Nhóm giải pháp cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 95 - 98)

5. Bố cục của luận văn

4.2.3. Nhóm giải pháp cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

a. Nâng cao nhận thức của NLĐ tham gia BHXHTN

Bắc Giang là một tỉnh trung du miền núi, dân số chủ yếu tập trung sống ở khu vực nông thôn, còn nhiều huyện, xã nghèo nên hiểu biết của NLĐ về BHXHTN thực sự là còn rất hạn chế, vì vậy:

- Cần nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh về sự cần thiết phải tham gia BHXHTN, không thể để mặc người dân khi tuổi cao sức yếu, khi gặp những trường hợp rủi ro rơi vào cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Tăng cường tuyên truyền để NLĐ hiểu rõ hơn về chính sách, chế độ BHXHTN, lợi ích của BHXHTN khi tham gia, cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH… để họ hiểu, tin tưởng và tự nguyện tham gia chính sách BHXHTN.

- Cơ quan BHXH huyện phải phối hợp với các ngành chức năng, cơ quan báo chí, tuyên truyền của tỉnh, huyện làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân trên địa bàn về chính sách BHXHTN thông qua các kênh: thông tin đại chúng, hội nghị hội thảo, thông tin cổ động... BHXHTN cho NLĐ hiện nay là tự nguyện đóng góp, NLĐ phải đóng góp từ khi còn khỏe mạnh đến hai mươi năm sau mới được hưởng quyền lợi hưu trí, dẫn đến băn khoăn, chần chừ, tính toán thiệt hơn, chưa nhiệt tình tham gia. Do đó, công tác tuyên truyền cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, ngay cả khi đã có Luật BHXH. Giáo dục người dân làm quen với văn minh bảo hiểm, thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình với bản thân và cộng đồng cộng đồng khi tham gia BHXHTN.

Hình thức tuyên truyền có thể là tổ chức các cuộc tập huấn cho các báo cáo viên thuộc hệ thống tuyên giáo cấp cơ sở để họ tuyên truyền lại cho người dân; tổ chức các lớp đào tạo về BHXHTN cho NLĐ; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các báo, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình…, xây dựng các trang web; in ấn và phát hành các tờ rơi; phối hợp với các tổ chức, các chương trình để tuyên truyền cho NLĐ, DN hiểu được sự cần thiết và tác dụng của BHXHTN; đưa nội dung BHXHTN vào nội dung hoạt động của tổ chức tư vấn pháp luật cho nông dân, NLĐ tự do, người nghèo…

b. Tạo việc làm, ổn định thu nhập đối với người lao động đặc biệt là lao động thu nhập thấp

- Để BHXHTN đến được với người dân thì các cấp ngành, địa phương cần giải quyết việc làm để NLĐ có thu nhập ổn định là biện pháp cơ bản nhất. Triển khai có hiệu quả các chương trình quốc gia giải quyết việc làm, phát triển sản xuất để tạo thêm việc làm cho NLĐ. Trước mắt phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, mở thêm các loại hình dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu cuộc sống xã hội, đa dạng loại hình SXKD để thu hút lao động làm việc. Mở mạng lưới trung tâm dịch vụ, giới thiệu việc làm đảm bảo cho cung và cầu lao động dễ tiếp cận, gặp nhau. Để cho NLĐ có thể dễ dàng tìm việc làm trong cơ chế thị trường, cần phát triển công tác dạy nghề, đảm bảo cho NLĐ có nghề nghiệp. Quản lý tốt lực lượng lao động chưa có việc làm để từ đó có kế hoạch hỗ trợ công việc cho họ.

thu nhập của NLĐ không những đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, mà còn có phần tích lũy và đóng góp quỹ BHXH.

- Thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo, đảm bảo cho NLĐ có điều kiện tham gia BHXH. Hiện nay có 14 chương trình quốc gia giải quyết việc làm là nòng cốt. Để thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, các địa phương cần có biện pháp cụ thể: rà soát lại toàn bộ diện tích đất đai trên địa bàn, thu hồi diện tích đất cấp không hợp lý giao cho hộ nghèo, mở rộng quỹ tín dụng cho hộ nghèo vay để phát triển sản xuất, có kế hoạch đào tạo nghề miễn phí cho NLĐ nghèo để họ tìm việc làm.

- Mở rộng và đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn nhằm tạo cơ hội cho lao động nông thôn, lao động tự do có cơ hội học tập. Ưu tiên đào tạo các hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa. Sử dụng lực lượng tổng hợp trung ương, địa phương bao gồm các Trường, Viện nghiên cứu, Trung tâm dạy nghề, mạng lưới khuyến nông - lâm - ngư gắn với địa bàn nông thôn để phát triển dạy nghề lao động nông thôn. Tăng cường xã hội hoá dạy nghề cho lao động tự do: Tăng đầu tư từ ngân sách địa phương với sự hỗ trợ của ngân sách trung ương; đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích và huy động mọi nguồn lực trong xã hội đầu tư phát triển dạy nghề cho lao động phi chính thức.

- Bảo đảm tạo đủ việc làm, việc làm bền vững và thu nhập cao cho NLĐ, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập; phát triển thị trường lao động đồng đều giữa các vùng gắn kết cung - cầu lao động; tăng lao động làm công ăn lương, phát triển hệ thống thông tin, phân tích và dự báo thị trường lao động; hệ thống giao dịch áp dụng công nghệ thông tin hiện đại và nối mạng quốc gia; thực hiện nguyên tắc phân phối tiền lương và thu nhập công bằng. Đối với khu vực nông thôn hình thành các làng nghề tại địa phương; thành lập các hội cho từng nhóm nghề để tương trợ nhau trong công việc để tìm cơ hội việc làm tăng thu nhập.

- Đối với lao động tự do cần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trên cơ sở thực hiện cơ chế thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động, giảm thiểu tranh chấp lao động. Để làm tốt điều này, đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ quan Nhà nước, các cấp các ngành, đoàn thể có thể đưa ra những chiến lược phát triển cho từng vùng, từng nghề để bảo đảm tận dụng tốt nhất các thế mạnh sẵn có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 95 - 98)