Rủi ro của hoạt động cho vay tại NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc sông hương tỉnh th (Trang 36 - 38)

1.3.3.1. Nguyên nhân gây ra rủi ro

Nguyên nhân bất khảkháng

Những nguyên nhân bất khả kháng xuất phát từ những nhân tố bên ngoài môi trường tác động vào. Những nguyên nhân này xuất hiện đột ngột, khó đoán, khó kiểm soát, có thể gây ra thiệt hại lớn cho chính KH cũng như NH. Bao gồm các nguyên nhân sau:

- Sự thay đổi chính sách của Chính phủ: Nước ta đang thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tếsang nền kinh tếthị trường. Do đó phải tuân thủvà chấp nhận sựbiến động theo quy luật của nền kinh tếthị trường. Mỗi khi nền kinh tếbiến động lên, xuống thì lập tức Chính phủphải đưa ra các chính sách kinh tếmới phù hợp với điều kiện hiện hành nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế đất nước. Các chính sách của Chính phủ thường xuyên quan tâm và có sự thay đổi kịp thời như chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư phát triển,… đều có ảnh hưởng trực tiếp đến NHTM, thường là nhữngảnh hưởng không tích cực đến hoạt động kinh doanh.

- Môi trường pháp lý: Hoạt động kinh doanh của các NHTM liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, mang tính xã hội cao. Khi hệthống pháp luật ổn định và lành mạnh thì môi trường kinh doanh của NH sẽcó nhiều thuận lợi. Ngược lại nếu môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở thì tình trạng tham ô, chiếm đoạt tài sản, kinh tế xã hội kém ổn định dẫn đến kinh doanh gặp nhiều khó khăn, NH khi tiến hành cho vay cũng gặp nhiều rủi ro hơn.

-Môi trường kinh tế: Với nền kinh tếhội nhập hiện nay, việc cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong và ngoài nước đã tăng nguy cơ rủi ro nợxấu do KH có tiềm lực tài chính lớn bịthu hút bởi các NH có nhiều sản phẩm, dịch vụtiện ích hơn.

-Môi trường tựnhiên: Những biến động lớn vềthời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn ngoài tầm kiểm soát của con người. Điều đó đồng nghĩa với các NH cho vay phải cùng chia sẻ rủi ro với KH của mình.

Nguyên nhân từphía KH

Những nguyên nhân chủ quan từ phía KH là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro cho vay. Đối với mỗi KH sẽcó mỗi nguyên nhân khác nhau gây nên rủi ro, có thểlà khả năng kinh doanh yếu kém, sửdụng vốn vay sai mục đích hay KH có hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật,... hoặc do một sốnguyên nhân ngoài ý muốn như vấn đề vềsức khỏe, gia đình gặp khó khăn hoặc KH tạm thời thất nghiệp.

Nguyên nhân từphía NH

- Chính sách cho vay không phù hợp: NH đưa ra các chính sách cho vay không phù hợp, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ hay đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao dẫn đến những lỗhổng trong các quyết định cho vay gây ra rủi ro lớn.

- Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ CBNH: Đặc thù nghề nghiệp buộc một CBNH không những phải có trình độ mà còn phải có đạo đức tốt. Trình độ năng lực của CBNH sẽ quyết định tính chính xác về việc đánh giá KH và phương án vay vốn, sự an toàn của các Hợp đồng tín dụng. Nếu trình độ chuyên môn của CBNH không đảm bảo thì mức độ rủi ro trong trường hợp này sẽ ngày càng tăng trong suốt quá trình kểtừkhi xét duyệt đến giám sát và cuối cùng là thu nợ. Cùng với

sựhạn chếvềtrìnhđộ là vấn đề phẩm chất đạo đức của CBNH. Trước sựcám dỗ của vật chất, nhiều CBNH có thể hành động vô nguyên tắc, vô tổ chức, làm trái quy định, thông đồng với KH, gây tổn thất to lớn với NH cho vay.

- Tài sản đảm bảo khoản vay: Rủi ro có thểxảy ra nếu NH không đánh giá đúng giá trịtài sản đảm bảo hay giá trịtài sản thểchấp có biến động theo chiều hướng xấu. 1.3.3.2. Tác động của rủi ro đến hoạt động cho vay tại NHTM

- Tăng chi phí, giảm lợi nhuận: Khi NH cho vay xuất hiện những khoản nợ quá hạn, thu nợ quá hạn là việc đầu tiên cần phải thực hiện, việc này không những mất nhiều thời gian mà chi phí bỏ ra đểthực hiện cũng khá lớn, CBTD mất thời gian xửlý nợ, không tiếp cận được những món vay mới đồng thời ngần ngại mở rộng hoạt động cho vay. Bên cạnh đó chi phí cơ hội mà NH phải bỏra khi khoản nợquá hạn làm chậm lại vòng quay vốn tín dụng, làm mất đi các khoản đầu tư khác tương đối cao. Tất cả những vấn đềnày làm giảm thu nhập tiềm ẩn và làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến kết quảhoạt động kinh doanh của NH.

- Giảm khả năng thanh khoản: Các NHTM thường lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra và dòng tiền vào, các khoản vay không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến mất cân đối giữa hai dòng tiền. Các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của KH vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn trong khi các khoản vay lại không hoàn trả đúng hạn, do đó nếu NH không đi vay hoặc thanh lý tài sản của mình thì khả năng chi trả sẽbị hạn chế, gặp khó khăn trong khâu thanh toán.

- Giảm uy tín của NH: Khi gặp phải rủi ro, kinh doanh kém hiệu quả, uy tín của NH sẽ bị giảm sút trên thị trường. Đây là sự thiệt hại vô hình không thể lường được giá trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc sông hương tỉnh th (Trang 36 - 38)