PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.2 Cơ sở thực tiễn về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử
1.2.1 Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử ở các nước trong khu vực và trênthế giới thế giới
Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng điện tử trên thế giới bắt nguồn từ một ngân hàng tại Mỹ (WellFargo), năm 1989, lần đầu tiên cung cấp dịch vụ qua mạng, đến nay có rất nhiều tìm tịi, thử nghiệm xây dựng hệ thống NHĐT hồn hảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tiếp sau đó là các nước Châu Âu, Australia và các quốc gia, vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kơng, Đài Loan..., các ngân hàng ngồi việc đẩy mạnh phát triển hệ thống thanh tốn điện tử cịn mở rộng phát triển các kênh giao dịch điện tử như các loại thẻ giao dịch qua máy rút tiền tự động ATM, các loại thẻ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như Internet banking, Mobile banking, Telephone banking, Home banking.
Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Singapore và Hồng Kơng đã phát triển các dịch vụ NHĐT từ rất sớm . Tại Hồng Kơng NHĐT có từ năm 1990, cịn các ngân hàng ở Singaore cung cấp dịch vụ ngân hàng qua Internet từ năm 1997. Dịch vụ Internet banking ở Thái Lan hoạt động từ năm 2001. Trung Quốc mới tham gia vào hệ thống NHĐT từ năm 2000 nhưng đã có nhiêu cải cách về chính sách cũng như chiến lược để phát triển lĩnh vực này.
Hiện nay, dịch vụ NHĐT đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và số lượng người sử dụng các loại dịch vụ này cũng tăng dần qua các năm.
1.2.2 Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hiện nay, NHĐT tồn tại dưới hai hình thức: Ngân hàng trực tuyến, chỉ tồn tại dựa trên môi trường mạng Internet, cung cấp dịch vụ 100% thông qua môi trường mạng; và mơ hình kết hợp giữa hệ thống Ngân hàng thương mại truyền thống , tức là phân phối những sản phẩm dịch vụ cũ trên những kênh phân phối mới. NHĐT tại Việt Nam chủ yếu phát triển theo mơ hình này.
Từ năm 1994, NH Ngoại thương Việt Nam đã triển khai dịch vụ Home – banking. Đến năm 1999, NH Ngoại thương Việt Nam thực hiện dịch vụ ngân hàng bán lẻ đầu tiên ở Việt Nam với hệ thống VCB Vision 2010. Đến tháng 11/2002, NH Công thương Trường Đại học Kinh tế Huế
Việt Nam khai trương dịch vụ này. Hiện nay đối với dịch vụ PC banking, trên thị trường có vài NHTM cung cấp dịch vụ NH tại nhà “Home banking” (Vietcombank, Techombank, ACB...)
Đến nay có khoảng 45 ngân hàng cung cấp dịch vụ SMS Banking, Internet Banking và 32 ngân hàng phát triển ứng dụng Mobile Banking. Theo khảo sát của KPMG, đến năm 2015 kênh Mobile Banking đã giúp ngân hàng tiết kiệm đến 43 lần so với chi nhánh, 13 lần so với call center, 13 lần so với ATM và 2 lần so với internet Banking.
Theo ơng Hồng Thanh Hải, giám đốc Sacombank chi nhánh Đà Nẵng cho biết: “Dịch vụ Ngân hàng điện tử của Sacombank được đầu tư với nhiều tiện ích vượt trội, thích nghi với nhiều đối tượng khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Hiện đang có hơn 10.000 khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của Sacombank”
1.2.3 Thực trạng dịch vụ Ngân hàng điện tử trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong những năm gần đây, dịch vụ NHĐT bắt đầu phát triển ở Huế. Các ngân hàng chi nhánh đều có website riêng cung cấp cho khách hàng các thông tin về lãi suất , tỷ giá, điểm đặt máy ATM, giao dịch máy POS, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng,...
Tuy nhiên Huế là thành phố có diện tích khá nhỏ, cơng nghệ thơng tin chưa phát triển, trình độ cơng nghệ của người dân còn hạn chế, khách hàng vẫn quen sử dụng tiền mặt hơn, do đó trên địa bàn dịch vụ NHĐT vẫn chưa phát triển cao. So với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thì dịch vụ NHĐT ở Huế vẫn là thị trường tiềm năng, cần có bước đột phá phát triển hơn nữa của các chi nhánh ngân hàng thương mại.