Tình hình nguồn lực của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thù lao lao động đến sự cam kết gắn bó của người lao động tại công ty cổ phần trường danh (Trang 30)

6. Kết cấu đề tài

2.1.5. Tình hình nguồn lực của công ty

2.1.5.1. Tình hình lao động

Bảng 2.1. Tình hình lao động Công ty Trường Danh giai đoạn 2018-2019

Đơn vị: người Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 So sánh Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) 2019/2018 (+/-) % Tổng lao động 103 100 111 100 8 7,8 Giới tính Nam 91 88,3 97 87,4 6 6,6 Nữ 12 11,7 14 12,6 2 16,7 Trình độ học vấn

Đại học và trên đại học 16 15,5 18 16,2 2 12,5

Cao đẳng 17 16,5 17 15,3 0 0 Trung cấp 9 8,7 9 8,1 0 0 Lao động phổ thông 61 59,2 67 60,4 6 9,8 Tính chất công việc Gián tiếp 31 30,1 33 29,7 2 6,5 Trực tiếp 72 69,9 78 70,3 6 8,3

(Nguồn: Phòng Tổchức- hành chínhCông ty Trường Danh)

Qua bảng phân tích, ta thấy nguồn lao động trong đầu năm 2019 của Công ty có xu hướng tăng lên so với năm năm 2018 là 8 người, tương ứng với mức tăng là 7,8%. Đây là một dấu hiệu tốt đối với sự phát triển của một Công ty, cho thấy Công ty đang mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đồng thời giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động.

- Xét theo giới tính:

Ta thấy lao động nam chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng lao động của Công ty (trên 87%) và lao động nữ thì chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Số lượng lao động cả nam và nữ đều có xu hướng tăng lên theo từng năm, cụ thể:

Năm 2019, số lượng lao động nam là 97 người, tăng 6 người so với năm 2018, tương ứng với mức tăng là 6,6%. Lao động nam tăng là do vì tính chất đặc thù ngành nghề của Công ty là sản xuất, thi công, vận chuyển nên Công ty cần lao động để tham gia vào các công trình thi công, sữa chữa là chủ yếu.

Năm 2019, số lượng lao động nữ là 14 người, tăng 2 người so với năm 2018, tương ứng với mức tăng là 16,7%.

- Xét theo trình độ học vấn:

Là Công ty sản xuất, thi công nên số lao động là công nhân chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động của Công ty (khoảng 60%) và số lao động tăng lên cũng chủ yếu là do số lượng công nhân tăng lên. Nguyên nhân làm cho công nhân tăng lên là do Cong ty dang mở rộng quy mô sản xuất, trúng thầu nhiều công trình nên cần thêm nhiều lao động phổ thông để trực tiếp thi công sản xuất, đảm bảo tiến độ của công trình. Bên cạnh đó, nhu cầu nhân viên quản lý của Công ty cũng tăng lên nhằm giám sát các công trình.

- Xét theo tính chất công công việc:

Số lượng lao động trực tiếp nhiều hơn (chiếm 70% trong tổng lao động) số lượng lao động gián tiếp, bởi đây là nguồn lực chủ yếu tạo ra sản phẩm của Công ty. Năm 2019, số lượng lao động trực tiếp là 78 người, tăng 6 người so với năm 2016, tương ứng với mức tăng là 8,3%. Lao động gián tiếp cũng tăng lên 2 người so với năm 2018 với số lao động là 33 người.

2.1.5.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn

Bảng 2.2. Tình hình cơ cấu tổng tài sản và tổng nguồn vốn Công ty Trường Danh giai đoạn 2016-2018

(Nguồn: Phòng kếtoán- Tài chínhCông ty Trường Danh)

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Chênh lệch % Chênh lệch % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 39,826 43.17 62,083 52.39 84,888 61.33 22,257 55.89 22,806 36.73

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 350 0.88 336 0.54 793 0.93 (15) (4.25) 458 136.44 III. Các khoản phả thu ngắn hạn 24,406 61.28 22,520 36.27 49,608 58.44 (1,886) (7.73) 27,087 120.28 IV. Hàng tồn kho 15,069 37.84 38,015 61.23 34,382 40.50 22,946 152.27 (3,634) (9.56) V. Tài sản ngắn hạn khác - 0 1,212 1.95 106 0.12 1,212 (1,106) (91.27)

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 52,421 56.83 56,413 47.61 53,525 38.67 3,993 7.62 (2,889) (5.12)

II. Tài sản cố đinh 51,464 98.18 47,848 84.82 44,783 83.67 (3,617) (7.03) (3,065) (6.40) IV. Tài sản dở dang dài hạn - 0 7,773 13.78 8,015 14.97 7,773 241 3.10 V. Tài sản dài hạn khác 956 1.82 792 1.40 727 1.36 (164) (17.14) (65) (8.23) TỔNG TÀI SẢN 92,246 100 118,496 100 138,413 100 26,250 28.46 19,917 16.81 C. NỢ PHẢI TRẢ 47,714 51.72 53,644 45.27 61,146 44.18 5,930 12.43 7,501 13.98 I. Nợ ngắn hạn 38,253 80.17 49,532 92.33 59,484 97.28 11,279 29.48 9,952 20.09 II. Nợ dài hạn 9,461 19.83 4,113 7.67 1,662 2.72 (5,348) (56.53) (2,451) (59.59) D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 44,532 48.28 64,852 54.73 77,267 55.82 20,319 45.63 12,416 19.14 I. Vốn chủ sở hữu 44,532 100 64,852 100 77,267 100 20,319 45.63 12,416 19.14 1. Vốn góp của chủ sở hữu 44,291 99.46 64,332 99.20 76,409 98.89 20,041 45.25 12,076 18.77 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phối 241 0.54 519 0.80 859 1.11 278 115.08 339 65.35 LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước - 0.00 (1,861) (2.87) 574 0.74 (1,861) 2,436 (130.86) LNST chưa phân phối kỳ này 241 0.54 2,381 3.67 284 0.37 2,139 885.93 (2,096) (88.06)

TỔNG NGUỒN VỐN 92,246 100 118,496 100 138,413 100 26,250 28.46 19,917 16.81 2018/2017 Chỉ tiêu

2016 2017 2018 2017/2016

- Phân tích tình hình biến động tài sản

Tài sản của Công ty cơ bản được công bố trên bảng cân đối kế toán, phản ánh giá trị kế toán toàn bộ tài sản hiện có của Công ty taị thời điểm lập báo cáo. Về mặt quan hệ kinh tế, qua việc xem xét phần tài sản cho phép đánh giá tổng quát năng lực và trình độ sử dụng tài sản. Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện “số tiềm lực” mà Công ty có quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai.

Qua bảng 2.2, ta thấy cơ cấu TSNH và TSDH của Công ty có sự biến động mạnh qua từng năm. Cơ cấu TSNH của Công ty đang có xu hướng tăng lên, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty, cơ cấu TSDH đang có xu hướng giảm dần, cụ thể:

Năm 2016, tỷ trọng của TSDH là gần 57%, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, còn TSNH chỉ chiếm hơn 43%. Đến năm 2017 thì TSNH có xu hướng tăng lên, chiếm hơn 52% trong tổng tài sản, còn TSDH giảm xuống chỉ còn hơn 48%. Đến năm 2018 TSNH tiếp tục tăng mạnh, chiếm hơn 61% trong tổng tài sản, TSNH chỉ chiếm 39%. Nguyên nhân làm TSNH biến động là do các khoản mục trong TSNH có sự biến động mạnh như: Các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho...

Ta thấy tài sản của Công ty đang có xu hướng tăng lên qua từng năm. Năm 2017, tổng tài sản của Công ty là 118.495 triệu đồng, tăng mạnh so với năm 2016 là 26.249 triệu đồng, tương ứng với mức tăng lê đến 28,46%. Năm 2018, tổng tài sản của công ty tiếp tục tăng lên đến 138.412 triệu đồng, tương ứng với mức tăng là 16,81% so với năm 2017. Việc tổng tài sản của Công ty tăng là biểu hiện của dấu hiệu tốt. Tổng tài sản tăng là do ảnh hưởng của hai yếu tố, đó là TSNH và TSDH.

Ảnh hưởng của TSNH

TSNH trong giai đoạn này có xu hướng tăng lên lên mạnh mẽ. Năm 2017, TSNH của Công ty là 62.082 triệu đồng, tăng rất mạnh so với năm 2016, tăng thêm 22.256 triệu đồng, tương ứng với mức tăng lên đến 55,89%. Đến năm 2018, TSNH của Công ty tiếp tục tăng lên với tốc độ nhanh, mức tăng lên đến gần 37%, tương ứng tăng lên 22.805 triệu đồng. Nguyên nhân của TSNH tăng lên là do ảnh hưởng của các khoản mục sau:

- Tiền và các khoản tương đương tiền

Khoản mục này có sự biến động không đều qua các năm. Năm 2017, lượng tiền của Công ty là 335 triệu đồng, giảm so với năm 2016 là 14 triệu đồng, tương ứng với mức giảm là 4,25%. Tuy nhiên, đến năm 2018 thì lượng tiền của Công ty lại tăng lên mạnh mẽ, với mức tăng lên đến 136,44% so với năm 2017.

- Các khoản phải thu ngắn hạn

Các khoản phải thu ngắn hạn chếm tỷ trọng cao trong cơ cấu TSNH. Năm 2017, các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty là 22.520 triệu đồng, giảm gần 8% so với năm 2016. Đây là một dấu hiệu tốt đối với Công ty. Nhưng đến năm 2018, khoản mục này lại tăng mạnh, đạt 49.607 triệu đồng, tương ứng với mức tăng lên đến hơn 120%. Đây là một dấu hiệu xấu đối với Công ty, cho thấy Công ty đang bị chiếm dụng vốn.

- Hàng tồn kho

Khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu TSNH. Hàng tồn kho có xu hướng tăng lên mạnh mẽ trong giai đoạn 2016-2017. Năm 2017, hàng tồn kho của Công ty là 38.015 triệu đồng, tăng lên 152% so với năm 2016. Đây là dấu hiệu xấu đối với Công ty. Nguyên nhân làm cho hàng tồn kho tăng có thể là do lượng tiêu thụ sản phẩm không tốt bằng năm 2016. Nếu sản lượng tiêu thụ giảm là do các yếu tố đối thủ cạnh tranh, thị yếu của người tiêu dùng thì Công ty nên xem xét các phương án kinh doanh tốt hơn. Nếu nguyên nhân là do chất lượng sản phẩm thì Công ty nên xem xét công tác quản lý nguyên vật liệu đầu vào tốt, để nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhưng đến năm 2018, hàng tồn kho lại có sự giảm xuống so với năm 2017, giảm gần 10%. Đây là dấu hiệu khả quan hơn đối với Công ty.

- Tài sản ngắn hạn khác

Khoản mục này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu TSNH. Năm 2016, Công ty không có các khoản TSNH khác. Năm 2017, TSNH khác là 1.211 triệu đồng, nhưng đến năm 2018 giảm xuống chỉ còn 105 triệu đồng, tương ứng với mức giảm lên đến 91%

Ảnh hưởng của TSDH

TSDH của Công ty có sự biến động không đều qua từng năm. Cụ thể: Năm 2017, TSDH của Công ty là 56.413 triệu đồng, tăng gần 8% so với năm 2016. Đến năm 2018, TSDH của Công ty giả xuống còn 53.524 triệu đồng, giảm hơn 5% so với năm 2017. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động của TSDH là do ảnh hưởng của các khoản mục sau:

- Tài sản cố định

Khoản mục này chiếm tỷ trọng rất cao trong TSDH, đây là nguồn tài sản có giá trị lớn đối với Công ty. TSCĐ đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2017, TSCĐ của Công ty là 47.847 triệu đồng, giảm 7,3% so với năm 2016. Đến năm 2018, TSCĐ tiếp tục giảm xuống còn 44.783 triệu đồng, giảm 6,4% so với năm 2017.

- Tài sản dở dang dài hạn

Khoản mục này có xu hướng tăng lên qua từng năm. Năm 2017, tài sản dở dang dài hạn là 7.773 triệu đồng, đến năm 2018 thì có sự tăng nhẹ, đạt 8.014 triệu đồng, tăng 3,1% so với năm 2017

- Tài sản dài hạn khác:

Khoản mục này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu TSDH và đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2017, tài sản dài hạn khác là 792 triệu đồng, giảm đến hơn 17% so với năm 2016. Đến năm 2018, khoản mục này tiếp tục giảm xuống còn 727 triệu đồng, giảm hơn 8% so với năm 2017. Khoản mục này giảm là do chi phí trả trước dài hạn giảm.

Kết luận: Tổng Tài sản của Công ty có xu hướng tăng lên qua 3 năm, đây là

một dấu hiệu tốt cho Công ty, chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty đang ngày càng được mở rộng.

Phân tích tình hình biến động nguồn vốn

Phân tích cơ cấu và biến độn nguồn vốn sẽ cho biết khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của Công ty cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh hay những khó khăn mà Công ty phải đương đầu.

Dựa vào bảng phân tích, ta thấy nhìn chung vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao hơn nợ phải trả và đang có xu hướng tăng dần qua các năm, còn nợ phải trả đang có xu hướng giảm đàn qua các năm, cụ thể:

- Năm 2016, NPT của công ty chiếm 51,72% trong tổng cơ cấu nguồn vốn của Công ty, còn VCSH chiếm 48,28%. Điều này cho thấy Công ty đang chiếm dụng vốn bên ngoài để sản xuất kinh doanh nhưng vẫn có khả năng tự chủ kinh tế cao

- Năm 2017, NPT chỉ còn chiếm 45,27% trong tổng cơ cấu nguồn vốn của Công ty, còn VCSH tăng lên, chiếm 54,73%. Điều này cho thấy Công ty đã có khả năng tự chủ về kinh tế cao hơn, đồng thời vẫn chiếm dụng một lượng vốn khá lớn bên ngoài để sản xuất kinh doanh.

- Năm 2018, cơ cấu NPT tiếp tục giảm xuống, chỉ còn chiếm 44,18% trong tổng cơ cấu nguồn vốn, còn VCSH chiếm 55,82%.

Tổng Tài sản của Công ty được hình thành từ hai nguồn vốn chính là VCSH và NPT. NPT à VCSH của Công ty đều có xu hướng tăng lên qua từng năm. Cụ thể:

- Năm 2017, NPT của Công ty là 53.644 triệu đồng, tăng 12,43% so với năm 2016. Đến năm 2018, NPT của Công ty tiếp tục tăng lên, đạt 61.145 triệu đồng, tăng 14% so với năm 2017.

- Năm 2017, VCSH của Công ty là 64.851 triệu đồng, tăng mạnh so với năm 2016, tăng 20.319 triệu đồng, tương ứng với mức tăng gân 46%. Đến năm 2018 VCSH của Công ty tăng lên với tốc độ khá nhanh, tăng 119% so với năm 2017.

Để rõ hơn sự biến động của nguồn vốn, ta cùng phân tích sự ảnh hưởng của hai nhân tố: VCHS và NPT.

Ảnh hưởng của Nợ phải trả

NPT chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu tổng nợ, còn nợ dài hạn chỉ chiếm một phần nhỏ. Cụ thể:

- Nợ ngắn hạn:

Khoản mục này có xu hướng tăng dần qua các năm và tốc độ tăng khá nhanh. Năm 2017, Nợ ngắn hạn là 49.531 triệu đồng, tăng 29,5% so với năm 2016. Đến năm 2018, Nợ ngắn hạn tiếp tục tăng lên đến 59.483 triệu đồng, tăng hơn 20% so với năm Trường Đại học Kinh tế Huế

2017. Điều này cho thấy Công ty đang chiếm dụng một khoản vốn lớn ngắn hạn bên ngoài để sản xuất kinh doanh. Đây là một dấu hiệu tốt của Công ty.

- Nợ dài hạn:

Nợ dài hạn đàn có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2017, khoản mục này là 4.112 triệu đồng, giảm mạnh so với năm 2016, giảm đến 57%. Đến năm 2018, nợ dài hạn của Công ty tiếp tục giảm xuống, chỉ còn 1.662 triệu đồng, giảm đến 60% so với năm 2017.

Ảnh hưởng của Vốn chủ sở hữu

Trong giai đoạn này, VCSH có sự tăng lên mạnh mẽ. Năm 2017, VCSH là 64.851 triệu đồng, tăng mạnh so với năm 2016, tăng đến 55%. Đến năm 2018, VCSH tiếp tục tăng lên, đạt 77.267 triệu đồng với mức tăng hơn 19%. Đây là một dấu hiệu tốt của Công ty, cho thấy Công ty đang càng ngày tự chủ về mặt kinh tế. VCSH tăng là do các khoản mục sau:

- Vốn góp của chủ sở hữu

Vốn góp của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng phần lớn trong tổng VCSH, luôn chiếm trên 98% và đang có xu hướng giảm xuống qua từng năm, tuy nhiên tổng khoản mục này đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Năm 2017, vốn góp của chủ sở hữu là 64.332 triệu đồng, tăng mạnh so với năm 2016 với mức tăng lên đến hơn 45%. Đến năm 2018, khoản mục này tiếp tục tăng lên, đạt 76.408 triệu đồng, tăng gần 19% so với năm 2017.

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Khoản mục này chỉ chiếm một phần không đang kể trong tổng VCSH và đang có xu hướng tăng lên qua từng năm nhưng mức tăng lên là không đáng kể. Năm 2017, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Công ty là 76.408 triệu đồng, tăng rất mạnh so với năm trước với mức tăng lên đến 115%. Đến năm 2018, khoản mục nay tiếp tục tăng lên với mức tăng trên 65%. Khoản mục này tăng nhanh như vậy là do LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kì trước và LNST chưa phân phối kỳ này đêu tăng mạnh.

2.1.5.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 2.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Trường Danh giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Triệu đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thù lao lao động đến sự cam kết gắn bó của người lao động tại công ty cổ phần trường danh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)