Nhóm chỉ tiêu phản ánh đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 44)

5. Bố cục của luận văn

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh đặc điểm kinh tế xã hội

- Nhóm chỉ tiêu về dân số và lao động: Tổng dân số, mật độ dân số, tổng số lao động, cơ cấu lao động, tỷ lệ việc làm.

- Nhóm chỉ tiêu về văn hóa, giáo dục, y tế, ASXH: Tỷ lệ phổ cập giáo dục các cấp, tổng số trường đạt chuẩn, tổng số dân tham gia bảo hiểm y tế, số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, số/tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hóa,...

- Nhóm chỉ tiêu về phát triển kinh tế: Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế theo ngành, tổng giá trị đầu tư.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện

- Chỉ tiêu về phát triển nguồn lực thực thi chính sách BHXHTN: Số lượng và tốc độ phát triển bình quân của cán bộ, viên chức cơ quan BHXH tỉnh Bắc Giang, số lượng cán bộ thu BHXHTN và đại lý thu BHXHTN.

- Chỉ tiêu về phát triển hoạt động tuyên truyền chính sách BHXHTN: Số lượng và tốc độ phát triển bình quân của các hoạt động tuyên truyền của BHXH tỉnh Bắc Giang.

- Chỉ tiêu về phát triển quy mô đối tượng tham gia BHXHTN: Số lượng và tốc độ phát triển bình quân của người tham gia BHXHTN toàn tỉnh; Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số lượng người tham gia BHXHTN toàn tỉnh.

- Chỉ tiêu về phát triển cơ cấu đối tượng tham gia BHXHTN:

+ Cơ cấu đối tượng tham gia BHXHTN phân theo ngành nghề: Số lượng, tỷ trọng và tốc độ phát triển bình quân của người tham gia BHXHTN phân theo ngành nghề.

+ Cơ cấu đối tượng tham gia BHXHTN phân theo khu vực: Số lượng, tỷ trọng và tốc độ phát triển bình quân của người tham gia BHXHTN phân theo khu vực.

+ Cơ cấu đối tượng tham gia BHXHTN theo thời gian: Số lượng, tỷ trọng và tốc độ phát triển bình quân của người tham gia BHXHTN theo thời gian.

+ Cơ cấu đối tượng tham gia BHXHTN phân theo phương thức đóng: Số lượng, tỷ trọng và tốc độ phát triển bình quân của người tham gia BHXHTN theo phương thức đóng.

+ Cơ cấu đối tượng tham gia BHXHTN phân theo mức phí tham gia BHXNTN: Số lượng, tỷ trọng và tốc độ phát triển bình quân của người tham gia BHXHTN theo mức phí tham gia BHXHTN.

- Chỉ tiêu về phát triển thu và chi BHXHTN:

+ Số thu và tốc độ phát triển bình quân số thu BHXHTN + Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHXHTN

+ Số chi và tốc độ phát triển bình quân số chi BHXHTN từ quỹ BHXH

Ý nghĩa của các chỉ số này nhằm phản ánh thực trạng phát triển BHXHTN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2016 – 2018 cả về số lượng (phát triển theo chiều rộng), cả về chất lượng (phát triển theo chiều sâu).

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về ý kiến đánh giá người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

- Đánh giá về chính sách BHXHTN;

- Đánh giá về chất lượng phục vụ của cơ quan bảo hiểm (thủ tục hành chính, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý BHXHTN);

- Đánh giá về công tác tuyên truyền;

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Giang

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ, giáp tỉnh Quảng Ninh ở phía đông, tỉnh Lạng Sơn ở phía bắc, tỉnh Thái Nguyên và thành phố Hà Nội ở phía tây, tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương ở phía Nam. Bắc Giang cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km. Tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 01 thành phố và 9 huyện với 230 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường, 16 thị trấn và 204 xã, với tổng diện tích đất tự nhiên là 3.895,5 km² (Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, 2017).

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang

3.1.1.2. Địa hình

Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Bắc Giang nằm kẹp giữa hai dãy núi hình cánh

cung và cùng mở ra như nan quạt, rộng ở hướng đông bắc, chụm ở phía tây nam là: cánh cung Đông Triều và cánh cung Bắc Sơn, phần giữa phía đông tỉnh có địa hình đồi núi thấp là thung lũng giữa hai dãy núi này. Tại vùng núi phía đông bắc tỉnh, giáp với Quảng Ninh có khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ rộng 7.153 ha với hệ động vật và thực vật phong phú, bao gồm 236 loài cây thân gỗ, 255 loài cây dược liệu, 37 loài thú, 73 loài chim và 18 loài bò sát.

Bắc Giang có 374 km sông suối, trong đó ba sông lớn là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu. Ngoài ra, còn có nhiều hồ, đầm, trong đó có hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn dài 30 km, nơi rộng nhất 7 km và chỗ hẹp nhất 200m, giáp tỉnh Lạng Sơn, diện tích mặt nước 2.600 ha, vào mùa mưa có thể lên tới 3.000 ha. Hồ Khuôn Thần có diện tích mặt nước 240 ha và lòng hồ có 5 đồi đảo được phủ kín bởi rừng thông 20 tuổi.

3.1.1.3. Đất đai

Bắc Giang có diện tích tự nhiên là 3.895,5 km², trong đó, đất nông nghiệp chiếm 32,4%, đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%, đất chưa sử dụng chiếm gần 40% Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu đạt 0,19 ha/người. Nhìn chung, đặc điểm đất đai của tỉnh khá đa dạng, phong phú với nhiều loại đất được phân bố theo địa hình ven biển bán sơn địa, cho phép phát triển kinh tế đa dạng các ngành nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi thủy hải sản… mang lại thu nhập cho người dân và sự phát triển bền vững cho kinh tế của tỉnh.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang

3.1.2.1. Dân số và nguồn lao động

Bắc Giang là tỉnh đông dân thứ 12 cả nước và đông dân nhất vùng trung du và miền núi phía Bắc với 1,7 triệu dân với tốc độ tăng dân số trung bình 1,04%. Năm 2018, mật độ dân số 434 người/km², gấp 1,5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước, trong đó 11,5 % dân số sống ở thành thị và 88,5% dân số sống ở nông thôn; tỷ lệ nam giới chiếm 49,69% dân số, nữ giới chiếm 50,31% dân số (Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, 2018).

Bảng 3.1. Quy mô và cơ cấu dân số tỉnh Bắc Giang (2016 – 2018) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tổng số (nghìn người) % Tổng số (nghìn người) % Tổng số (nghìn người) % Dân số 1.657,6 100 1.674,4 100 1.691,8 100 Thành thị 188,8 11,39 191,4 11,43 194,5 11,50 Nông thôn 1.468,8 88,61 1.483,0 88,57 1.497,3 88,50 Nam 823,5 49,68 831,8 49,68 840,6 49,69 Nữ 834,1 50,32 842,6 50,32 851,2 50,31

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang (2018) Giai đoạn 2016 - 2018, số người trong độ tuổi lao động chiếm 62,2% dân số, với tốc độ phát triển bình quân là 101,04%. Lực lượng lao động là tương đối ổn định trong vòng 3 năm vừa qua. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đạt 61,6% so với dân số. Tuy vậy, số lao động đang làm việc đã được đào tạo nghề chỉ chiếm 16,0%.

Bảng 3.2. Quy mô lực lượng lao động tỉnh Bắc Giang (2016 – 2018)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

TB giai đoạn 2016-2018

(%)

Lực lượng lao động (nghìn người) 1.034,5 1.035,4 1.056,1 - Tỷ lệ lao động so với dân số (%) 62,4 61,8 62,4 62,2 Tỷ lệ lao động đang làm việc so với dân số (%) 61,8 61,3 61,7 61,6 Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo

nghề (%) 16,6 14,9 16,5 16,0

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang (2018)

3.1.2.2. Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) (theo giá so sánh 2010) năm 2018 đạt 64.667,05 tỷ đồng, tăng 15,96% so với năm 2017, trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,48%; công nghiệp và xây dựng tăng 24,4%; dịch vụ tăng 6,52%. Về cơ cấu nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,87%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 51,41%; khu vực dịch vụ chiếm 27,31%; thuế

sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 2,41%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tính chung cả năm 2018 theo giá hiện hành đạt 43.737,1 tỷ đồng, tăng 16,93% so với năm 2017. Toàn tỉnh thu hút đầu tư FDI hơn 500 triệu USD. Tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 8.961,4 tỷ đồng, bằng 140,7% kế hoạch dự toán năm. Chi ngân sách của địa phương cơ bản đã đảm bảo được các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao (Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, 2018).

Nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, Bắc Giang rất thuận lợi trong phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các tỉnh trong khu vực.

Bắc Giang đã quy hoạch và triển khai các khu công nghiệp cùng một số cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 1.500 ha. Các khu công nghiệp nằm ở phía nam tỉnh Bắc Giang thuộc các huyện Việt Yên và Yên Dũng. Được quy hoạch liền kề nhau, nằm dọc theo đường quốc lộ 1A mới Hà Nội - Lạng Sơn, gần với các đô thị lớn, thuận lợi cả về đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không và các cảng sông, cảng biển. Hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh; thuận lợi cả về hệ thống cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông.

Các khu, cụm công nghiệp bao gồm Khu công nghiệp Đình Trám (diện tích 100 ha), khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng (diện tích 180 ha), khu công nghiệp Quang Châu (diện tích 426 ha), khu công nghiệp Vân Trung (diện tích 442 ha) và khu công nghiệp Châu Minh - Mai Đình (diện tích 207 ha). Hiện nay, Bắc Giang dự kiến quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp khác, tập trung ở các huyện Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hoà và huyện Lạng Giang với diện tích các khu khoảng từ 200 ha đến trên 1.000 ha (Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, 2018).

Bắc Giang đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của các DN và đặc biệt chú trọng cải cách thủ tục hành chính theo hướng đảm bảo công khai, minh bạch với cơ chế "một cửa liên thông", nhà đầu tư chỉ cần đến một địa chỉ là Ban quản lý các Khu công nghiệp hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư là được cấp giấy chứng nhận đầu tư, mã số thuế và con dấu.

3.1.2.3. Mức sống dân cư

GDP bình quân đầu người đạt 52,1 triệu đồng, tương đương 2.230 USD. Nhìn chung năm 2018, đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định. Chế độ chính sách bảo đảm ASXH, chính sách đối với người có công tiếp tục được thực hiện đầy đủ, kịp thời (Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, 2018).

3.1.2.4. Văn hóa, giáo dục

Văn hoá thông tin có nhiều chuyển biến tiến bộ, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" được đẩy mạnh, công tác tuyên truyền, hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn chất lượng được nâng lên. Đã có trên 80% số hộ gia đình văn hoá; 85,5% xóm có nhà văn hoá.

Chất lượng giáo dục được nâng cao. Tỷ lệ học sinh giỏi các cấp tăng 30,2%; số học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng là 2.298 em, tăng 772 em so với 2013; 100% số xã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên trên 70 trường. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm đúng mức, hệ thống bệnh viện đa khoa khu vực, trạm y tế xã, thị trấn được đầu tư nâng cấp; cơ sở vật chất, thiết bị y tế được đầu tư tốt hơn, chất lượng khám và điều trịnh bệnh có nhiều tiến bộ. Có 32 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

ASXH được quan tâm đúng mức: giải quyết cho 2.857 hộ nghèo vay 20 tỷ đồng vốn xoá đói giảm nghèo, 3.100 học sinh - sinh viên thuộc diện khó khăn vay 55,636 tỷ đồng; cấp 80.030 thẻ BHYT cho hộ nghèo, người có công, cựu chiến binh; ủng hộ quỹ vì người nghèo 1,22 tỷ đồng, xây mới 66 nhà tình nghĩa, nâng cấp 118 nhà ở hộ nghèo; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 12,7% (Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, 2018).

Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được coi trọng; công tác xây dựng Đảng được quan tâm đẩy mạnh, tạo được một số chuyển biến rõ nét; hệ thống chính trị được củng cố và phát triển, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng có nhiều tiến bộ, đội ngũ cán bộ trưởng thành trong cơ chế mới.

3.1.3. Thuận lợi và khó khăn về điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang đối với việc phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện với việc phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện

a. Thuận lợi

Bắc Giang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu ngân sách tỉnh cũng đạt được những thành tựu to lớn, thặng dư ngân sách luôn được đảm bảo. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng nhanh về tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ. Tiếp tục đà tăng trưởng năm 2017, KTXH năm 2018 của tỉnh Bắc Giang có những bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt ngành công nghiệp tăng trưởng rất cao đã góp phần quan trọng đưa tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt mức cao nhất từ trước đến nay (16%). Vấn đề việc làm của NLĐ được giải quyết, đời sống nhân dân ổn định, các chính sách ASXH được quan tâm và đạt kết quả tích cực; đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đối với công tác BHXH, BHYT. Với lực lượng lao động dồi dào (trên 1 triệu NLĐ), đặc biệt là lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ tương đối lớn cùng với thu nhập và đời sống người dân ngày càng tăng lên là điều kiện thuận lợi để phát triển BHXHTN cho người dân trong tỉnh.

b. Khó khăn

Tình hình sản xuất, kinh doanh của DN vẫn gặp khó khăn, chưa có chuyển biến rõ nét. Một số DN giải thể, phá sản, tiền nợ BHXH tồn từ nhiều năm trước, đến nay không có khả năng thanh toán nợ đã phần nào ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ của tỉnh nói chung và gây khó khăn cho cơ quan BHXH trong công tác thu nói riêng.

Lực lượng lao động chủ yếu là lao động trong ngành nông nghiệp. Lao động trong các ngành nghề khác còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thể nguồn lao động của tỉnh. Tuy vậy, nhận thức của lao động nông nghiệp, lao động tự do về BHXHTN còn hạn chế. Mặc dù nhu cầu BHXHTN đối với các đối tượng lao động không được tiếp cận với BHXH bắt buộc còn rất lớn, cần có những giải pháp phù hợp để giúp đỡ các đối tượng này tiếp cận với BHXHTN nhằm đảm bảo hệ thống ASXH.

3.1.4. Khái quát về bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang

3.1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển

BHXH tỉnh Bắc Giang được thành lập theo Quyết định số 1614/QĐ- BHXH ngày 16/9/1997 của Tổng giám đốc BHXHVN trên cơ sở chia tách từ

BHXH Bắc Ninh – Bắc Giang để phù hợp với địa giới hành chính của tỉnh Bắc Giang được tái lập từ 01/01/1997. Nhiệm vụ của BHXH tỉnh là thực hiện các chế độ BHXH cho người tham gia đóng BHXH. BHXH của các đơn vị sử dụng lao động và NLĐ tham gia đóng BHXH trên địa bàn, tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trên địa bàn toàn tỉnh.

Được sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự chỉ đạo trực tiếp của BHXHVN, cùng với sự phối kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể của tỉnh và các huyện, thành phố, từ khi thành lập đến nay,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 44)