toán và tác động đã được xem xét, đánh giá một

cách đầy đủ.

- Ý kiến kiểm toán ngoại trừ: Ý kiến này được đưa ra dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻhay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa

đối với báo cáo tài chính; hoặc kiểm toán viên không thểthu thập được đầy đủ

bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng

kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thểlà trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính.

- Ý kiến kiểm toán trái ngược: Kiểm toán viên phải trình bày “ý kiến kiểm toán

trái ngược” khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại,

- Ý kiến từ chối: Ý kiến từ chối được đưa ra trong trường hợp có giới hạn quan trọng tới phạm vi kiểm toán hoặc là thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục; tới mức mà kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán đểcó thểcho ý kiến vềbáo cáo tài chính.

1.3. Cơ sở lí luận về kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán BCTC

1.3.1. Mục tiêu kiểm toán

 Đối với TSCĐ

Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán TSCĐ

Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu

Hiện hữu TSCĐ thể hiện trên BCTC là có thật

Quyền và nghĩa vụ TSCĐ thể hiện trên BCTC thuộc quyền sởhữu và kiểm soát cúa

đơn vị Đánh giá và phân

bổ

TSCĐ thể hiện trên BCTC và những điều chỉnh liên quan đến

đánh giá và phân bổ được ghi nhận phù hợp với chuẩn mực kế

toán hiện hành

Chính xác Sốliệu chi tiết của tài khoản TSCĐ khớp đúng với số dư trên sổ

cái, các phép tính liên quan đến tài khoản TSCĐ đều chính xác vềmặt sốhọc

Trình bày và khai báo

TSCĐ được trình bày và khai báo là có thật, thuộc về đơn vị, đầy

đủ, diễn đạt dễhiểu và phân loại đúng

(Nguồn giáo trình kiểm toán tập 2(2014) -Trường Đại học Kinh tếHồChí Minh)

 Đối với chi phí khấu hao và hao mòn TSCĐ

Đối với chi phí khấu hao, mục tiêu của kiểm toán chủ yếu là xem xét sự đúng đắn trong việc xác định mức khấu hao và phân bổ cho các đối tượng có liên quan, điều này

phụ thuộc vào phương pháp khấu hao, cũng như các dữ liệu làm cơ sở cho việc tính toán và tiêu thức phân bổchi phí khấu hao.

Đối với giá trị hao mòn lũy kế, mục tiêu của kiểm toán là xem xét việc ghi nhận đầy

đủ và đúng đắn giá trị hao mòn lũy kế tăng lên do khấu hao, giá trị hao mòn lũy kế

giảm đi do thanh lý, nhượng bán TSCĐ cũng như việc phản ánh chính xác vào từng

đối tượng TSCĐ cụthể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định do công ty tnhh kiểm toán và kế toán aac thực hiện (Trang 25 - 29)