Lựa chọn của người tham gia BHXHTN về hình thức truyền thơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 79 - 81)

Hình thức Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Hội nghị, hội thảo 114 30,81

Tờ rơi, áp phích 41 11,08

Chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể 145 39,19 Phương tiện thông tin đại chúng (ti vi, đài báo, loa

truyền thanh thôn, xã…) 70 18,92

Qua khảo sát thì ý kiến về hình thức thơng tin tuyên truyền về chính sách BHXHTN phù hợp với NLĐ nhất là qua chính quyền, các hội, đồn thể ở địa phương đặc biệt là hội nông dân, hội phụ nữ, hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, chiếm 39,19% tương ứng 145 người. Tiếp đến là qua hình thức hội nghị, hội thảo được 114 người lựa chọn (30,81%), phương tiện thơng tin đại chúng có 70 người lựa chọn (18,92%) và tờ rơi, áp phích chỉ có 41 người lựa chọn (11,08%). Như vậy, ý kiến của người dân là thông tin sẽ được tiếp nhận hiệu quả hơn khi được tuyên truyền trực tiếp bằng truyền miệng hoặc hội thảo, sẽ có ý nghĩa thiết thực hơn và mang tính thuyết

phục hơn. Điều này đối ngược với thực tế cho thấy ở bảng 3.19 khi mà thông tin người tham gia BHXHTN nhận được lại phần lớn đến từ người thân, bạn bè.

Phần lớn mỗi NLĐ đều chịu sự tác động của một tổ chức hay cá nhân nào đó ở địa phương, nên nguồn thơng tin mà họ có được cũng bắt nguồn từ các tổ chức và cá nhân này. Mặt khác, NLĐ ở khu vực nơng thơn thường khó tiếp nhận được đầy đủ thông tin hay bị ảnh hưởng bởi dư luận xã hội. Vì vậy, hình thức tuyên truyền bằng miệng hoặc hội thảo phát tài liệu tận tay với nội dung thiết thực lại có hiệu quả cao. Lý thuyết là như vậy, tuy nhiên, khi đi vào thực hiện còn nhiều địa phương chưa đưa vấn đề BHXHTN cho NLĐ vào cơng tác lãnh đạo mà chỉ xem đó như chuyện riêng của ngành bảo hiểm. Chính vì thế nên ở trên có cố gắng mấy thì đến xã, thơn chuyện vận động, tuyên truyền lại bị xem nhẹ, không ai quan tâm. Đây cũng chính là khó khăn địi hỏi cơ quan BHXH các cấp cần giải quyết để có thể phát triển BHXHTN đối với NLĐ trong thời gian tới.

3.3.4. Nhóm các nhân tố về người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đặc điểm của nhóm đối tượng được điều tra được mô tả ở bảng 3.21. Trong tổng số 370 người được phỏng vấn, nam chiếm 53,51%, nữ chiếm 46,49%. Số người đang tham gia BHXHTN ở độ tuổi trên 50 là đông nhất, chiếm 52,7%, tiếp đến là độ tuổi 36-50 chiếm 41,35% và cuối cùng là độ tuổi 20-35 chỉ chiếm 5,95%. Điều này là hoàn toàn phù hợp với kết quả phát triển BHXHTN trên toàn tỉnh khi mà rất nhiều người đã đến độ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH bắt buộc để hưởng lương hưu nên họ chuyển sang BHXHTN để đóng. Số người có trình độ học vấn cao đẳng, đại học rất thấp, chỉ chiếm 4,59%, trung cấp/ sơ cấp chiếm 14,86%, đông nhất là THPT chiếm 60,81% và THCS trở xuống chiếm 19,73%. Kết quả này cho thấy, trình độ học vấn của những người đang tham gia BHXHTN không cao, tập trung ở nhóm có trình độ THPT và THCS trở xuống.

Về nghề nghiệp, lao động phi nông nghiệp chiếm 56,76%, chủ yếu là những NLĐ ở hai huyện Tân Yên và Yên Dũng, lao động phi nông nghiệp chiếm 43,24% chủ yếu đến từ TP. Bắc Giang. Kết quả này phù hợp với cơ cấu người tham gia BHXHTN phân theo nghề nghiệp của tỉnh Bắc Giang đã được phân tích ở phần trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 79 - 81)