Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến năng suất lao động của đội ngũ nhân viên tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh phú xuân (Trang 30)

6. Kết cấu đề tài

2.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam; tên gọi tắt: BIDV) là ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản và doanh thu năm 2016 và là doanh nghiệp lớn thứ tư Việt Nam theo báo cáo của UNDP năm 2007. BIDV thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo quy mô Tổng công ty Nhà nước, hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới.

Ngân hàng được thành lập vào ngày 26 tháng 04 năm 1957 dưới tên “Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam” theo Quyết định 177/TTg của Thủ tướng Chính Phủ.

Ngày 24/06/1981, ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, ngân hàng này có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng gắn liền với đất nước và con người với các công trình lớn như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cầu Thăng Long, Đài truyền hình, Thủy điện Hòa Bình…

Cho đến năm 1990, được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Sau khi thực hiện cổ phần hóa vào tháng 05/2012, Ngân hàng chuyển đổi thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Cổ phần hóa thành công là một động lực giúp BIDV cải thiện năng lực tài chính, tiếp tục tăng cường tính minh bạch trong hoạt động.

Vào tháng 05/2015, tiến hành sát nhập với ngân hàng MHB. Sau khi sát nhập với MHB, BIDV trở thành ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong số các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Tên giao dịch quốc tế : Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of VietNam

Tên gọi tắt : BIDV

Vốn điều lệ : 34.187.153.340.000 đồng

Địa chỉ : Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại : 04.2220.5544

2.1.1.1 Ngành nghề và địa bàn kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh chính:

Cấp tín dụng (cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, phát hành thẻ tín dụng…). Dịch vụ huy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu).

Dịch vụ tài trợ thương mại.

Dịch vụ thanh toán (thanh toán trong nước, quốc tế). Dịch vụ tài khoản.

Dịch vụ thẻ ngân hàng.

Các dịch vụ khác theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

BIDV đã phát triển mạng lưới rộng khắp, phủ kín 63 tỉnh/thành phố trên cả nước với tổng số điểm mạng lưới đến 31/12/2018 gồm:

Trụ sở chính và 190 Chi nhánh trong nước, 01 Chi nhánh nước ngoài (tại Myanmar).

871 Phòng Giao dịch.

02 Đơn vị trực thuộc: Trường Đào tạo cán bộ BIDV và Trung tâm Công nghệ thông tin.

02 Văn phòng Đại diện tại Việt Nam: TP.Hồ Chí Minh và TP.Đà Nẵng.

05 Văn phòng Đại diện tại nước ngoài: Campuchia, Lào, Séc, Đài Loan (Trung Quốc), Liên bang Nga.

13 Công ty con: Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC), Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm BIDV (BIC), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB), Công ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV SuMi-TRUST (BSL), Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản BIDV (BAMC), Công ty TNHH BIDV Quốc tế (BIDVI), Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Quốc tế (IIDC), Công ty Cổ phần Chứng khoán MHB (MHBS), Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Campuchia (IDCC), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC), Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (LVI), Công ty Chứng khoán Campuchia – Việt Nam, Công ty Bảo hiểm Campuchia – Việt Nam.

2.1.1.2 Tổ chức nhân sự

BIDV nhận thức được rằng nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển và thành công của tổ chức. Vì vậy, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của BIDV là phải xây dựng, duy trì và phát triển đội ngũ nhân viên đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chiến lược kinh doanh của hệ thống.

Tại thời điểm 31/12/2018, hệ thống BIDV có tổng số 25.416 cán bộ, nhân viên với 70% số nhân viên trình độ trên Đại học, 21,2% nhân viên trình độ Đại học, 2,3% nhân viên trình độ Cao đẳng, 6,5% nhân viên trình độ Trung cấp; là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích lũy và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ, giúp BIDV đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy (Báo cáo thường niên BIDV năm 2018)

2.1.2 Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Phú Xuân - chi nhánh Phú Xuân

2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầutư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Phú Xuân tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Phú Xuân

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Xuân được thành lập ngày 14/05/2015, có mã số thuế là 0100150619-144 hiện đang đăng ký kinh doanh tại địa chỉ Số 15A Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Trường Đại học Kinh tế Huế

Thiên – Huế. Tuy còn nhiều khó khăn khi vừa mới sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) - Chi nhánh Huế, song Chi bộ Ngân hàng BIDV Phú Xuân đặt ra khá nhiều mục tiêu trong nhiệm kỳ mới 2015 – 2020, nhất là việc mở rộng mạng lưới, quy mô cũng như phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ như huy động tiền gửi, cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ…Chi nhánh này liên tục đổi mới phong cách làm việc, cải thiện hoạt động và cải tiến công nghệ…BIDV Phú Xuân đã góp phần xây dựng cơ sở, nền móng cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triểnViệt Nam - Chi nhánh Phú Xuân Việt Nam - Chi nhánh Phú Xuân

2.1.2.2.1 Mô hình tổ chức

Với phương châm hoạt động hiệu quả, BIDV Phú Xuân đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, nhằm đảm bảo mọi hoạt động của Chi nhánh được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, bộ máy linh hoạt gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí hoạt động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hiện nay chi nhánh có đội ngũ trình độ cao, năng động và nhiệt tình gồm 63 người được phân bổ vào các phòng ban. Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh:

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của BIDV Phú Xuân

(Nguồn: Phòng Quản lý Nội bộ - BIDV Phú Xuân)

2.1.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ chính của các bộ phận

Ban Giám đốc: Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc, là người chỉ đạo điều hành chung toàn bộ hoạt động của chi nhánh, định ra phương hướng kinh doanh, chịu trách nhiệm trực tiếp với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các Ngân hàng Nhà nước. Các phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp chỉ đạo một số phòng ban, một số bộ phận hay từng mặt công tác do Giám đốc phân công.

Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng doanh nghiệp; Thực hiện công tác tín dụng bán buôn; Công tác tài trợ dự án; Nhiệm vụ tài trợ thương mại xuất nhập khẩu.

Phòng Khách hàng cá nhân: Tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng cá nhân; Thực hiện công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Công tác tín dụng bán lẻ.

Phòng Quản lý rủi ro: Tham mưu, đề xuất chính sách biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; quản lý, giám sát và đánh giá rủi ro tiềm ẩn với danh mục tín dụng của chi nhánh; tham mưu Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu; giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; phối hợp các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo; thực hiện báo cáo về công tác tín dụng.

Phòng Giao dịch khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng bao gồm: Trực tiếp bán sản phẩm/dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng và thực hiện tác nghiệp từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền; quản lý tài khoản tiền gửi của khách hàng; giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được phê duyệt, thực hiện thu nợ, lãi theo yêu cầu của phòng Quản trị tín dụng; trực tiếp thực hiện các giao dịch về thẻ và chi trả kiều hối đối với khách hàng.

Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại xuất nhập khẩu đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh; Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của các Phòng khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi Trường Đại học Kinh tế Huế

kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định; Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.

Phòng Tài chính – Kế toán:Quản lý và thực hiện công tác hoạch toán kế toán chi tiết và kế hoạch tổng hợp; công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính – kế toán của chi nhánh; thực hiện nhiệm vụ quản lý và giám sát tài chính. Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn chế độ tài chính, kế toán, xây dựng biện pháp quản lý tài sản, quản lý tài chính. Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu kế toán, các báo cáo kế toán, báo cáo tài chính.

Phòng Kế hoạch – Tổng hợp: Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương về đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh; tham mưu xây dựng đồng thời tổ chức triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh. Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận.

Các Phòng Giao dịch Thuận An, Phú Bài: Thực hiện giao dịch với khách hàng, mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm các loại, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, cho vay khách hàng….

2.1.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầutư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Xuân tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Xuân

Đối với doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.

Từ khi ra đời cho đến nay, BIDV Phú Xuân đã và đang từng bước khắc phục những khó khăn và khẳng định vị thế của mình trong thị trường Ngân hàng đầy khốc liệt nhờ vào những chiến lược đúng đắn cùng sự lãnh đạo sát sao của Ban Giám đốc cũng như sự cố gắng không ngừng nghỉ của đội ngũ nhân viên, từng bước đưa Chi nhánh phát triển không ngừng cùng một số thành tích đáng tuyên dương.

Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2016 – 2018 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % +/- % +/- % Tổng thu nhập 104.42 100.00 294.09 100.00 366.62 100.00 189.67 181.64 72.53 24.66 Thu nhập từ cho vay 66.70 63.88 225.74 76.76 277.39 75.66 159.04 238.44 51.65 22.88 Thu kinh doanh ngoại tệ và phái sinh 0.42 0.40 0.67 0.23 0.83 0.23 0.25 59.52 0.16 23.88 Thu từ phí dịch vụ 1.92 1.84 3.92 1.33 5.15 1.40 2.00 104.17 1.23 31.38 Thu hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng 0.27 0.26 0.00 0.00 0.27 0.07 -0.27 -100.00 0.27 N/A Thu nhập nội bộ trong hệ thống 35.08 33.60 63.74 21.67 82.96 22.63 28.66 81.70 19.22 30.15 Thu khác 0.03 0.03 0.02 0.01 0.02 0.01 -0.01 -33.33 0.00 0.00 Tổng chi phí 100.26 100.00 261.86 100.00 315.27 100.00 161.60 161.18 53.41 20.40 Chi trả lãi tiền gửi tiền vay 21.36 21.30 36.02 13.76 60.90 19.32 14.66 68.63 24.88 69.07 Chi phí HĐ kinh doanh ngoại tệ 0.31 0.31 0.39 0.15 0.14 0.04 0.08 25.81 -0.25 -64.10 Chi dịch vụ 0.67 0.67 0.67 0.26 0.80 0.25 0.00 0.00 0.13 19.40 Chi phí quản lý 15.66 15.62 18.90 7.22 23.84 7.56 3.24 20.69 4.94 26.14 Chi dự phòng rủi ro 4.72 4.71 16.24 6.20 16.86 5.35 11.52 244.07 0.62 3.82 Chi phí nội bộ trong hệ thống 57.34 57.19 189.41 72.33 212.55 67.42 132.07 230.33 23.14 12.22 Chi phí khác 0.20 0.20 0.23 0.09 0.18 0.06 0.03 15.00 -0.05 -21.74 Lợi nhuận trước thuế trên cân đối

4.16 N/A 32.23 N/A 51.35 N/A 28.07 674.76 19.12 59.32

Nợ nhóm 1

quá hạn 0.13 N/A 3.80 N/A 0.02 N/A 3.67 2823.08 -3.78 -99.47 Phí bảo lãnh

chưa phân bổ 0.00 N/A 0.33 N/A 0.00 N/A 0.33 N/A -0.33 -100.00

Lợi nhuận

trước thuế 4.03 N/A 28.10 N/A 51.33 N/A 24.07 597.27 23.23 82.67

(Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ - BIDV Phú Xuân)

Nhận xét:

Sau 3 năm 2016 – 2018, tổng thu nhập của Chi nhánh có sự tăng lên đáng kể dù chỉ vừa mới được thành lập, cụ thể: Thu nhập năm 2017 đạt 294,09 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2016 là 181,64%, tương ứng tăng 189,67 tỷ đổng; Năm 2018 tăng thu nhập so với năm 2017 là 24,66%, tương ứng tăng 72,53 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự tăng cao về thu nhập này là vì năm 2016 Chi nhánh vừa mới đi vào hoạt động được nửa năm nên gặp phải nhiều khó khăn về nguồn vốn, nhân lực, cơ sở vật chất chưa được hoàn thiện,…Bên cạnh đó, trong giai đoạn đang dần hồi phục nền kinh tế, thị trường đang ổn định, các ngân hàng với thời gian hoạt động lâu năm tại Huế sẽ có những kế hoạch và kinh nghiệm để đẩy mạnh hoạt động của mình trên thị trường. Cùng nguồn khách hàng đều đặn, thương hiệu có sẵn và thân quen với khách hàng từ trước, rất khó để Chi nhánh vừa thành lập có thể cạnh tranh lại. Tuy nhiên, dấu hiệu đáng mừng là tổng thu nhập năm 2017 tăng mạnh so với năm 2016, điều này chứng tỏ Chi nhánh đang dần ổn định trong hoạt động kinh doanh, thực hiện chiến lược liên kết với nhiều trường đại học cùng các gói ưu đãi về dịch vụ, giúp chiếm được lòng tin của khách hàng và đã có cho mình một lượng khách hàng nhất định. Cùng với đó, năm 2018 tiếp tục tăng về thu nhập so với năm 2017. Thu nhập tiếp tục tăng là một tín hiệu đáng mừng cho Chi nhánh khi vừa mới thành lập, cho thấy Chi nhánh đã đi đúng hướng cùng với việc thực hiện các chiến lược đúng đắn, tạo ra những bước thành công đáng kể.

Cùng với thu nhập, chi phí kinh doanh của Chi nhánh trong 3 năm 2016 – 2018 cũng đã tăng lên, theo đó: Năm 2017 chi phí tăng mạnh lên 261,86 tỷ đồng, tăng 161,18% so với năm 2016, tương ứng tăng 161,60 tỷ đồng; Năm 2018 so với năm 2017 chi phí kinh doanh tăng 20,40%, tương ứng tăng 53,41 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự tăng lên của chi phí này là do Chi nhánh tiến hành tuyển thêm nhân viên cũng như nâng cấp cơ sở hạ tầng, dành ra một khoản để đóng góp vào các hoạt động xã hội,…

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song lợi nhuận của Chi nhánh đã tăng nhanh qua từng năm. Cụ thể vào năm 2016 lợi nhuận chỉ đạt 4,03 tỷ đồng thì đến năm 2017 đã tăng lên 28,10 tỷ đồng. Đến năm 2018, lợi nhuận lại tiếp tục tăng mạnh lên đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến năng suất lao động của đội ngũ nhân viên tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh phú xuân (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)