5. Kết cấu của luận văn
3.3.3. Công tác quyết toán các khoản thu NSNN từ đất trên địa bàn Huyện Văn
Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Vào thời điểm cuối năm, chi cục thuế huyện Văn Yên tiến hành rà soát, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của chứng từ, rà soát các khoản thu NSNN từ đất đai trong năm, kiểm tra đối chiếu chứng từ thu tiền từ nhân dân và giấy nộp tiền vào NSNN, nộp tiền vào tài khoản tiền gửi hợp pháp khác mở tại kho bạc qua xác nhận của KBNN; kiểm kê quỹ tiền mặt; đối chiếu tạm ứng với các đối tượng, sau đó lập và kiểm tra hệ thống các bảng biểu, số liệu trong báo cáo để trình thủ trưởng đơn vị ký đối chiếu số liệu, gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện để tổng hợp báo cáo UBND huyện.
Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm tổng hợp báo cáo quyết toán do các xã, thị trấn thuộc cấp mình quản lý,trong khi tổng hợp lập báo cáo quyết toán ngân sách huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, khớp đúng của số liệu. Kiểm tra việc tuân thủ hạch toán kế toán vào mục lục ngân sách, kiểm tra tính đúng đắn của nội dung tính chất nguồn thu, việc tuân thủ quy định pháp luật về tỷ lệ phần trăm phân chia giữa các cấp ngân sách. Đồng thời căn cứ số liệu tổng hợp tại KBNN để lập báo cáo quyết toán thu ngân sách từ đất đai huyện hàng năm.
Để đánh giá tình hình thực hiện thu NSNN từ đất đai qua các năm, sau khi tổng hợp lập báo cáo quyết toán, cơ quan tổng hợp phân tích các chỉ tiêu thu trong năm so với dự toán và so với số thực hiện cùng kỳ năm trước. Qua đó, phân tích những chỉ tiêu thu đạt, không đạt, nguyên nhân vì sao để đề ra hướng phấn đấu cho những năm tiếp theo.
Thời điểm chốt số liệu quyết toán thu ngân sách nhà nước từ đất đai là ngày 31/12 năm tài chính.
Qua phân tích số liệu bảng thu ngân sách nhà nước từ đất đai cho thấy thu ngân sách huyện qua các năm phần lớn đều tăng: tổng thu NSNN từ đất đai trên địa bàn huyện đều tăng
Tỷ lệ thu NSNN từ đất/ tổng thu NS ngành thuế huyện Văn Yên chiếm một tỷ lệ tương đối lớn , dao động từ 39,6 % đến 54,09% trong tổng thu NS ngành thuế của huyện. Tổng thu ngân sách ngành thuế huyện Văn Yên trong những năm qua có xu hướng tăng lên, tăng từ năm 2016 đến năm 2018, cụ thể tổng thu ngân sách năm 2016 là 116.167 tr.đ; năm 2017 là 148.661tr.đ tăng so với năm 2016 là 32.494tr.đ tương ứng tăng 27,97%. Năm 2018 là 148.661tr.đ tương ứng tăng so với năm 2017 là 38.848tr.đ tương ứng tăng 26,13%.
Tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê hàng năm cho thất năm 2016 là 1.029tr.đ; năm 2017 là 1.672 tr.đ, nhưng đến năm 2018 là 1.648tr.đ giảm so với năm 2017 là 24 tr.đ là do chính sách điều chỉnh giá đất thuê của UBND tỉnh.
3.2.3.4. Công tác xử lý chậm nộp, nợ đọng các khoản thu NSNN từ đất đai trên địa bàn Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Văn Yên tình trạng chậm nộp và nợ đọng tiền thuế và các khoản thu từ đất còn nhiều với số tiền khá lớn, lên đến 1.352,5 triệu đồng. Tình trạng này tồn tại không những ảnh hưởng đến nhiệm vụ thu ngân sách mà còn ảnh hưởng đến nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội của tỉnh. Số tiền nợ đọng các khoản thu từ đất được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3. 1 Tình hình nợ đọng các khoản thu NSNN từ đất luỹ kế trên địa bàn huyện Văn Yên Năm 2018
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Văn Yên, 2018.)
Biểu đồ trên cho thấy, tình hình nợ đọng các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Văn Yên chủ yếu là các khoản thu tiền sử dụng đất của các dự án, chiếm tới 94% trong tổng số nợ đọng các khoản thu từ đất, trị giá 1.352,5 triệu đồng. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do các doanh nghiệp sau năm 2015 khi hết chính sách ưu đãi của Nhà nước về giảm 50% tiền thuê đất, theo quy định đơn giá thuê đất được ổn định tối thiểu là 5 năm, nhưng đến nay rất nhiều đơn vị ký hợp đồng thuê đất từ những năm 2000 đến nay chưa ký lại hợp đồng thuế đất, số tiền thuê đất phải nộp tăng cao và số tiền nợ đọng tăng cao, chi cục thuế huyện Văn Yên đã thực hiện tính lại tiền thuế đất phải nộp tuy nhiên nhiều doanh nghiệp không chấp hành họ chỉ nộp số tiền đã ký với UBND huyện Văn Yên
Số tiền nợ đọng thuế từ các khoản thu khác từ đất chiếm tỷ lệ nhỏ, bao gồm tiền thuê đất là: 51,6 triệu đồng (chiếm 4% trong tổng số nợ các khoản thu từ đất); Thuế SDĐ phi nông nghiệp còn nợ NSNN cũng không lớn: 12,995 triệu đồng (chiếm 1%). Số tiền nợ thuế nhà đất: 2,9 triệu đồng (chiếm 0,2%); Số tiền
Thuê đất Thu tiền sd đất Thuế SD ĐNN Thuế SD ĐPNN Thuế nhà đất 94% 6 %
nợ thuế SDĐ nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng số nợ các khoản thu từ đất: 1,29 triệu đồng (chiếm 0,1%).
*) Công tác xử lý chậm nộp
Để tiến hành đôn đốc, xử lý chậm nộp các khoản thu NSNN từ đất đai, chi cục thuế huyện Văn Yên thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, chủ động phối hợp với bộ phận quản lý đất đai rà soát xác định
số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất còn nợ ngân sách Nhà nước. Trường hợp người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật mà đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng không chấp hành thì cơ quan thuế chủ động ban hành văn bản kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giao đất thu hồi đất theo quy định. Phối hợp với cơ quan Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, yêu cầu không làm thủ tục chuyển nhượng tài sản, chuyển nhượng đất, chuyển nhượng dự án đối với các doanh nghiệp đang còn nợ đọng tiền thuế theo đúng quy định.
Thứ hai, để tiến hành thu hồi được nợ các khoản NSNN từ đất chi cục
thuế huyện Văn Yên tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp đôn đốc, cưỡng chế, công khai thông tin và xử lý nợ đối với từng người nộp thuế, như: Gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử cho chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thông báo về số tiền thuế đất còn nợ, mời doanh nghiệp lên làm việc, tìm ra nguyên nhân, vướng mắc để thực hiện đôn đốc. Ban hành 100% thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp gửi người nộp thuế yêu cầu nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước đối với các doanh nghiệp nợ thuế dưới 90 ngày. Trường hợp trong ngày thứ 91 người nộp thuế chưa nộp tiền thuế nợ vào ngân sách thì áp dụng ngay biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản để thu hồi nợ.
Thứ ba, ban hành đầy đủ quyết định cưỡng chế đối với người nộp thuế
thời tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước, như: Áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác đối với 100% doanh nghiệp nợ thuế đã quá thời hạn nộp từ 91 ngày trở lên. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế có mở tài khoản tại nhiều tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước khác nhau thì căn cứ vào số lượng tài khoản mở tại các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước để ban hành quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản đối với một tài khoản hoặc nhiều tài khoản, đồng thời yêu cầu tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước phong toả tài khoản đối với các tài khoản còn lại của người nộp thuế tương ứng với số tiền bị cưỡng chế.
Thứ tư, ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa
đơn không có giá trị sử dụng đối với doanh nghiệp nợ thuế quá thời hạn từ 121 ngày. Sau khi hết thời hạn của quyết định cưỡng chế hóa đơn (1 năm), nếu doanh nghiệp chưa nộp hoặc nộp chưa đủ số tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước, cơ quan thuế chưa triển khai được biện pháp cưỡng chế tiếp theo thì cơ quan thuế tiếp tục ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng.
Bảng 3.7: Thống kê số nợ thu được từ đất cho NSNN qua các năm
(ĐVT: Tr.đ) Danh mục Số thuế còn nợ Số thuế thu được Số thuế nợ đọng Tỷ lệ % số thuế thu được/Số thuế còn nợ Năm 2016 9152 8166,6 985,4 89,23 Năm 2017 7412 6396,4 1015,6 86,30 Năm 2018 4912 3612,5 1299,5 73,54
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Văn Yên)
Qua số liệu cho thấy số thuế thu được của chi cục thuế Văn Yên so với số thuế còn nợ chiếm tỷ lệ cao, cho thấy chi cục thuế huyện Văn Yên rất chú tâm trong việc quản lý thu các khoản thuế còn nợ, giảm thất thu cho NSNN.