Nhóm các nhân tố về người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 80 - 83)

5. Bố cục của luận văn

3.3.4. Nhóm các nhân tố về người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đặc điểm của nhóm đối tượng được điều tra được mô tả ở bảng 3.21. Trong tổng số 370 người được phỏng vấn, nam chiếm 53,51%, nữ chiếm 46,49%. Số người đang tham gia BHXHTN ở độ tuổi trên 50 là đông nhất, chiếm 52,7%, tiếp đến là độ tuổi 36-50 chiếm 41,35% và cuối cùng là độ tuổi 20-35 chỉ chiếm 5,95%. Điều này là hoàn toàn phù hợp với kết quả phát triển BHXHTN trên toàn tỉnh khi mà rất nhiều người đã đến độ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH bắt buộc để hưởng lương hưu nên họ chuyển sang BHXHTN để đóng. Số người có trình độ học vấn cao đẳng, đại học rất thấp, chỉ chiếm 4,59%, trung cấp/ sơ cấp chiếm 14,86%, đông nhất là THPT chiếm 60,81% và THCS trở xuống chiếm 19,73%. Kết quả này cho thấy, trình độ học vấn của những người đang tham gia BHXHTN không cao, tập trung ở nhóm có trình độ THPT và THCS trở xuống.

Về nghề nghiệp, lao động phi nông nghiệp chiếm 56,76%, chủ yếu là những NLĐ ở hai huyện Tân Yên và Yên Dũng, lao động phi nông nghiệp chiếm 43,24% chủ yếu đến từ TP. Bắc Giang. Kết quả này phù hợp với cơ cấu người tham gia BHXHTN phân theo nghề nghiệp của tỉnh Bắc Giang đã được phân tích ở phần trước.

Bảng 3.21. Đặc điểm của đối tượng điều tra

Nội dung Số lượng

(người) Tỷ lệ (%) 1. Giới tính - Nam 198 53,51 - Nữ 172 46,49 2. Độ tuổi 20 - 35 22 5,95 36 - 50 153 41,35 Trên 50 195 52,70 3. Trình độ học vấn - Cao đẳng, đại học 17 4,59 - Trung cấp/ sơ cấp 55 14,86 - THPT 225 60,81 - THCS trở xuống 73 19,73 4. Nghề nghiệp - Nông nghiệp 210 56,76

- Phi nông nghiệp 160 43,24

5. Thu nhập/tháng - Từ 5 triệu đồng trở lên 159 42,97 - Dưới 5 triệu đồng 211 57,03 6. Mức độ ổn định của thu nhập - Ổn định 177 47,84 - Không ổn định 193 52,16

7. Thời gian tham gia BHXHTN

1 – 5 năm 321 86,76

5 – 10 năm 49 13,24

8. Mức độ hiểu biết về chính sách BHXHTN

Nội dung Số lượng

(người) Tỷ lệ (%)

- Biết nhưng chưa hiểu rõ 288 77,84

- Không hiểu 63 17,03

9. Mục đích tham gia BHXHTN

- Tích lũy cho tuổi già 204 55,14

- Được hưởng lương hưu và các chế độ khác 114 30,81 - Phòng ngừa biến cố rủi ro xảy ra trong cuộc sống 25 6,76

- Giảm bớt gánh nặng cho con cháu 27 7,30

Về thu nhập trung bình hàng tháng, số người có thu nhập trên 5 triệu đồng chỉ chiếm 42,97%, còn lại 57,03% có thu nhập dưới 5 triệu đồng. 47,84% số người được hỏi cho biết thu nhập của họ là tương đối ổn định, 52,16% cho rằng không ổn định, lúc tăng, lúc giảm.

Về thời gian đóng BHXHTN, có tới 86,76% số người được hỏi đang tham gia BHXHTN dưới 5 năm, số người đóng BHXHTN được 5-10 năm rất ít, chỉ chiếm 13,24%.

Khảo sát về mục đích tham gia BHXHTN thì 55,14% số người được phỏng vấn trả lời tham gia BHXHTN để tích lũy cho tuổi già; 30,79% là để được hưởng lương hưu và các chế độ khác khi về hưu; 7,3% là phòng ngừa những biến cố, rủi ro xảy ra trong cuộc sống; 6,76% là để giảm bớt gánh nặng cho con cháu.

Về mức độ hiểu biết của NLĐ về các chính sách BHXHTN, có tới 77,84% số người được hỏi có biết về các chính sách nhưng chưa hiểu rõ những trách nhiệm và chế độ được hưởng của mình khi tham gia BHXHTN, 17,03% không hiểu về các chính sách này và chỉ có 5,14% khẳng định hiểu rõ về các chính sách BHXHTN. Như vậy, phần lớn số đối tượng chưa tham gia biết nhưng chưa hiểu rõ những quy định cũng như những quyền lợi khi tham gia BHXHTN cũng như các vấn đề có liên quan đến chính sách BHXH. Lý do là họ chưa có điều kiện tiếp cận các kênh thông tin liên quan đến BHXHTN như: đài, báo, tivi, sách vở và thông tin qua Đài truyền thanh xã, huyện, cũng có nhiều người chưa quan tâm chính sách BHXHTN nên chưa tìm hiểu rõ. Vì vậy, người dân không hiểu rõ được hết những ích lợi và ý nghĩa của việc tham gia BHXHTN, nên ảnh hưởng đến việc tham gia BHXHTN.

Sự nhận thức, hiểu biết chính sách BHXHTN của NLĐ tác động, ảnh hưởng rất lớn đến quyết định tham gia hay không tham gia BHXHTN của họ. Vì vậy, công tác tuyên truyền cần được lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ hơn, vừa tập trung vừa có tính trọng điểm. Từ đó, không ngừng nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và mọi người dân trong xã hội thấy rõ phương hướng, chủ trương xã hội hoá về công tác BHXH của Đảng và Nhà nước, nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực trong xã hội để đẩy mạnh công tác ASXH của đất nước. Đồng thời nêu rõ nghĩa vụ, quyền lợi của người dân khi tham gia BHXHTN. Mỗi người dân do điều kiện sống và làm việc, trình độ học vấn khác nhau nên khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin và nhu cầu đòi hỏi cũng khác nhau. Vì vậy, cơ quan BHXH cần phải áp dụng nhiều cách thức để truyển tải chính sách BHXHTN đến với NLĐ một cách phù hợp nhất, giúp họ dễ dàng nhận thức đúng và đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tham gia BHXHTN. Có như vậy, người nông dân mới tự giác, tự nguyện tham gia BHXHTN, coi đó là quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân.

Như vậy, có thể nói rằng, đặc điểm về độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, về hiểu biết về các chính sách BHXHTN của NLĐ ảnh hưởng trực tiếp đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 80 - 83)