Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 28 - 30)

5. Bố cục của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện

1.1.2. Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện

1.1.2.1. Khái niệm phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện

- Phát triển: là sự tăng trưởng gắn liền với sự hoàn thiện về cơ cấu và nâng cao về chất lượng. Phát triển là sự tăng lên về quy mô, khối lượng của sự vật, hiện tượng, nhưng đồng thời làm thay đổi về cấu trúc (thay đổi về chất) của sự vật, hiện tượng đó. Phát triển là q trình biến đổi của sự vật, hiện tượng.

Theo Nguyễn Đăng Hải (2011), thì phát triển chỉ sự trưởng thành, lớn hơn về chất, về lượng. Nói cách khác, phát triển là tất cả các hoạt động tìm kiếm nhằm tạo ra cái mới, có thể làm tăng về số lượng, làm cho tốt hơn về chất lượng hoặc cả hai.

- Phát triển BHXHTN: Phát triển BHXHTN thể hiện quá trình thay đổi (tăng lên) về số lượng tham gia, chất lượng bảo hiểm ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó, sự thay đổi về cơ cấu đối tượng tham gia... Qua đó, có thể hiểu rằng, sự phát triển BHXHTN trước hết là sự gia tăng về số lượng người tham gia bảo hiểm, cơ cấu đối tượng được mở rộng, đối tượng tham gia bảo hiểm ở nhiều tầng lớp lao động, ngành nghề khác nhau. Đồng thời là sự gia tăng chất lượng dịch vụ BHXHTN và cải thiện các chính sách BHXHTN trên phạm vi từ điểm cho đến toàn quốc gia.

Với khái niệm phát triển nêu trên, có thể hiểu phát triển BHXHTN theo cả hai chiều: chiều rộng và chiều sâu.

Theo chiều rộng, phát triển BHXHTN là việc mở rộng độ “bao phủ”, nghĩa là

mở rộng các loại đối tượng tham gia BHXH, có thể từ nhóm lao động nơng nghiệp, nơng dân, đến lao động tiểu thủ cơng nghiệp, lao động tự do (cịn gọi là lao động độc lập). Phát triển theo chiều rộng bao gồm cả việc mở rộng các chế độ BHXH, trước hết là chế độ hưu trí, tiếp đến, khi có điều kiện (cả khả năng tổ chức của cơ quan BHXH và khả năng tham gia của NLĐ) có thể là các chế độ khác, như chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ bảo hiểm thất nghiệp... Phát triển theo chiều rộng thường gắn với phát triển về quy mô và cơ cấu.

Theo chiều sâu, phát triển BHXHTN là việc nâng dần các mức đóng góp,

tương ứng là nâng dần các mức thụ hưởng BHXH, theo sự phát triển KTXH của đất nước và chất lượng cuộc sống của dân cư. Trước mắt, mức đóng góp có thể dựa trên mức lương tối thiểu chung của xã hội, tiến dần lên là mức lương trung bình của xã hội và tiếp theo có thể là dựa trên mức thu nhập thực tế của người lao động (khi đã đủ lớn). Phát triển theo chiều sâu còn bao gồm cả nâng cao chất lượng dịch vụ BHXHTN của các cơ quan BHXH các cấp. Phát triển BHXH theo chiều sâu thường gắn với phát triển về chất lượng.

1.1.2.2. Nội dung phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện

Với cách tiếp cận về khái niệm phát triển BHXHTN nêu trên, nội dung phát triển BHXHTN bao gồm:

- Phát triển về cơ chế chính sách: Là sự phát triển phù hợp với năng lực quản lý của các cơ quan BHXH và phù hợp với định hướng phát triển KTXH chung của đất nước và của từng địa phương. Như vậy, về cơ chế chính sách có thể có cơ chế chính sách chung, có tính phổ qt, áp dụng trong phạm vi cả nước. Ví dụ, về định hướng chính sách, nguyên tắc chung của BHXHTN, xây dựng và quy định khung các chế độ BHXH; lộ trình thực hiện việc mở rộng độ “bao phủ” của chính sách. Có những chính sách căn cứ từ thực tiễn (KTXH, nhu cầu, tính đặc thù các nhóm đối tượng) của từng địa phương để lựa chọn việc mở rộng quy mơ cho nhóm đối tượng nào trước, nhóm đối tượng nào sau; lựa chọn mức đóng và phương thức đóng - hưởng, trên cơ sở khung mức chung của nhà nước (BHXH Trung ương).

- Phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ BHXHTN. Nội dung này bao gồm: Thứ nhất, phát triển về cơ cấu tổ chức thực hiện chính sách BHXHTN, nghĩa là hệ thống

tổ chức và quản lý được triển khai như thế nào để thực hiện các nhiệm vụ. Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực thực thi chính sách BHXHTN: phát triển về số lượng cán bộ, công chức, viên chức, phát triển về trình độ chun mơn nghiệp vụ, phát triển về số lượng đại lý thu BHXHTN và số cán bộ thu BHXHTN. Thứ ba, phát triển các hoạt động tuyên truyền chính sách BHXHTN: phát triển về số lượng và chất lượng các hình thức tuyên truyền, các văn bản, phương tiện tuyên truyền được thực trên địa bàn. - Phát triển về quy mô và cơ cấu đối tượng tham gia BHXHTN, bao gồm sự phát triển về số lượng người tham gia BHXHTN qua các năm, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch phát triển đối tượng BHXHTN cũng như tốc độ phát triển bình quân về số lượng người tham gia BHXHTN cả giai đoạn; sự phát triển về cơ cấu đối tượng tham gia BHXHTN phân theo ngành nghề, theo khu vực địa lý, theo số năm đóng BHXHTN, theo phương thức đóng, theo mức phí tham gia và tốc độ phát triển bình quân cả giai đoạn của các chỉ tiêu này.

- Phát triển về thu và chi BHXHTN, bao gồm: sự phát triển về số thu và số chi BHXHTN qua các năm, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch, tốc độ phát triển bình quân số thu và chi của cả giai đoạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 28 - 30)