Thị trường Internet cáp quang ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ internet cáp quang của công ty cổ phần viễn thông FPT chi nhánh huế (Trang 42 - 43)

6. Bố cục đề tài

1.5.1. Thị trường Internet cáp quang ở Việt Nam

Sau 10 năm phát triển dịch vụ Internet cáp quang Việt Nam đã tác động đến mọi mặt đời sống xã hội hiện nay và tương lai với cuộc cách mạng 4.0. Với sự tham gia của nhiều nhà cung cấp đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt về giá cả, chất lượng dịch vụ, độ bao phủ,…

Hiện thị trường Việt Nam có bảy nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), gồm VDC, Viettel, FPT Telecom, NetNam, SPT, EVN Telecom và CMC TI, trong đó FPT Telecom là người đi tiên phong khi tung ra dịch vụ này vào năm 2006. Các chuyên gia nhận định sự cạnh tranh trên thị trường sẽ là một lực đẩy giúp dịch vụ băng thông rộng cố định tiến thêm một bước và có thể thay thế dịch vụ truy cập Internet ADSL trong tương lai.

Theo số liệu được thống kê từ Sách Trắng CNTT – Truyền thông 2014 do Bộ Thông tin và Truyền thông biên soạn, phát hành, số thuê bao Internet cáp quang (FTTx) của Việt Nam hiện đang có mức tăng trưởng mạnh. năm 2013 đạt 280.127 tăng 43,61% và năm 2014 cao hơn rất nhiều. Dự đoán đây là giai đoạn bùng nổ của dịch vụ Internet cáp quang và trong tương lai nó sẽ đóng vai trò “thống trị” khi các doanh nghiệp đã triển khai cáp đồng cũng dần chuyển đổi sang cáp quang.

Một trong những mục tiêu đến năm 2020 vừa được công bố tại Đại hội nhiệm kỳ II (2015-2020) Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) tại Hà Nội là 50%-60% hộ gia đình và cá nhân có Internet băng rộng. Và tại Đại hội Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2015-2020, đã đưa ra một số về thị trường Internet, đó là: Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định đạt 15-20 thuê bao/100 dân, , tỷ lệ người sử dụng Internet là 55-60%,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ internet cáp quang của công ty cổ phần viễn thông FPT chi nhánh huế (Trang 42 - 43)