CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ E-MARKETING
2.3. Nhận xét về thực trạng hoạt động e-marketing và những vấn đề còn tồn tại của
2.3.1. Những mặt đạt được
Việc áp dụng e-marketing vào hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua tuy chưa thực sự tốt nhưng cũng đã mang lại những thành công bước đầu:
Nhìn chung CTCPDLSGQB đã nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả kinh tế mà e-marketing mang lại trong thời gian qua. Công ty đã có sự đầu tư một khoản chi phí cho lĩnh vực này. Ngày nay sự phát triển không ngừng, ngày càng rộng rãi của Internet trên thế giới, sự phát triển của ngành kỹ thuật cao cũng như một lượng thông tin lớn có thể dễ dàng tìm kiếm được đã giúp cho e-marketing có được những ưu điểm vượt trội như: sự tương tác cao hơn, tốc độ tìm kiếm, cập nhật nhanh,…Chính vì vậy e-marketing đã giúp công ty thu hút được một lượng lớn khách hàng quốc tế, góp phần làm tăng doanh thu cho tỉnh nói chung và công ty nói riêng.
Bộ phận marketing của công ty cũng đã tạo ra được những quảng cáo đẹp, bắt mắt và cũng đã thu hút được khá nhiều khách hàng. Không những vậy, việc áp dụng e- marketing vào hoạt động kinh doanh giúp công ty có được một sự chủ động hơn về mặt không gian lẫn thời gian mà không phải phụ thuộc vào các khung giờ phát sóng như quảng cáo trên truyền hình, tivi hay những quảng cáo khác. Hơn thế, kinh doanh dịch vụ, khách sạn là những hoạt động hướng đến con người mà e-marketing lại có tính tương tác cao. Nhận thấy điều này công ty đã khai thác khá ổn ưu điểm này để Trường Đại học Kinh tế Huế
tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng và sâu sát hơn. Khách hàng có thể tìm kiếm nhiều thông tin về công ty cũng như hỏi đáp các thắc mắc, đánh giá, nhận xét về công ty mọi lúc mọi nơi và ngược lại. Qua đó công ty có thể rút ra nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất để đáp ứng, thỏa mãn khách hàng một cách tốt nhất. Quá trình tương tác này đều đem lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng lẫn công ty.
Nhờ vào chính sách phân phối nhận định kênh gián tiếp là chủ yếu, công ty đã có những chính sách hợp lý để thu hút những trung gian và duy trì tốt những mối quan hệ này giúp cho công ty luôn có một lượng khách khách Tours và khách công ty ổn định qua các năm và chiếm từ 59% đến 60.7% (năm 2016 đến 2018) trong tổng lượt khách của công ty.
Trên website: wwww.sgquangbinhtourist.com.vn của công ty chứa đựng khá nhiều thông tin cho người đọc. Ngoài ra công ty còn đăng tải thông tin của mình trên rất nhiều trang web uy tín khác, nhất là các trang web du lịch. Cùng với việc tiếp thị thông các công cụ e-marketing khác cũng giúp cho độ nhận diện thương hiệu của công ty đối với khách hàng tăng lên đáng kể. Nhờ đó lượng khách quốc tế lựa chọn công ty.
Mặc dù những năm gần đây số lượng khách sạn tại Quảng Bình mở ra ngày càng nhiều khiến cho lượng khách những năm gần đây có phần giảm nhẹ so với những năm trước. Việc ứng dụng e-marketing vào hoạt động kinh doanh của công ty tuy chưa thực sự hiểu quả nhưng dần qua những năm gần đây số lượng khách đặt phòng qua Internet có phần tăng lên tuy chỉ chiếm từ 3-6% ( từ năm 2017 đến năm 2018) trong tổng lượt khách.
Trong các công cụ e-marketing thì hoạt động marketing thông qua OTA đạt hiệu quả hơn so với các công cụ còn lại chiếm đến hơn 86% lượng khách đặt phòng qua Internet.
Công ty cũng đã nắm bắt được nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi mà tỉnh đã tạo ra các chính sách cho TMĐT phát triển rộng rãi hơn trên địa bàn. Nhờ đó, công ty đã thực hiện tốt hơn kế hoạch phát triển quảng bá, việc thực hiện đặt phòng, tour và thanh toán qua Internet cũng phổ biến và sử dụng rộng rãi hơn.
2.3.2. Những mặt hạn chế
Ngoài những kết quả đạt được, việc ứng dụng e-marketing của CTCPDLSGQB vào hoạt động kinh doanh vẫn còn nhiều hạn chế và cần có những giải pháp để giải quyết:
Hạn chế lớn nhất mà công ty đang gặp phải là chưa có được một hệ thống thông tin khách hàng một cách phong phú, đa dạng để giúp cho hoạt động e-marketing của công ty. Con số thống kê kỷ lục trên vừa được tổ chức công nghệ thông tin và truyền thông ITU của Liên hợp quốc công bố trong báo cáo ngày 7/12. Theo ước tính của tổ chức này, tới hết năm 2018, tổng lượng người sử dụng Internet trên toàn cầu sẽ chiếm đến 51,2% dân số toàn cầu, tỷ lệ lớn nhất từ trước đến nay. Điều này chứng tỏ sự phát triển vô cùng tiềm năng của hoạt động e-marketing. Tuy vậy, công ty đang phải đối mặt với một vấn đề khá nghiêm trọng trong việc nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng. Với các tệ nạn xã hội hiện nay như ăn cắp thông tin để thực hiện nhiều hành vi xấu,… Gây ra nhiều tâm lý e dè cũng cấp thông thông tin cá nhân. Thậm chí các khách hàng từng ở tại khách sạn cũng rất ngần ngại trong việc cung cấp thông tin về sở thích, công việc,…
Ngoài ra, trong việc xây dựng website chuyên nghiệp công ty còn lộ ra nhiều hạn chế như: chưa có chức năng đặt phòng trên website mà phải thông qua email, cũng như chưa có tích hợp hình thức thanh toán trực tuyến và việc bảo mật thông tin cũng chưa cao. Vấn đề tương tác với khách hàng cũng rất ít.
Với hình thức email marketing cũng chưa được công ty tận dụng hiệu quả các tính năng tiếp thị. Bên cạnh đó việc gửi quá thư quảng cáo quá nhiều mà không có định hướng rõ ràng gây ra tình trạng khó chịu, phản cảm cho khách hàng đối với công ty.
Chưa có sự đầu tư và kế hoạch cụ thể cho hình thức quảng cáo tiếp thị qua thiết bị di động như là xây dựng một website trên di động để phục vụ tốt hơn cho khách hàng hay đối với các ứng dụng di động thì chỉ áp dụng một cách rập khuôn, thiếu chuyên nghiệp. Chính vì vậy lượng khách đặt phòng qua website và email còn rất thấp chỉ chiếm khoảng 13% lượng khách đặt phòng qua Internet.
Việc công ty sử dụng hình thức quảng cáo qua công cụ tìm kiếm cũng đã đem lại kết quả tích cực nhất định. Mặc dù vậy công ty cần suy xét, tìm cách nâng cao thứ hạng của mình và xây dựng từ khóa, phần mô tả một cách hiệu quả.
Với hình thức marketing qua mạng xã hội công ty có quan tâm đầu tư như lập fanpage, quay video,…nhưng chưa hiệu quả lượng quá ít khách hàng đặt phòng qua mạng xã hội. Vì chưa có một chiến lược cụ thể, công tác thực hiện còn rời rạc, không chú trọng đầu tư thời gian và công sức.
Trong lĩnh vực e-marketing đòi hỏi cần có nhiều kỹ năng như quản lý thông tin, có kiến thức về chuyên môn, biết về công nghệ,…Có thể thấy rõ một trọng những hạn chế nữa của công ty đó là thiếu một đội ngũ nhân viên có đủ trình độ chuyên môn để theo kịp đà phát triển không ngừng của e-marketing. Để nhanh chóng thích nghi và bắt kịp với tốc độ phát triển của e-marketing đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực học hỏi nền tảng kiến thức cơ bản, không ngừng cập nhập kiến thức mới hằng ngày. Chính vì vậy bộ phận marketing của công ty cần được tham gia các lớp đào tạo, các buổi tập huấn về chuyên môn để có thể đưa thông tin lên mạng một cách nhanh nhất, xây dựng được các giải pháp tiếp cận và tự động xử lý đơn hàng…Do đó việc thiếu đi một bộ phận chuyên trách về TMĐT là một trong những thiếu sót lớn của công ty.
Một hạn chế nữa chính là sự thiếu trung thực trong việc ứng dụng các hoạt động e-marketing. Hiện nay, với các hình ảnh được chỉnh sửa kỹ càng, đẹp mắt, thông tin thì đăng tải quá dễ dàng mà không được kiểm tra chặt chẽ gây mất niềm tin, cảm giác khó chịu cho khách hàng sử dụng dịch vụ.
Việc cải thiện, nâng cao hoạt động e-marketing phải là cả một quá trình xem xét có đầu tư và thực sự nghiêm túc, xây dựng kế hoạch bài bản. Vì vậy CTCPDLSGQB cần tìm ra và xây dựng cho mình một phương hướng phát triển các hình thức e- marketing sao cho hiệu quả và phù hợp với khả năng của công ty.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG E-MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN DU LỊCH SÀI GÒN QUẢNG BÌNH