Hoạt động cho vay tại NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc sông hương tỉnh th (Trang 27 - 35)

1.2.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay

Theo Thông tư số39/2016/TT-NHNN: Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho KH một khoản tiền để sử dụng vào

mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. (Khoản 1, Điều 2, Chương 1, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

quy định vềhoạt động cho vay của tổchức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài

đối với khách hàng)

Theo Giáo trình tín dụng NH: Cho vay là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn và tài sản từNH cho KH trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. (Giáo trình tín dụng Ngân hàng của PGS.TS Phan ThịCúc)

Qua hai định nghĩa trên có thể thấy được bản chất của cho vay gồm 3 đặc trưng chính:

- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn và tài sản từ người sở hữu sang người sửdụng.

- Sự chuyển nhượng theo nguyên tắc hoàn trả theo thời gian như trong hợp đồng thỏa thuận giữa KH và NH.

- Giá trịhoàn trảbao gồm cảgốc, lãi và phí tín dụng.

1.2.2.2. Vai trò của hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống của NH. Từ các nguồn vốn dư thừa trong hoạt động sản xuất kinh doanh hay nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân mà NH huy động được, sau đó biến tiết kiệm thành đầu tư, nói cách khác là cho vay. NH đã tạo điều kiện cho các DN, cá nhân có cơ hội đầu tư, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Đối với NH

Hoạt động chủ yếu của NHTM là việc thu hút vốn để mở rộng cho vay và đầu tư nhằm thu lợi nhuận. Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của NH. Trong đó hoạt động cho vay là hoạt động hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao nên các NH quan tâm đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay.

Mở rộng cho vay làm tăng doanh thu và lợi nhuận của NH khi NH cho vay thu được tiền lãi. Tiền lãi chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu và lợi nhuận của NH. Khi mởrộng cho vay vềchiều rộng làm tổng dư nợ tăng lên, nếu không gặp rủi ro

NH mở rộng cho vay về chiều sâu, chất lượng của các khoản vay tăng lên, khả năng thu hồi vốn vay là lãi cao,đặc biệt đối với các khoản vay với thời hạn dài thì doanh thu và lợi nhuận từ các khoản vay này cũng tăng lên. Đồng thời việc nâng cao chất lượng cho vay giúp NH tồn tại và phát triển lâu dài, bền vững hơn.

Đối với KH

- Cung cấp nguồn vốn cho KH một cách an toàn, nhanh chóng, dễdàng tiếp cận và có nhiều sựlựa chọn trong khả năng chi trảvềthời gian, chi phí.

- Giúp KH DN nắm bắt được cơ hội đầu tư, mở rộng sản xuất, KH cá nhân có đủ chi phí đểtrang trải, chi tiêu nâng cao chất lượng sống.

- Với trách nhiệm hoàn trả khoản vay theo thời hạn đã thỏa thuận, buộc KH luôn có ý thức, cố gắng sửdụng vốn một cách hiệu quảnhất, phần nào thúc đẩy hiệu quảkinh doanh cũng như cuộc sống được cải thiện tốt hơn.

Đối với nền kinh tế

- Cho vay có vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỷ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh.

- Đây cũng là kênh truyền tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô như việcổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm…

-Thúc đẩy các DN tăng cường chế độkiểm toán, giúp các DN khai thác có hiệu quảtiềm năng kinh tế trong hoạt động kinh doanh vì các NH chỉ cho vay vốn khi các DN làm ăn có lãi.

-Cho vay đãđáp ứng được hầu hết các nhu cầu vềvốn của các thành phần kinh tế trong xã hội, giúp cho quá trình sản xuất được liên tục, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất. Đồng thời việc tập trung và phân phối vốn đã góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tếtừ nơi thừa đến nơi thiếu.

- Cho vay có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưu quốc tế. Qua hoạt động này, NH sẽlà trợthủ đắc lực cung cấp vốn cho các nhà đầu tư kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. Trở thành một trong những phương tiện để nối liền nền kinh tế các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển trong việc mởrộng sản xuất hàng hoá.

1.2.2.3. Hình thức cho vay

Căn cứtheo mục đích sửdụng vốn vay

- Vay tiêu dùng: Là khoản vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các cá nhân, hộgia đình phục vụsinh hoạt cá nhân trong cuộc sống.

- Vay sản xuất kinh doanh: Là các khoản vay phục vụ mục đích bổ sung vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư của cá nhân, hộ gia đình.

Căn cứ vào phương thức cho vay

- Cho vay từng lần: Là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay KH và NH đều phải làm các thủtục cần thiết và ký hợp đồng tín dụng. Đây là hình thức cho vay theo món khi KH có nhu cầu.

- Cho vay trả góp: Đây là hình thức cho vay mà NH và KH xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trảnợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn vay.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là phương thức cho vay mà NH thỏa thuận bằng văn bản chấp nhận cho KH chi vượt sốtiền có trên số dư tài khoản thanh toán của KH tới một hạn mức nhất định, trong thời gian nhất định. Hiện nay, phương thức cho vay này đang được các NHTM thực hiện ngày càng rộng rãi bởi tính ưu việt của nó.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp chovay mà NH và KH xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng, duy trì hạn mức cho vay được tính từthời điểm hạn mức cho vay bắt đầu có hiệu lực, cho đến thời điểm hạn mức tín dụng đó hết hiệu lực hoặc hạn mức cho vay khác thay thế.

Căn cứbiện pháp đảm bảo khoản vay

- Cho vay có tài sản đảm bảo: Cho vay có tài sản đảm bảo là loại cho vay mà NH đưa ra điều kiện KH vay phải thế chấp tài sản, cầm cố hoặc có bảo lãnh của bên thứba.

- Cho vay không có tài sản đảm bảo (tín chấp): Là loại cho vay mà NH không yêu cầu tài sản đảm bảo, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứba mà chỉ dựa trên uy tín của bên thứ ba. Đây là phương thức cho vay chủ yếu áp dụng đối với các KH truyền thống, lâu năm và có uy tín.

Căn cứtheo thời hạn cho vay

- Cho vay ngắn hạn:Là những khoản cho vay có thời hạn thấp hơn 12 tháng. NH cho vay ngắn hạn nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của DN, nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của Chính phủ và nhu cầu tiêu dùng của cá nhân.

- Cho vay trung hạn:Là những khoản cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Khoản tín dụng này thường được sử dụng để đầu tư đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ hoặc mở rộng sản xuất.

- Cho vay dài hạn:Là những khoản vay trên 5 năm. Các khoản này thường dùng để đầu tư vào vốn cố định của DN, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, bất động sản và cho vay tiêu dùng cá nhân vào các nhu cầu nhàở, phương tiện vận tải…

Căn cứtheo tính chất hoàn trả

-Cho vay hoàn trả trực tiếp:Là khoản cho vay trong đó người đi vay chính là người phải trả nợ trực tiếpcho NH.

- Cho vay hoàn trả gián tiếp:Là khoản cho vay trong đó người đi vay không phải là người trực tiếp trả nợ, loại cho vay này thường được thực hiện bằng cách chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá trị còn thời hạn thanh toán.

1.2.2.4. Nguyên tắc cho vay

Hoạt động cho vay của NHTM đối với KH được thực hiện theo thỏa thuận giữa NH và KH, phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường. Đảm bảo theo 3 nguyên tắc:

- Nguyên tắc vay đúng mục đích: Sau khi được chấp thuận cho vay, KH phải sửdụng vốn theo đúng với mục đích vay được thểhiện trong hồ sơ vay vốn.

- Nguyên tắc trả nợ gốc và lãi tiền vay: KH sẽ phải trảcả gốc lẫn lãi cho phía NH. Tiền lãi có thểtrảtheo thỏa thuận giữa hai bên trong hồ sơ vay vốn.

- Nguyên tắc trả đúng hạn: KH phải có nghĩa vụtrảcảtiền lãi lẫn tiền gốc đúng thời hạn đã thỏa thuận. Nếu vượt quá thời hạn mà vẫn chưa trả thì phải bị phạt theo điều khoản đã ký từ trước.

1.2.2.5. Quy trình cho vay tại NHTM

Bảng 1.1–Bảng tóm tắt quy trình cho vay Các

giai đoạn

Nguồn và nơi cung cấp thông tin

Nhiệm vụcủa NH ởmỗi giai đoạn

Kết quảcủa mỗi giai đoạn Lập hồ sơ tín dụng KH cung cấp thông tin. Tiếp xúc, phổbiến và hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn. Hoàn thành bộhồ sơ để chuyểnsang giai đoạn sau.

Thẩm định hồ sơ và phân tích

tín dụng

- Hồ sơ đềnghị vay từ giai đoạn trước

chuyển sang. - Các thông tin bổ sung từphỏng vấn,

hồ sơ lưu trữ…

Tổchức thẩm định về mặt tài chính và phi tài

chính do các cá nhân hoặc bộphận thẩm định thực hiện. Báo cáo kết quảthẩm định đểchuyển sang bộphận có thẩm quyền đểquyết định cho vay hoặc từchối cho vay. Quyết định tín dụng Các tài liệu và thông tin từ giai đoạn trước chuyển sang và Báo cáo kết quả

thẩm định.

Quyết định cho vay hoặc từchối cho vay dựa vào kết quả phân tích. Tiến hành các thủtục pháp lý: Ký hợp đồng tín dụng; Hợp đồng công chứng và các loại hợp đồng khác. Giải ngân - Quyết định cho vay và các hợp đồng liên quan. - Các chứng từlàm

cơ sơ giải ngân.

Thẩm định các chứng từ theo các điều kiện của hợp đồng tín dụng trước khi phát tiền vay.

Chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của KH hoặc chuyển trảtheo yêu cầu

của KH. Giám sát và thanh lý tín dụng - Các thông tin từ nội bộNH. - Các BCTC theo định kỳcủa KH. - Các thông tin khác. - Phân tích BCTC, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay. - Tái xét và thanh lý Hợp đồng tín dụng.

- Báo cáo kết quảgiám sát và đưa ra các gải pháp

xửlý.

- Lập các thủtục đểthanh lý tín dụng.

Lập hồ sơ tín dụng

Đây là bước đầu tiên, là khâu căn bản của quy trình cho vay và được lập ngay sau khi CBTD tiếp xúc với KH có nhu cầu vay vốn. Là bước vô cùng quan trọng để thu thập thông tin làm cơ sở cho các bước sau, tiền đề của việc phân tích và ra quyết định cho vay.

Sau khi thu thập xong thông tin của KH, CBTD sẽ hướng dẫn KH cung cấp các hồ sơ vay chi tiết. Mỗi KH sẽcó một bộ hồ sơ khác nhau, tuy nhiên về cơ bản hồ sơ cần cung cấp các thông tin:

 Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của KH.

 Thông tin vềkhả năng sửdụng và hoàn trảvốn của KH.

 Thông tin về đảm bảo tín dụng.

Đểthu thập được các thông tin này, KH sẽ được yêu cầu lập và nộp các các loại giấy tờsau:

 Hồ sơ pháp lý: - CMND/ hộchiếu

- Sổhộkhẩu/ giấy tờchứng minh cư trú thường xuyên - Giấy đăng ký kết hôn/ giấy tờxác nhận tình trạng hôn nhân

 Hồ sơ vay vốn: - Giấy đềnghị vay vốn -Phương án sửdụng vốn - Tài liệu chứng minh thu nhập -…

Thẩm định hồ sơ và phân tích tín dụng

Sau khi đã thu thập được những thông tin cần thiết về KH, giai đoạn thứhai cần thực hiện chính là giai đoạn quan trọng nhất và khó khăn nhất trong quy trình cho vay – Thẩm định hồ sơ vay vốn và phân tích tín dụng. Trong giai đoạn này, CBTD cần thiết phải là người có trìnhđộ chuyên môn, năng lực phán đoán và phân tích tốt.

Thẩm định hồ sơ vay vốn là xem xét, đánh giá hồ sơ KH có nhu cầu vay vốn đã cung cấp đểtừ đó đưa ra kết luận quyết định cho vay hay không.

Phân tích tín dụng là việc phân tích những khả năng hiện tại và tiềm ẩn của KH vềsửdụng vốn vay, khả năng hoàn trảvà thu hồi vốn. Mục tiêu của phân tích tín dụng là phát hiện những trường hợp có thểdẫn đến rủi ro cao, từ đó tìm ra những biện pháp phòng ngừa và hạn chếnhững rủi ro đó. Ngoài ra, phân tích tín dụng còn liên quanđến việc xác minh tính chân thực của những thông tin mà KH cung cấp, từ đó nhận định về thái độvà uy tín của KH đểra quyết định.

Trong giai đoạn này, CBTD cần thực hiện:

 Thẩm định tư cách pháp lý của KH

 Thẩm định mục đích sửdụng vốn vay

 Thẩm định khả năng tài chính của KH

Thông tin được sửdụng trong công tác thẩm định:

 Thông tin lưu trữtại NH

 Thông tin từ điều tra, phỏng vấn

 Thông tin từhồ sơ đềnghịvay vốn của KH: - Hồ sơ pháp lý

- Hồ sơ vềtình hình kinh tế, tài chính hiện tại vàtrong tương lai

- Hồ sơ phương án, kế hoạch kinh doanh hoặc dự án đầu tư, phương án vay, hoàn trảnợvà lãi

- Hồ sơ tài sản thếchấp, cầm cố(nếu có) - Các tài liệu khác.

Quyết định tín dụng

Sau quá trình xem xét nguồn vốn, điều kiện thanh toán, phương thức và lãi suất cho vay, CBTD sẽnộp hồ sơ và Báo cáo thẩm định cho cán bộ xét duyệt để tiến hành kiểm tra, xem xét đồng thời có thể tái thẩm định (nếu cần thiết), sau đó trình lên Giám đốc duyệt. Đây là bước quan trọngảnh hưởng đến uy tín và hiệu quảhoạtđộng của NH.

Thường có hai sai lầm căn bản trong giai đoạn này: - Quyết định cho vay với KH không tốt

- Từchối cho vay với KH tốt

Cảhai sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại cho NH. Để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất, những vấn đềcần được chú trọng tronggiai đoạn quyết định tín dụng là:

- Thu thập thông tin và xửlý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở đểra quyết định.

- Trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích. Trên cơ sở quyết định của hội đồng thẩm định, CBTD có trách nhiệm thông báo cho KH vềquyết định cho vay hoặc từchối cho vay đối với KH.

Giải ngân

Giải ngân là thuật ngữ được sử dụng nhiều ở NH. Nghĩa là xuất tiền bạc, tài chính cho KH theo thỏa thuận vay mượn để giải quyết công việc theo kế hoạch đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc sông hương tỉnh th (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)