Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 30 - 34)

5. Bố cục của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện

1.1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước

KTXH của đất nước có vai trị quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của BHXHTN. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, đa dạng hóa nền kinh tế nhiều thành phần, thay đổi thể chế kinh tế theo định hướng thị trường xã hội chủ nghĩa… không chỉ ảnh hưởng đến riêng cuộc sống của NLĐ mà còn là sự thay đổi của nền kinh tế xã hội quốc gia. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, việc làm, nhận thức của NLĐ trên phạm vi vĩ mô. Sự phát triển KTXH mạnh mẽ sẽ làm cho đời sống vật chất tinh thần của NLĐ không ngừng được cải thiện đặc biệt là những lao động tự do, những lao động không được tham gia BHXH bắt buộc. Từ đó khiến cho họ có thêm nhận thức và có nhu cầu tham gia BHXHTN cao hơn.

1.1.3.2. Nhóm các nhân tố về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện

Các quy định về đối tượng, mức đóng, tỷ lệ đóng, thời gian tham gia với mức hưởng và các chính sách khuyến khích, ưu đãi cho đối tượng tham gia BHXHTN có

ảnh hưởng rất lớn tới việc tham gia BHXHTN. Nếu chính sách pháp luật quy định theo hướng thuận lợi và có hỗ trợ kinh phí cho một số nhóm đối tượng nhằm khuyến khích phát triển số đơng người tham gia và đảm bảo được lợi ích của họ thì sẽ có đơng người tham gia; cịn chính sách, pháp luật quy định theo hướng chặt chẽ, kèm theo các quy định có tính chất, điều kiện bắt buộc phải thỏa mãn một số điều kiện nào đó mới được tham gia hoặc được hưởng hay tham gia khơng đem lại lợi ích mong muốn thì sẽ làm cản trở việc tham gia của nhiều người khi họ có nhu cầu tham gia BHXHTN nhưng lại không thỏa mãn được các điều kiện quy định của pháp luật.

Để chính sách BHXHTN đưa ra và triển khai thành cơng thì cần các yếu tố: Có thị trường hay có một lượng cầu đủ lớn về dịch vụ, sản phẩm dịch vụ được thiết kế phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, tổ chức thực hiện hiệu quả, có chiến lược tiếp thị phù hợp. Để đảm bảo thành cơng thì tất cả các yếu tố phải được tổ chức tốt. Nếu thất bại tại một khâu nào đó cũng có thể làm cho chương trình thất bại. Cơng tác hoạch định chính sách thường mắc hai lỗi là: đưa ra chính sách duy ý chí, khơng xem xét nhiều đến thị trường; và quá tập trung vào vấn đề đưa ra và sửa đổi chính sách nhưng lại ít tập trung vào vấn đề triển khai (Lưu Quang Tuấn, 2006).

1.1.3.3. Nhóm các nhân tố về cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội

- Hệ thống BHXH được tổ chức và quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương, hệ thống này phải được sắp xếp một cách hợp lý và tinh gọn có như vậy mới đáp ứng được sự nghiệp ASXH của đất nước. Cơ quan BHXH ở địa phương phải chủ động trong việc tuyên truyền, phổ biến mục tiêu, nội dung triển khai theo từng đề án cụ thể về thực hiện BHXHTN đối với người dân. Các cấp, các ngành, các tổ chức hội, đồn thể ở từng khu vực có trách nhiệm ban hành các văn bản chỉ đạo theo phạm vi quản lý của mình và phối hợp với cơ quan BHXH ban hành những văn bản liên tịch để hướng dẫn tổ chức thực hiện. Đồng thời làm tốt khâu giải thích những vướng mắc và các vấn đề dư luận xã hội quan tâm liên quan đến nhận thức và u cầu tìm hiểu về chế độ, chính sách BHXHTN.

Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống, trở thành niềm tin và thành những hành động cụ thể trong thực tiễn của mỗi cá nhân và của mọi người. Chính sách BHXHTN có thực sự trở thành

chỗ dựa vững chắc cho người nông dân khi gặp rủi ro, khi về già hay khơng điều đó phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động dịch vụ của cơ quan BHXH. Bởi lẽ, cơ quan BHXH là nơi cung cấp dịch vụ BHXHTN cho người dân, nếu như dịch vụ đó tốt và phù hợp với tâm tư nguyện vọng của họ thì sẽ là nhu cầu thiết thực để họ tự nguyện tham gia. Chất lượng và hiệu quả dịch vụ của cơ quan BHXH là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng và phát triển BHXHTN cho NLĐ.

- Thủ tục tham gia và thanh toán BHXHTN phải đơn giản, thuận tiện mà vẫn đảm bảo pháp lý, lấy NLĐ là mục tiêu và đối tượng phục vụ, tất cả đều hướng tới vì lợi ích NLĐ.

- Cơng tác thơng tin tun truyền có vị trí rất quan trọng, nó có tác dụng chi phối, can thiệp, tác động đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách ASXH. Đồng thời, đưa chính sách BHXHTN đến các cấp, các ngành và mọi thành viên trong xã hội không chỉ nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về mục đích, ý nghĩa chủ trương đường lối của Đảng và chế độ, chính sách của Nhà nước. Từ đó đem lại niềm tin và sự quan tâm hơn của mọi người dân. Có thể nói, cơng tác thơng tin tun truyền về BHXHTN luôn được gắn liền với quá trình hình thành và phát triển chính sách BHXH. Do đặc điểm đối tượng tham gia BHXHTN là lao động tự do nên trình độ nhận thức và mức thu nhập thấp, hơn nữa lại không ổn định, thiếu điều kiện cơ sở vật chất để nắm bắt và cập nhật thơng tin nên NLĐ ln trong tình trạng thiếu thơng tin. Chính vì vậy, cơng tác thơng tin tun truyền phải đa dạng hố các hình thức và nội dung truyền thơng, đơn giản hố các vấn đề để người dân dễ hiểu.

Với vai trị và sự ảnh hưởng đến q trình phát triển BHXHTN như vậy, công tác thơng tin tun truyền cần phải có những giải pháp linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Làm sao cho người dân hiểu đúng, hiểu đủ, nắm bắt một cách dễ dàng nhất ý nghĩa và tính nhân văn của các chế độ, chính sách BHXHTN dẫn đến tự giác và nhận thức được tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, kết quả là số NLĐ tham gia BHXHTN ngày một đông hơn.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác BHXHTN: Chất lượng dịch vụ BHXHTN phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH. Việc chủ động vận động, tuyên truyền các quy định về chính sách BHXHTN cho NLĐ, theo dõi, giám sát quá trình triển khai các chính sách

BHXHTN và tham mưu cho các cấp lãnh đạo để định hướng nội dung, xây dựng kế hoạch và triển khai các phương án của các cán bộ làm cơng tác BHXHTN có vai trị quyết định đến chất lượng và hiệu quả dịch vụ của cơ quan BHXH, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng và phát triển BHXHTN. Việc tập huấn thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH là yêu cầu tất yếu.

1.1.3.4. Nhóm các nhân tố về người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

- Thu nhập của người lao động: là điều kiện tiên quyết và trực tiếp để NLĐ có thể tham gia BHXHTN được hay khơng bởi vì nó liên quan đến việc đóng góp để hình thành quỹ BHXHTN. Lao động hoạt động trong các ngành sản xuất nông nghiệp, trong các ngành tiểu thủ công nghiệp (TTCN), thương mại, buôn bán, dịch vụ và lao động khác muốn tham gia BHXHTN thì phải có khả năng đóng BHXHTN, lúc đó "nhu cầu tham gia BHXHTN" mới trở thành "cầu tham gia BHXHTN" và chỉ khi đó BHXHTN mới có thể ra đời và phát triển được. Nghĩa là, NLĐ phải có điều kiện để tiến hành sản xuất, kinh doanh để có thu nhập. Hơn nữa, thu nhập này không những phải bảo đảm bù đắp đủ các chi phí sản xuất, trang trải các tiêu dùng trong cuộc sống cho cá nhân và gia đình, mà cịn phải có phần dư ra để tích luỹ. Một phần tích luỹ được sử dụng để đầu tư thêm cho sản xuất, kinh doanh, thực hiện tái sản xuất mở rộng, phần còn lại của tích luỹ mới dùng để dự phịng cho cuộc sống tương lai của bản thân và trang trải những khi gặp rủi ro xã hội khi bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập thơng qua việc tham gia đóng góp vào quỹ BHXHTN nhằm đảm bảo cuộc sống cho tương lai khi hết tuổi lao động, về già.

- Trình độ nhận thức của NLĐ: BHXHTN tạo ra nguồn tài chính cơng đáng kể cho cơng tác bình ổn cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu cơng bằng xã hội. Việc nhận thức được tầm quan trọng, vai trị của chính sách BHXHTN đối với NLĐ là hết sức cần thiết. NLĐ hiểu được vai trò, tác dụng của chính sách BHXHTN thì mới tham gia. Nhiều NLĐ do khơng hiểu rõ về chính sách BHXHTN nên họ thường khơng quan tâm. Trình độ học vấn của NLĐ tỷ lệ thuận với việc nhận thức của họ về chính sách BHXHTN. Khi NLĐ hiểu biết, nhận thức đúng về chính sách BHXHTN thì mới thấy được vai trị, tác dụng BHXHTN với bản thân và gia đình, hạn chế rủi ro, ổn định cuộc sống khi về già hoặc mất khả năng lao động. Vì vậy, việc đẩy mạnh tun truyền chính

sách BHXHTN thơng qua các hình thức như báo, đài, hội nghị, tờ rơi... là yêu cầu cấp bách để nâng cao nhận thức của cả cộng đồng nói chung và NLĐ nói riêng về vai trị, ý nghĩa của chính sách BHXHTN trong xã hội, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển BHXHTN cho NLĐ, từng bước đảm bảo công tác ASXH quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 30 - 34)