Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 47 - 51)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang

3.1.2.1. Dân số và nguồn lao động

Bắc Giang là tỉnh đông dân thứ 12 cả nước và đông dân nhất vùng trung du và miền núi phía Bắc với 1,7 triệu dân với tốc độ tăng dân số trung bình 1,04%. Năm 2018, mật độ dân số 434 người/km², gấp 1,5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước, trong đó 11,5 % dân số sống ở thành thị và 88,5% dân số sống ở nông thôn; tỷ lệ nam giới chiếm 49,69% dân số, nữ giới chiếm 50,31% dân số (Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, 2018).

Bảng 3.1. Quy mô và cơ cấu dân số tỉnh Bắc Giang (2016 – 2018) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tổng số (nghìn người) % Tổng số (nghìn người) % Tổng số (nghìn người) % Dân số 1.657,6 100 1.674,4 100 1.691,8 100 Thành thị 188,8 11,39 191,4 11,43 194,5 11,50 Nông thôn 1.468,8 88,61 1.483,0 88,57 1.497,3 88,50 Nam 823,5 49,68 831,8 49,68 840,6 49,69 Nữ 834,1 50,32 842,6 50,32 851,2 50,31

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang (2018) Giai đoạn 2016 - 2018, số người trong độ tuổi lao động chiếm 62,2% dân số, với tốc độ phát triển bình quân là 101,04%. Lực lượng lao động là tương đối ổn định trong vòng 3 năm vừa qua. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đạt 61,6% so với dân số. Tuy vậy, số lao động đang làm việc đã được đào tạo nghề chỉ chiếm 16,0%.

Bảng 3.2. Quy mô lực lượng lao động tỉnh Bắc Giang (2016 – 2018)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

TB giai đoạn 2016-2018

(%)

Lực lượng lao động (nghìn người) 1.034,5 1.035,4 1.056,1 - Tỷ lệ lao động so với dân số (%) 62,4 61,8 62,4 62,2 Tỷ lệ lao động đang làm việc so với dân số (%) 61,8 61,3 61,7 61,6 Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo

nghề (%) 16,6 14,9 16,5 16,0

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang (2018)

3.1.2.2. Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) (theo giá so sánh 2010) năm 2018 đạt 64.667,05 tỷ đồng, tăng 15,96% so với năm 2017, trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,48%; công nghiệp và xây dựng tăng 24,4%; dịch vụ tăng 6,52%. Về cơ cấu nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,87%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 51,41%; khu vực dịch vụ chiếm 27,31%; thuế

sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 2,41%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tính chung cả năm 2018 theo giá hiện hành đạt 43.737,1 tỷ đồng, tăng 16,93% so với năm 2017. Toàn tỉnh thu hút đầu tư FDI hơn 500 triệu USD. Tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 8.961,4 tỷ đồng, bằng 140,7% kế hoạch dự toán năm. Chi ngân sách của địa phương cơ bản đã đảm bảo được các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao (Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, 2018).

Nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, Bắc Giang rất thuận lợi trong phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các tỉnh trong khu vực.

Bắc Giang đã quy hoạch và triển khai các khu công nghiệp cùng một số cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 1.500 ha. Các khu công nghiệp nằm ở phía nam tỉnh Bắc Giang thuộc các huyện Việt Yên và Yên Dũng. Được quy hoạch liền kề nhau, nằm dọc theo đường quốc lộ 1A mới Hà Nội - Lạng Sơn, gần với các đô thị lớn, thuận lợi cả về đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không và các cảng sông, cảng biển. Hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh; thuận lợi cả về hệ thống cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông.

Các khu, cụm công nghiệp bao gồm Khu công nghiệp Đình Trám (diện tích 100 ha), khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng (diện tích 180 ha), khu công nghiệp Quang Châu (diện tích 426 ha), khu công nghiệp Vân Trung (diện tích 442 ha) và khu công nghiệp Châu Minh - Mai Đình (diện tích 207 ha). Hiện nay, Bắc Giang dự kiến quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp khác, tập trung ở các huyện Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hoà và huyện Lạng Giang với diện tích các khu khoảng từ 200 ha đến trên 1.000 ha (Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, 2018).

Bắc Giang đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của các DN và đặc biệt chú trọng cải cách thủ tục hành chính theo hướng đảm bảo công khai, minh bạch với cơ chế "một cửa liên thông", nhà đầu tư chỉ cần đến một địa chỉ là Ban quản lý các Khu công nghiệp hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư là được cấp giấy chứng nhận đầu tư, mã số thuế và con dấu.

3.1.2.3. Mức sống dân cư

GDP bình quân đầu người đạt 52,1 triệu đồng, tương đương 2.230 USD. Nhìn chung năm 2018, đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định. Chế độ chính sách bảo đảm ASXH, chính sách đối với người có công tiếp tục được thực hiện đầy đủ, kịp thời (Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, 2018).

3.1.2.4. Văn hóa, giáo dục

Văn hoá thông tin có nhiều chuyển biến tiến bộ, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" được đẩy mạnh, công tác tuyên truyền, hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn chất lượng được nâng lên. Đã có trên 80% số hộ gia đình văn hoá; 85,5% xóm có nhà văn hoá.

Chất lượng giáo dục được nâng cao. Tỷ lệ học sinh giỏi các cấp tăng 30,2%; số học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng là 2.298 em, tăng 772 em so với 2013; 100% số xã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên trên 70 trường. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm đúng mức, hệ thống bệnh viện đa khoa khu vực, trạm y tế xã, thị trấn được đầu tư nâng cấp; cơ sở vật chất, thiết bị y tế được đầu tư tốt hơn, chất lượng khám và điều trịnh bệnh có nhiều tiến bộ. Có 32 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

ASXH được quan tâm đúng mức: giải quyết cho 2.857 hộ nghèo vay 20 tỷ đồng vốn xoá đói giảm nghèo, 3.100 học sinh - sinh viên thuộc diện khó khăn vay 55,636 tỷ đồng; cấp 80.030 thẻ BHYT cho hộ nghèo, người có công, cựu chiến binh; ủng hộ quỹ vì người nghèo 1,22 tỷ đồng, xây mới 66 nhà tình nghĩa, nâng cấp 118 nhà ở hộ nghèo; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 12,7% (Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, 2018).

Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được coi trọng; công tác xây dựng Đảng được quan tâm đẩy mạnh, tạo được một số chuyển biến rõ nét; hệ thống chính trị được củng cố và phát triển, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng có nhiều tiến bộ, đội ngũ cán bộ trưởng thành trong cơ chế mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 47 - 51)