Thủ tục đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định do công ty tnhh kiểm toán và kế toán aac thực hiện (Trang 31 - 32)

6. Kết cấu đề tài

1.3.3. Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC

1.3.3.1. Thủ tục đánh giá rủi ro

TSCĐ thường là một khoản mục có giá trịlớn, chiếm tỉ trọng đáng kể so với Tổng TS trên bảng CĐKT. Chi phí khấu hao cũng chiếm tỉ trọng đáng kể trong chi phí của các DN SXKD. Do vậy thường có rủi ro Ban giám đốc sẽ sử dụng các các cách thức gian lận nhằm điều chỉnh giá trị TSCĐ và chi phí khấu hao để tăng hay giảm lợi nhuận như: Thay đổi thời gian hữu dụng ước tính của TS; Vốn hóa chi phí không hợp lệ; Ghi nhận sai nguyên giá TS do mua sắm hay xây dựng;…

Bên cạnh đó, còn có các rủi ro liên quan đến TSCĐ và chi phí khấu hao như:

- Không ghi nhận đầy đủ các TS đã thanh lý hay nhượng bán - Đánh giá không đúng các TS mua lại, trao đổi

- Tiếp tục trích khâu hao đối với các TS đã khấu hao hết

- Mức khấu hao ước tính không hợp lý do áp dụng phương pháp tính KH và ước tính thời gian hữu dụng TS không phù hợp.

Để đánh giá rủi ro liên quan đến TSCĐ, KTV cần có hiểu biết về đơn vịkiểm toán và

môi trường của đơn vị, trong đó có KSNB. Để hiểu biết, KTV thường tiến hành phỏng vấn Ban giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị, thực hiện thủ tục phân tích, quan

sát, điều tra.

KTV thường thu thập các thông tin về môi trường của đơn vị như: đặc điểm hoạt động SXKD, sựphát triển kĩ thuật, khoa học công nghệ liên quan đến TSCĐ dùng vào hoạt

động SXKD, tiến bộ khoa học kĩ thuật; kế hoạch mua sắm, nhượng bán TSCĐ; các

hợpđồng chính liên quan đến đầu tư hay hợp tác kinh doanh;…

Ngoài ra KTV cần tìm hiểu KSNB về TSCĐ, trong đó cần tìm hiểu vềthành phần của

KSNB, trong đó chú trọng đến các quy định về kế toán. KTV cần sử dụng xét đoán chuyên môn để kiểm tra thủ tục kiểm soát nào, riêng lẻ hay kết hợp với thủ tục kiểm soát khác, có liên quan tới TSCĐhay chi phí khấu hao.

Sau khi đã mô tả về hệ thống KSNB của đơn vị, KTV nên thực hiện kỹ thuật Walk- through nhằm đảm bảo sựmô tảcủa mìnhđúng với hiện trạng cuảhệthống.

Trên cơ sởcác hiểu biết về đơn vị được kiểm toán, môi trường kinh doanh và KSNB,

KTV đánh giá rủi ro kiểm soát và rủi ro có sai sótở cấp độ cơ sở dẫn liệu cho TSCĐ

và chi phí khấu hao. Dựa trên đánh giá này. KTV có thểthiết kếnội dung, lịch trình và phạm vi thủtục kiểm toán tiếp theo phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định do công ty tnhh kiểm toán và kế toán aac thực hiện (Trang 31 - 32)