Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 83 - 84)

5. Bố cục của luận văn

3.4.1. Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2016 – 2018, mặc dù các chỉ tiêu nhiệm vụ và khối lượng công việc năm sau được giao tăng cao hơn so với năm trước, nhưng BHXH tỉnh tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự phối hợp của các sở, ngành, địa phương. Mặt khác, BHXH tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; những nhiệm vụ trọng tâm,

cấp bách đều được quan tâm chỉ đạo kịp thời với nhiều giải pháp tích cực để hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. Một số kết quả nổi bật đó là:

Thứ nhất, tranh thủ và huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, thành phố và các huyện, các sở ban ngành, các tổ chức chính quyền đoàn thể ở địa phương đồng hành với ngành BHXH trong triển khai thực hiện BHXHTN, gắn rõ trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội. Qua đó, tạo được sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị tại địa phương trong tổ chức thực hiện cũng như tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXHTN.

Thứ hai, BHXH tỉnh đã tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các giải pháp tổ chức, thực hiện chính sách BHXHTN được thực hiện hiệu quả và sát với tình hình thực tiễn của địa phương. Đặc biệt là tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHXHTN; giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXHTN; chỉ đạo các giải pháp kiểm soát thu và chi BHXHTN. BHXH các huyện, thành phố đã chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường chỉ đạo các giải pháp, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu về BHXHTN trên địa bàn huyện.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXHTN được tăng cường phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền tới tận thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của NLĐ và nhân dân, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ BHXH Việt Nam giao.

Thứ tư, các chỉ tiêu nhiệm vụ được thực hiện hiệu quả. Chế độ chính sách đối với người tham gia BHXHTN được thực hiện kịp thời, đúng quy định với thủ tục hành chính được rút gọn; các chế độ được chi trả đảm bảo đầy đủ, thuận lợi theo chính sách của nhà nước. Quyền lợi của người tham gia BHXHTN được đảm bảo; các thủ tục hành chính về chế độ BHXHTN được cắt giảm; công tác ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, điều hành tiếp tục được tập trung chỉ đạo. Tính chủ động, sáng tạo và ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân của viên chức, NLĐ trong toàn ngành có chuyển biến tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 83 - 84)