5. Kết cấu khóa luận
1.2. Cơ sở lý luận Website
1.2.1. Khái niệm Website
Theo định nghĩa của Wikipedia về Website: “Website hay còn gọi là trang web hoặc trang mạng, là một tập hợp trang web, thường chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ trên World Wide Web của Internet. Một trang web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao thức HTTP. Trang mạng có thể được xây dựng từ các tệp tin HTML (trang mạng tĩnh) hoặc vận hành bằng các CMS chạy trên máy chủ (trang mạng động)”.
Tóm lại có thể hiểu trang web là một tập hợp các trang Web con với các nội dung vô cùng đa dạng từ văn bản, hình ảnh, video, flash, landing page…Trang Web được truy cập và nằm trong một tên miền chính hoặc các tên miền phụ.
Trang Web là một phần rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh online; có thể hiểu Website như bộ mặt của cả doanh nghiệp. Từ cấu trúc, màu sắc, thiết kế cho đến bố cục, nội dung đều tác động đến thương hiệu và cảm nhận khách hàng về doanh nghiệp bạn.
1.2.2. Những thành phần cấu tạo nên Website
Các Website nói chung bao gồm những thành phần cơ bản sau:
Tên miền (domain)
Đây được xem là địa chỉ Website. Giả sử như Website là một cửa hàng thì tên miền chính là tên địa chỉ của cửa hàng đó. Do đó để truy cập Website, người dùng phải gõ địa chỉ tên miền trên trình duyệt để có thể đi đến được với website đó.
Web hosting
Sau khi đã có tên miền. Cần phải có một máy chủ (web hosting) để lưu trữ tất cả các thông tin, hình ảnh và tài liệu của Website. Từ đó đưa ra những kết quả phù hợp với truy vấn của người dùng.
Source Code
Đây được xem là mã nguồn của Website. Nếu tên miền là địa chỉ, web hosting chính là mảnh đất thì source code chính là phần gạch và bê tông để xây nên Website.
1.2.3. Tầm quan trọng của Website trong Marketing
Về khía cạnh Marketing, Website được hiểu là một công cụ truyền tải thông tin đến người dùng dựa trên nền tảng ứng dụng Internet. Marketing qua Website là quá trình bao gồm việc sử dụng các phương tiện truyền thông, công cụ tìm kiếm, viết blog, video, email để tiếp thị sản phẩm, dịch vụ.
Website Marketing sẽ đưa thông điệp về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới những trang web rộng lớn. Ngày nay hầu như mọi người đều sử dụng Internet mỗi ngày, chính vì vậy sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có nhiều cơ hội xuất hiện trước những người đang có nhu cầu về nó. Việc này thúc đẩy mong muốn mua hàng của họ, từ đó gia tăng tỉ lệ chuyển đổi họ thành khách hàng.
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá một Website tốt
• Tiêu chí 1. Website có giao diện, hình ảnh, màu sắc bắt mắt, thu hút được người dùng truy cập.
• Tiêu chí 2. Website có tốc độ tải trang nhanh.
Theo thống kê chung, người dùng không đủ kiên nhẫn quá 10 giây khi vào một trang web mà vẫn chưa thấy có thành phần nào trong trang web xuất hiện. Vậy nên, khi một Website có tốc độ tải trang nhanh sẽ tạo được sự tương tác cao, giữ chân người dùng ở lại lâu hơn trên Website của doanh nghiệp để tìm hiểu thông tin. Từ đó giúp cho Website tăng tỷ lệ chuyển đổi từ một người truy cập Web trở thành một khách hàng tiềm năng.
• Tiêu chí 3. Website cung cấp thông tin đáng tin cậy.
Các thông tin sản phẩm, dịch vụ, giới thiệu doanh nghiệp cần phải đầy đủ và rõ ràng, giúp người truy cập có thể tìm hiểu được thông tin về bạn một cách dễ dàng.
• Tiêu chí 4. Website có thông tin liên hệ rõ ràng đầy đủ.
Các thông tin về sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp cần phải đầy đủ và rõ ràng, giúp người truy cập có thể tìm hiểu được thông tin về bạn một cách dễ dàng. Cần bố trí thông tin trên Website hợp lý, không quá rườm ra và dư thừa, phù hợp với nhu cầu người dùng mà doanh nghiệp hướng đến.
• Tiêu chí 5. Website dễ sử dụng.
Các chức năng của website phải dễ dàng sử dụng, tập trung vào những nhu cầu cần thiết và tránh các thủ tục rườm rà, không phù hợp với người dùng khó tính và thiếu kiên nhẫn. Đặc biệt là tương thích với nhiều thiết bị truy cập.
• Tiêu chí 6. Website bảo mật mọi thông tin của khách hàng.
Bởi theo tâm lý khách hàng có xu hướng e ngại nếu mọi thông tin mà họ cung cấp bị rò rỉ. Vậy nên một Website có tính bảo mật cao sẽ giúp khách hàng cảm thấy an tâm hơn khi truy cập Website của bạn.
1.3. SEO (Search Engine Optimization) - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm 1.3.1. Khái niệm SEO
Ngày nay, cùng với sự phát triển của Internet và lượng người dùng cũng đang ngày một tăng lên. Hàng tỉ Website đã ra đời với một lượng thông tin vô cùng lớn. Việc người dùng sử dụng các công cụ tìm kiếm để tra cứu thông tin ngày càng trở thành một nhu cầu thiết yếu. Điển hình nhất là các công cụ tìm kiếm Google, Yahoo! và Bing. Trong đó, công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay chính là Google. Công cụ này đã được đưa vào từ điển và cùng nghĩa với từ search (tìm kiếm).
Người dùng hiện nay có xu hướng tìm thông tin chính xác về nhu cầu của mình. Chính vì thế mà SEO (Search Engine Optimization) ra đời và là công cụ mang đến cho người dùng những kết quả chính xác nhất. Những thủ thuật SEO sẽ giúp cho Website có thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm khi người dùng gõ các truy vấn thông qua keywords.
SEO là một tổ hợp (tập hợp) các phương pháp (kỹ thuật, chiến thuật của Marketing và Công nghệ internet) nhằm nâng cao thứ hạng của một Website hay trang web cụ thể trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (phổ biến nhất là Google).
Các phương pháp đó bao gồm việc tối ưu hóa Website (tác động mã nguồn Trường Đại học Kinh tế Huế
tiện khác trên web mà người dùng nhìn thấy hay tương tác được), xây dựng các liên kết hữu ích bên trong website (Internal links) và từ các trang uy tín bên ngoài (Inbound links) đến trang, để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên Internet ứng với một từ khóa cụ thể được người dùng truy vấn và đặt được yêu cầu cần tìm của họ.
1.3.2. Chuẩn SEO
Chuẩn SEO là hình thức tối ưu giúp Website hay bài viết thân thiện với bộ máy tìm kiếm (đặc biệt là Google).
Khác với Content thông thường, Content chuẩn SEO đòi hỏi bài viết không chỉ hướng đến người đọc mà còn phải đáp ứng những tiêu chí SEO để thân thiện với bộ máy tìm kiếm (đặc biệt là Google) và dễ dàng lên top hơn.
Chuẩn SEO là yếu tố nên được ưu tiên hàng đầu nếu doanh nghiệp muốn tăng khả năng tiếp cận đối với khách hàng mục tiêu của mình.
1.3.3. Bài viết chuẩn SEO
Bài viết chuẩn SEO là những bài viết được chú trọng tối ưu nội dung thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng và được triển khai các kỹ thuật SEO để bài viết lên top trên bảng kết quả tìm kiếm, và có thể kéo về một lượng lớn lượng truy cập từ bộ máy công cụ tìm kiếm.
Để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng và khách hàng tiềm năng, những bài viết chuẩn SEO hữu ích đối với khách hàng giúp họ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp tốt nhất.
1.3.4. Vai trò của SEO
SEO tốt sẽ giúp Website có vị trí cao trong công cụ tìm kiếm, thu hút số lượng đông đảo khách hàng truy cập, từ đó gia tăng cơ hội tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng hơn. SEO hoạt động tốt sẽ giúp tăng tỉ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp, cải thiện trải nghiệm cho người tiêu dùng và gia tăng độ nhận diện thương hiệu giữa một loạt những trang web khác. Từ khi kinh doanh trực tuyến phát triển, lợi ích từ hoạt động kinh doanh trực tuyến thúc đẩy nhiều đơn vị kinh doanh đầu tư cho hoạt động kinh doanh, bán hàng qua mạng. Chính vì điều này mà mức cạnh tranh giữa các đơn vị bắt đầu xuất hiện, lúc này thì doanh nghiệp nào có khả năng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ Trường Đại học Kinh tế Huế
của mình đến nhiều người dùng hơn thì đương nhiên hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp đó có được là cao hơn các doanh nghiệp còn lại.
Với hoạt động Marketing online hiện nay thì SEO đang được xem là một giải pháp hữu hiệu nhanh chóng giúp các đơn vị kinh doanh tiếp cận khách hàng mà không yêu cầu mức chi phí đầu tư quá lớn. Đối với tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay, họ đang đầu tư song song giữa hoạt động Marketing bằng quảng cáo và Marketing thông qua các chiến dịch SEO nhằm đảm bảo lượng người dùng, lượng khách hàng tiềm năng truy cập web ổn định. Thói quen của người tiêu dùng lúc này đơn giản chỉ là họ có nhu cầu với một sản phẩm, dịch vụ nào đó, họ truy cập vào các công cụ tìm kiếm trực tuyến và bắt đầu gõ tìm những sản phẩm, dịch vụ họ cần thông qua các từ khóa được lựa chọn. Ngay tại thời điểm đó, nếu như Website của doanh nghiệp xuất hiện ở những vị trí tốt, thu hút lượng truy cập của người dùng thì chắc chắn cơ hội bán hàng sẽ đến với doanh nghiệp.
Để có được những khách hàng thông qua những lần tìm kiếm của người dùng như thế, yêu cầu Website của doanh nghiệp phải có được một thứ hạng tốt. Và để có được thứ hạng tốt như vậy yêu cầu doanh nghiệp cần đầu tư cho một chiến dịch SEO. Vai trò của SEO bắt đầu được thể hiện, một chiến dịch SEO mang lại kết quả tốt, mà cụ thể là thứ hạng cao cho Website sẽ giúp doanh nghiệp:
Phát triển được lượng người dùng, lượng khách hàng tiềm năng truy cập Website một cách ổn định.
Thương hiệu sẽ được nhiều người biết đến và phát triển nhờ vào lượng truy cập người dùng kể trên.
Tăng doanh thu đáng kể nhờ vào việc Website có được lượng truy cập người dùng tốt từ những khách hàng tiềm năng.
SEO đang là cách tốt nhất để doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến hơn 98% người dùng Internet với một mức chi phí đầu tư tương đối thấp.
Đặc biệt, thị trường may mặc đồng phục, thiết kế và in ấn tại Việt Nam hiện nay có mức độ cạnh tranh rất cao, nhiều doanh nghiệp kinh doanh không hề dễ dàng nếu như không có riêng một Website để quảng bá thương hiệu cũng như giới thiệu sản Trường Đại học Kinh tế Huế
làm nội dung, thì tỉ lệ cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ sẽ gần như không có. Làm Website chuẩn SEO và chuyên nghiệp chính là một giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp, kinh doanh hiệu quả và cải thiện hơn, tiếp cận nhanh chóng với khách hàng tiềm năng, từ đó dịch vụ hỗ trợ sẽ chuyên nghiệp hơn, phát triển hơn.
1.4. Cơ sở lý luận về Hành vi khách hàng 1.4.1. Khái niệm Khách hàng
Khách hàng là người có nhu cầu và mong muốn về một sản phẩm. Việc mua của họ có thể diễn ra nhưng không có nghĩa mua là chính họ sẽ sử dụng sản phẩm đó (Tống Bảo Hoàng, 2016).
Khách hàng cá nhân – Người tiêu dùng (Consumer) là người mua sắm và tiêu dung những sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của họ. Họ là người cuối cùng tiêu dùng sản phẩm do quá trình sản xuất tạo ra. Người tiêu dùng có thể là một cá nhân, một hộ gia đình hoặc một nhóm người (Tống Bảo Hoàng, 2016).
Khách hàng tổ chức bao gồm những người mua sắm sản phẩm/dịch vụ không nhằm cho mục đích tiêu dùng cá nhân mà để sử dụng cho hoạt động của tổ chức. Khách hàng tổ chức phụ thuộc và chịu ảnh hưởng bởi tổ chức của họ (Tống Bảo Hoàng, 2016).
1.4.2. Khái niệm Hành vi khách hàng
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Hành vi khách hàng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ. Hay nói cách khác, hành vi khách hàng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng. Những yếu tố như ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về giá cả, bao bì, bề ngoài sản phẩm đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của khách hàng”.
Theo Kotler & Levy: “Hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ”.
Theo James Engel, Roger Blackwell và Paul: “Hành vi người tiêu dùng là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp đến quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở
hữu, sử dụng và loại bỏ sản phẩm/dịch vụ. Nó bao gồm cả những quá trình ra quyết định diễn ra trước, trong và sau các hành động đó”.
Hiểu một cách chung nhất, hành vi người tiêu dùng là hành vi mà những người tiêu dùng phải tiến hành trong việc tìm kiếm, đánh giá, mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ mà họ kì vọng rằng chúng sẽ thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ.
1.5. Cơ sở thực tiễn về hoạt động Content Marketing
1.5.1. Thực trạng hoạt động Content Marketing trên thế giới
Thực tiễn hoạt động Content Marketing của các doanh nghiệp bắt đầu phát triển vào cuối thế kỷ 19, giai đoạn 1880-1890, khi mà sách báo ra đời. Tiêu biểu cho giai đoạn này là John Deere – công ty cung cấp những thiết bị, máy móc, giải pháp để cải thiện nông nghiệp đã cho ra mắt tạp chí Furrow vào năm 1885, mục đích của tờ tạp chí này là cung cấp những kiến thức hữu ích, giúp người nông dân cải thiện hoạt động canh tác của mình.
Đến những năm 1960-1970 giữa thế kỉ 20, khi mà truyền hình phát triển, các doanh nghiệp bắt đầu tận dụng cơ hội để tạo ra một thông điệp nhất quán về thương hiệu và sản phẩm của họ trên nhiều phương tiện. Đây là nền tảng cho Content Marketing trong tương lai. Tiêu biểu như Exxon đã phát triển một “Call-to-action” hấp dẫn xung quanh logo thương hiệu của họ, một chú hổ đại điện cho người nhân viên đổ xăng, chúng được phát trên nhiều kênh khác nhau.
Những năm 1980, Content Marketing góp mặt trong lĩnh vực truyện tranh. Sự kiện đánh dấu cho sự chuyển đổi Content Marketing mới là năm 1982, Hasbro tạo ra một quảng cáo truyền hình chỉ để quảng cáo cho bộ truyện tranh của ông khi luật chính phủ hạn chế việc số lượng phim hoạt hình liên quan đến quảng cáo đồ chơi trên truyền hình. Kết quả là chỉ trong vòng 2 tháng, kể từ lần phát hành truyện tranh đầu tiên, khoảng 20% số bé trai từ 5 đến 12 tuổi đều có 2 hoặc nhiều đồ chơi GI-Joe. Đến năm 1987, hai trong số 3 cậu bé cùng tuổi có ít nhất một món đồ chơi GI-Joe. Lúc này bộ truyện tranh GI-Joe là một trong những bộ truyện tranh bán chạy nhất của Marvel.
Những năm 1990, khi Internet bắt đầu phát triển, máy tính được sử dụng phổ biến hơn. Hầu hết mọi người đều có xu hướng chuyển từ truyền hình, phương tiện in Trường Đại học Kinh tế Huế
mọc lên nhiều hơn, các doanh nghiệp bắt đầu tìm thấy nhiều cơ hội tiếp thị thông qua Email.
Giờ đây, bất cứ ai có internet đều có thể tạo ra nội dung và quảng bá rộng rãi mà chi phí mức chi phí rất thấp. Lúc này kênh truyền thông phổ biến nhất để cung cấp nội dung chính là những blog.
Cụm từ Content Marketing thực sự bắt đầu được đưa vào sử dụng một cách phổ biến là từ năm 2001. Mở đầu cho hoạt động Content Marketing là công ty Penton Custom Media tại Cleveland, Ohio. Công ty cho ra đời và đầu tư nội dung theo yêu cầu lên tới 20 tỉ USD.
Nhưng mãi đến năm 2011 mới gọi là thời kỳ bùng nổ của hoạt động Content