Doanh thu đặt phòng trực tuyến của khách sạn từ năm 2016 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong hệ thống đặt phòng tại khách sạn thanh bình riverside (Trang 75 - 78)

ĐVT: tỷ đồng

STT Doanh Thu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017

1 Website khách sạn 4,60 5,34 5,60 16% 4,8%

2 Booking.com 4,22 4,26 4,64 0,94% 8,9%

3 Agoda.com 0,90 1,00 1,06 11% 6%

4 tổng 9,72 10,60 11,30 9% 6,6%

(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính khách sạn)

Qua bảng doanh thu các đơn hàng qua trực tuyến cho thấy rằng từ năm 2016- 2018 doanh thu có xu hướng tăng dần qua các năm cụ thể như sau:

Đối với đơn đặt hàng trên website khách sạn doanh thu năm 2016 là 4,6 tỷ đồng năm 2017 là 5,34 tỷ đồng tăng 0,74 tỷ đồng so với năm 2016 với tốc độ phát triển là 16%, Năm 2018 có doanh thu là 5,6 tỷ đồng tăng 0,26 tỷ đồng so với 2017 với tốc độ tăng trưởng là 4,8%. Từ doanh thu trên cho thấy website đã hoạt động rất hiệu quả vào năm 2017 đem lại một nguồn doanh thu tương đối cao, đến năm 2018 thì tốc độ có sự phát triển chững lại do nhiều nguyên nhân khác nhau khách sạn chưa thường xuyên đầu tư nâng cấp thêm hệ thống, và giai đoạn này các website thương mại điện tử trung gian hoạt động rất mạnh mẽ tốc độ phát triển rất cao.

Các đơn đặt phòng trên booking.com cũng có xu hương tăng từ năm 2016 là 4,22 tỷ đồng đến năm 2017 là 4,26 tỷ đồng tăng tưởng 0,04 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng là 0,94%.Sang năm 2018 doanh thu đạt 4,64% tăng 0,38 tỷ đồng so với 2017 tốc độ tăng trưởng 8,9%. Điều này cho thấy rằng xu hướng đặt phòng qua các kênh OTA đang có sự phát triển nhanh và ngày càng phổ biến hiện nay. Khách sạn cần có các chiến lược phát triển trên các kênh OTA mang lại hiểu quả cho hoạt động kinh doanh của khách sạn hơn.

Nhận xét:

Những mặt tích cực:

Nhờ vào việc ứng dụng thương mại điện tử website thanhbinhriverside.com vào hoạt động kinh doanh của khách sạn đã có các bước thay đổi đáng kể, khắc phục những trở ngại về địa lý giữa Việt Nam và các nước. Nhờ website đã mang đến một nguồn doanh thu đáng kể cho khách sạn giúp khách sạn ngày càng hoàn thiện và phát triển về mọi mặt. Ngoài ra sự xuất hiện của thông tin trên internet đã góp phần đưa uy tín của khách sạn này lên một tầm cao mới. Nhiều lượng khách đã đặt phòng qua

website khách sạn, nhiều khách hàng đã biết đến và tìm đến để sử dụng những dịch vụ mà khách sạn đã cung cấp.

Bên cạnh đó khách sạn còn liên kết với các OTA, tạo ra sự đa dạng về nhiều hình thức đặt phòng cho khách hàng, bắt kịp các xu hướng hiện nay của khách hàng tạo cho khách sạn một hình ảnh chuyên nghiệp, luôn đón đầu các xu hướng mới.

Những hạn chế:

Mặc dù khách sạn đã sớm nhận ra tầm quan trọng của TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình nhưng việc ứng dụng còn gặp phải những hạn chế nhất định.

Thứ nhất: Các vấn đề thông tin nội dung ở các trang là giới thiệu khách sạn, về dịch vụ, thông tin chung còn đơn giản chưa. Về giao diện của trang web cũng tương tự nhau, đơn giản chưa thu hút được sự chú ý của khách hàng.Yếu tố thẩm mĩ cũng chưa được hợp lý, làm tăng thêm sự đơn điệu và thiếu sáng tạo của trang web.

Thứ hai: Công việc cập nhật trang web bị chậm trễ là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Khách sạn cập nhật thông tin trên trang website chưa được thường xuyên, không đầu tư công sức, thời gian cho trang web của mình đồng nghĩa với việc khách sạn đang lãng phí tiềm năng mà công nghệ thông tin mang lại. Mức độ, tần suất cập nhật thông tin lên web là một trong những tiêu chí giúp đánh giá chất lượng và tính chuyên nghiệp của một website, là một nhân tố giúp trang web thực sự tồn tại một cách có ích cho khách sạn.

Thứ ba:Kkhách sạn có đầu tư vào việc quản lý website như chưa tận dụng hết tối đa tiềm năng của website để mang lại hiểu quả, chưa hoàn thiện hết các chức năng đặt biệt là chức năng tương tác với khách hàng với khách sạn và khách hàng với khách hàng. Chỉ mới phát triển nó thành một công cụ quản cáo thuần túy chưa tận dụng được hết hiệu quả mang lại của chức năng đó. Khách sạn cần có sự điều chỉnh trọng việc quản trị website để tận dụng tối đa nguồn lực.

2.3 Đánh giá của khách hàng về chất lượng các website đặt phòng trực tuyến của khách sạn Thanh Bình Riveside

2.3.1 Thống kê mô tả mẫu điều tra

Cơ sở chọn mẫu

Có khá nhiều công thức lấy mẫu, tuy nhiên, các công thức lấy mẫu phức tạp tác giả sẽ không đề cập tới bởi vì nó thiên về toán thống kê. Nếu lấy mẫu theo các công thức đó, lượng mẫu nghiên cứu cũng là khá lớn, hầu như tác giả không đủ thời gian và nguồn lực để thực hiện. Do vậy, tác giả lấy mẫu trên cơ sở tiêu chuẩn 5:1 của Bollen (1989), tức là để đảm bảo phân tích dữ liệu (phân tích nhân tố khám phá EFA) tốt thì cần ít nhất 5 quan sát cho 1 biến đo lường và số quan sát không nên dưới 100, Bảng câu hỏi khảo sát tác giả trích dẫn có tổng cộng 26 biến quan sát (các câu hỏi sử dụng thang đo Likert), do vậy mẫu tối thiểu sẽ là 26 x 5 = 130. Chúng ta lưu ý, mẫu này là mẫu tối thiểu chứ không bắt buộc chúng ta lúc nào cũng lấy mẫu này, mẫu càng lớn thì nghiên cứu càng có giá trị. Cụ thể trong nghiên cứu này, tác giả lấy có 150 phiếu khảo sát đạt yêu cầu để đưa vào phân tích.

Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong hệ thống đặt phòng tại khách sạn thanh bình riverside (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)