Thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định do công ty tnhh kiểm toán và kế toán aac thực hiện (Trang 68 - 98)

6. Kết cấu đề tài

2.2.2.Thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ

Các thành viên đoàn kiểm toán phải ghi chép đầy đủ tất cả các công việc đã làm trên giấy làm việc để làm cơ sở đưa ra ý kiến kết luận cho các mục tiêu của phần hành mà mìnhđảm nhận, các ý kiến sẽ được ghi lại ở phần kết luận của GLV chi tiết. Kết luận

đưa ra phải có căn cứ, dẫn chứng cụthểvà sẽ được tổng hợp lại ở phần kết luận của

chương trình kiểm toán của phần hành/ khoản mục kèm teo tham chiếu đến giấy tờ

làm việc chi tiết đó. Trong giai đoạn này thì đoàn kiểm toán phải lưu trữ lại những bằng chứng quan trọng chứng minh cho việc đưa ra ý kiến của mình và lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán.

Công việc được tiến hành ở giai đoạn này bao gồm việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thực hiện các thửnghiệm cơ bản.

- Thử nghiệm kiểm soát được tiến hành nhằm thu thập bằng chứng về: thiết kế

các thủtục kiểm soát của KH là thích hợp để ngăn ngừa, phát hiện các sai phạm trọng yếu trên BCTC; hoạt động kiểm soát được triển khai trong thực tế đúng

với yêu cầu của thiết kế thủ tục kiểm soát. Chu trình nào được thực hiện thử

nghiệm kiểm soát được quyết định ở nội dung đánh giá hệ thống KSNB theo từng chu trình trong giaiđoạn lập kếhoạch kiểm toán.

- Thử nghiệm cơ bản được thực hiện nhằm đạt được bằng chứng kiểm toán có hiệu lực về một hay nhiều cơ sở dẫn liệu BCTC. Cơ sở dẫn liệu BCTC bao gồm: hiện hữu, phát sinh, quyền và nghĩa vụ, đầy đủ, chính xác, trình bày và khai báo.

 Thửnghiệm kiểm soát đối với TSCĐ

Sau khi đã có những đánh giá sơ bộvềhệthống KSNB, nếu đánh giá đó là tốt thì KTV sẽtiến hành thửnghiệm kiểm soát ngược lại thì tiến hành thửnghiệm cơ bản. Thực tế

các KTV thực hiện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm kết hợp với phỏng vấn, ít được thực hiện trên hồ sơ làmviệc của KTV.

Minh ha ti Công ty CP ABC:

Bảng 2.7. Bảng câu hỏi về KSNB đối với TSCĐ Câu hỏi Trảlời Mô tả/ ghi chú N/A Có Không Yếu kém Quan trọng Thứ yếu

Người chuẩn y mua sắm, thanh

lý TSCĐ có khác người ghi sổ

không?

x x

DN có lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho việc mua sắm không?

x x

DN có thường xuyên đối chiếu sổchi tiết với sổcái không?

x x

Chênh lệch giữa giá dựtoán với giá thực tế có được xét duyệt và phê chuẩn không?

x

Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ

có thành lập hội đồng theo quy

định không?

x x

Có chính sách phân biệt giữa

các chi phí để tăng nguyên giá

x x

TSCĐ với chi phí trong niên độ

không?

Có TS nào bị thất thoát hay không sửdụng không?

x

Có TS nào mua mà không được

phê chuẩn hay không?

x

TSCĐ có được ghi nhận ngay khi nhận được chứng từ hay không?

x x

Định kì có kiểm kê hay không? x x Định kì

6 tháng

Có lập báo cáo định kì về TSCĐ

sửdụng hay không?

x x Hàng

quý

(Nguồn Hồ sơ kiểm toán công ty AAC - KH Công ty CP ABC)

KTV tiến hành kiểm tra 100% các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ bằng các thủ tục khác:

- Kiểm tra chứng từ, sựluân chuyển chứng từvà dấu hiệu của KSNB; - Kiểm tra tính đầy đủcủa các chứng từ liên quan đến TSCĐ;

- Kiểm tra dấu hiệu phê duyệt;

- Kiểm tra tính kịp thời và đầy đủ của việc ghi chép;

- Kiểm tra hệthống tài khoản và sựphân loại sổsách kếtoán;

- Xác định thời gian tính KH đối với các TSCĐ, đối chiếu với quy định của đơn

vị

Qua kiểm tra cho thấy có sự phê duyệt đầy đủ của lãnh đạo công ty, cụ thể phiếu yêu cầu mua sắm TSCĐ, quyết định thanh lý/ nhượng bán TSCĐ.

KTV nhận thấy TSCĐ chiếm một tỷtrọng lớn trong tổng tài tài sản dài hạn cũng như

trong toàn bộ cơ cấu tài sản của công ty CP ABC. Do đó, TSCĐ là một khoản mục trọng yếu. Chính vì vậy đểcó một kết luận chính xác và đảm bảo mức rủi ro kiểm toán

ởmức thấp nhất, KTV thực hiện đầy đủcác thửnghiệm cơ bản.  Thửnghiệm cơ bản

Các thủtục kiểm toán được trình bàyở giấy làm việc D730.

KTV xây dựng chương trình kiểm toán TSCĐ để tổng hợp các rủi ro có sai sót trọng yếu. KTV tiến hành các thủtục kiểm tra chi tiết, từ đó đưa ra kết luận.

Minh ha ti Công ty CP ABC:

Mục tiêu: TSCĐ hữu hình TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, BĐS đầu tư là có thực; thuộc quyền sở hữu của DN; nguyên giá và khấu hao được ghi nhận chính xác, đúng niên độ, phù hợp; và trình bày trên BCTC phù hợp với khuôn khổ vềlập và trình bày

BCTC được áp dụng.

Rủi ro sai sót khoản mục: Kiểm toán viên nhận định việc BĐS đầu tư cuối năm 2018

biến động giảm tương đối so với số dư cuối năm 2017 do trong năm 2018 Công ty

chuyển nhượng QSD đất là rủi ro trọng yếu. Thủtục kiểm toán được KTV thực hiện là kiểm tra quyết định chuyển nhượng của HĐQT, các hồ sơ chuyển nhượng (hợp đồng,

hóa đơn); tài khoản hạch toán đối ứng với thu nhập và giá vốn của QSD đất được chuyển nhượng.

Thủ tục kiểm tra chi tiết: KTV đưa ra những rủi ro có thể xảy ra đối với khoản mục

TSCĐ và xác định cơ sởdẫn liệu liên quan đến rủi ro. Đánh giá mức độrủi ro và từ đó đưa ra các thủtục kiểm tra chi tiết.

Kết luận: Qua quá trình kiểm toán, KTV phát hiện Công ty thanh lý TSCĐ nhưng chưa có đầy đủ hồ sơ thanh lý theo quy định tại Điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC cụ

thể: mới có Quyết định thanh lý TSCĐ của TGĐ, chưa có Hội đồng thanh lý TSCĐ,

Biên bản thanh lý TSCĐ.

Đềnghị Công ty bổsung hồ sơ.

Thủ tục chung

Thủ tục chung được tiến hành để kiểm tra tính nhất quán về áp dụng chính sách kế

toán với năm trước, kiểm tra tính phù hợp với khuôn khổlập và trình bày BCTCđược áp dụng, kiểm tra đối chiếu sốliệu giữa sổchi tiết, sổ tổng hợp, BCTC doanh nghiệp lập và giấy tờ làm việc của KTV năm trước.

Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng (GLV D741)

Chính sách kế toán đã được KTV tìm hiểu ở giấy làm việc A310 – tìm hiểu khách

hàng và môi tường hoạt động. Tuy nhiên, đó chỉ là tìm hiểu ban đầu của KTV. Để

kiểm tra thực tế tình hình áp dụng các chính sách kế toán, KTV thực hiện phỏng vấn kế toán TSCĐ về các chính sách áp dụng dụng như: nguyên tắc ghi nhận nguyên giá

TSCĐ, thời điểm trích khấu hao, thời điểm ngừng trích khấu hao,…

Đây là thủ tục đầu tiên nhưng rất quan trọng bởi vì nếu doanh nghiệp không áp dụng các nguyên tắc kế toán nhất quán với năm trước, các thông tin tài chính không thể so

sánh được giữa các năm và giữa các DN với nhau. Bất cứnhững thay đổi nào vềchính sách kế toán của đơn vị đều phải được trình bày, giải thích nguyên nhân và nêu rõ thông tin tài chính của đơn vị sẽbị thay đổi như thế nào. Chính vì thế, kiểm tra nguyên tắc nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực kếtoán là thủtục quan trọng làm cơ sởcho các thửnghiệm chi tiết được thực hiện sau này.

Minh ha ti Công ty CP ABC:

Mục tiêu:

- Kiểm tra tính nhất quán vềáp dụng chính sách kếtoán và kiểm tra tính phù hợp với khuôn khổlập và trình bày báo cáo.

- Các chính sách kế toán áp dụng là phù hợp, được trình bày, thuyết minh theo

quy định hiện hành.

Nguồn gốc sốliệu: hồ sơ kiểm toán năm trước, bảng cân đối sốphát sinh, sổcái, sổchi tiết và các tài liệu kếtoán khác.

SVTH: Nguyễn ThịLam 72

Thực hiện:

KTV tiến hành kiểm tra sự nhất quán trong chính sách kế toán TSCĐ tại công ty CP ABC bao gồm: nguyên tắc ghi nhận, phương pháp khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích. Xem xét các nghiệp vụ ghi tăng/ giảm TSCĐ, khấu hao TSCĐ; Đối chiếu với các chứng từ, sổ sách liên quan; tìm hiểu thêm thông tin trong thuyết minh BCTC cũng như hồ sơ kiểm toán năm trước. Theo đó, tại công ty CP ABC chính sách kế toán đối với TSCĐ được áp dụng theo Thông tư số45/2013/TT-BTC hướng dẫn vềquản lý, sử

dụng và trích lập khấu hao TSCĐ.

Kết luận: Chính sách kế toán áp dụng phù hợp với quy định và nhất quán với năm trước.

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Tươi 20/02/2019

KH: Công ty CP ABC Soát xét 1: V.Hà 22/02/2019

Niên độ: 31/12/2018 Soát xét 2: ……….

Nội dung: Chính sách kế toán áp dụng Soát xét 3:

D741

Mục tiêu:

- C/s kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. - Các thay đổi về chính sách kế toán áp dụng là phù hợp, được trình bày, thuyết minh theo quy định hiện hành

Nguồn gốc số liệu:

- Hồ sơ kiểm toán năm trước, Bảng cân đối SPS, sổ Cái, sổ chi tiết và các tài liệu kế toán khác

Thực hiện: Nội dung

Ảnh hưởng việc áp dụng không nhất quán

Chính sách kế toán của đơn vị tuân thủ theo các quy định hiện hành về Chuẩn mực kế toán và các quy định hiện hành đang áp dụng (Thông tư số 45/2013/TT-BTC hướng dẫn về quản lý, sử dụng và trích lập khấu hao tài sản cố định)

Thời gian khấu hao, pp KH của các nhóm tài sản TG (năm) Phương pháp TG (năm) Phương pháp

1. TSCĐ hữu hình

- Nhà cửa, vật kiến trúc; 6 - 20 Đ.thẳng 6 - 20 Đ.thẳng Có TSCĐ tăng mới - Máy móc, thiết bị; 4 - 15 Đ.thẳng 3 - 15 Đ.thẳng

- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; 5 - 10 Đ.thẳng 5 - 10 Đ.thẳng - Thiết bị, dụng cụ quản lý; 5 - 6 Đ.thẳng 7 Đ.thẳng - Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; N/A Đ.thẳng N/A

- TSCĐ hữu hình khác. 5 Đ.thẳng 5 - 8 Đ.thẳng

2. TSCĐ vô hình

- Quyền sử dụng đất lâu dài Ko KH Ko KH

- Quyền sử dụng đất có thời hạn (đủ tc ghi nhận tscđ) Ko KH Ko KH

- Quyền phát hành N/A N/A

- Bản quyền, sánh chế N/A N/A

- Nhãn hiệu hàng hóa N/A N/A

Áp dụng năm trước

Áp dụng năm nay

Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên Bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐSPS, Sổ cái, sổ chi tiết,… và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước ( nếu có) (GLV D710)

Bảng sốliệu tổng hợp được KTV nhập từ BCTC trước kiểm toán của đơn vị. Việc đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐSPS, Sổ cái, Sổ chi tiết,…

nhằm đảm bảo sựphù hợp của số liệu trên sổsách kế toán cũng như không có sai sót

trong quá trình tổng hợp số liệu lên BCTC của đơn vị. Thử nghiệm này thường được KTV thực hiện đồng thời với thử nghiệm phân tích đối với Bảng sốliệu tổng hợp và thểhiện trên giấy làm việc D710.

Minh ha ti Công ty CP ABC:

Mục tiêu kiểm toán:

Kiểm tra đối chiếu giữa sổ chi tiết, sổtổng hợp, báo cáo tài chính doanh nghiệp lập và giấy làm việc của KTV năm trước (nếu có).

Nguồn gốc sốliệu: Sổ chi tiết các tài khoản, BCTC, Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản.

Thực hiện kiểm toán:

KTV lập bảng biến động sốliệu giữa năm hiện tại và năm trước. Với sốliệu năm trước là số được lấy ở cột số dư đầu kì trên bảng CĐPS. Sau đó nó sẽ được đối chiếu với

BCTC đã được kiểm toán ở năm trước, số liệu khớp đúng được kí hiệu là PY. Và số trước kiểm toán sẽ được lấy tại cột số dư cuối kì của bảng CĐPS, và sẽ được so sánh với bảng cân đối kế toán trước kiểm toán, sổchi tiết và sổcái .

Nhận xét: Trong năm có giảm TSCĐ nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương

tiện vận tải truyền dẫn và cảthiết bịdụng cụquản lý.  Thủtục phân tích

Thủtục phân tích giúp cho KTV xác định được mức độ hợp lý của thông tin do doanh nghiệp cung cấp và giảm rủi ro không phát hiện được các sai sót. Đồng thời, các thủ

tục phân tích cũng giúp KTV có cái nhìn tổng thểtrong các mối quan hệgiữa các phần

hành khác. Thủ tục phân tích được áp dụng hiệu quả sẽ giúp KTV hạn chế các thử

nghiệm chi tiết. Tuy nhiên, AAC tiến hành khá ít thủtục phân tích, cũng như chỉ dừng lại các thủtục tương đối đơn giản, không đi sâu vào các thủtục phức tạp.

So sánh, phân tích tình hình tăng, giảm của số dư TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, BĐS đầu tư năm nay với năm trước, đánh giá tính hợp lí của các biến động lớn.

Từsố liệu của Bảng số liệu tổng hợp được lập trước đó, KTV tiến hành xác định biến

động từng loại TSCĐ so với năm trước, bao gồm xác định biến động về mặt tuyệt đối và mặt tương đối.

Minh ha ti Công ty CP ABC:

Mục tiêu kiểm toán:Đánh giá tính hợp lý của các biến động.

Thực hiện phân tích:

Từbảng tổng hợpởGLV D710, KTV thực hiện phân tích biến động:

- Năm nay TSCĐ hữu hình giảm 7.754.005.784 đồng tương đương với giảm 7,6%. Nguyên nhân làdo trong năm TSCĐ thanh lí.

- Bất động sản đầu tư giảm 36,2% là do trong năm công ty bán ra 10.124.076.364 đồng.

Kết luận:Trong năm có giảm TSCĐ nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương

tiện truyền dẫn và cảthiết bịdụng cụquản lí.

Có thểthấy rằng, Công ty AAC tiến hành khá ít các thủ tục phân tích đối với TSCĐ,

chỉ dừng lại ở các thủ tục phân tích tương đối đơn giản, không đi sâu vào các thủ tục phức tạp.Trường Đại học Kinh tế Huế

Kiểm tra tính hợp lý của việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định, so sánh các quy định và hướng dẫn về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ hiện hành và CMKT liên quan.

Kiểm tra tính hợp lý của thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ là rất quan trọng trong quá trình kiểm toán, bởi nó ảnh hưởng mức khấu hao TSCĐ trong kỳcủa đơn vị. Thời gian sửdụng hữu ích đối với TSCĐ mà đơn vị xác định phải phù hợp với khung khấu

hao theo quy định tại Thông tư số45/2013/TT-BTC.

Đểkiểm tra, KTV đọclướt cột sốkỳtính khấu hao trên Bảng tính khấu hao mà đơn vị

cung cấp, sau đó lập bảng tổng hợp thời gian khấu hao của từng loại TSCĐ hiện có của đơn vị. KTV so sánh với khung khấu hao theo quy định tại Thông tư số

45/2013/TT-BTC, từ đó đưa ra kết luận về sựphù hợp về thời gian khấu hao mà đơn

vị đang áp dụng.

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Tươi 20/02/2019

KH: Công ty CP ABC Soát xét 1: V.Hà 22/02/2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định do công ty tnhh kiểm toán và kế toán aac thực hiện (Trang 68 - 98)