5. Kết cấu của luận văn
3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng chậm nộp tiền thuế là do:
Thứ nhất, công tác phê duyệt quy hoạch chi tiết dự án và việc giao đất
trên thực địa chưa đồng bộ, một số dự án do phải điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, thay đổi loại hình đầu tư dự án, thay đổi diện tích tính thu tiền SDĐ, việc này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai của các dự án do chưa có diện tích cụ thể để thu tiền sử dụng đất hoặc phần diện tích của những dự án chuyển đổi loại hình đầu tư sẽ không thuộc đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất.
Thứ hai, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, Chính phủ ban
phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa, dẫn đến thị trường bất động sản đóng băng. Ngân hàng thắt chặt cho vay đối với hoạt động đầu tư bất động sản, cộng với lãi suất ngân hàng cho vay cao,mặt khác, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn nên cũng làm ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện dự án, cũng như thực hiện nghĩa vụ tài chính nộp tiền SDĐ đối với Nhà nước của các chủ đầu tư dự án.
Thứ ba, chính sách các khoản thu từ đất hiện nay còn nhiều bất cập,
thể hiện:
+ Giá thu tiền sử dụng đất chưa thật sự phù hợp với giá thị trường làm cho một số chủ các dự án kiến nghị UBND huyện xác định lại giá. Bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành còn một số vị trí điều chỉnh còn chưa phù hợp với giá thị trường. Ví dụ: Một số vị trí kém phát triển thuộc huyện Văn Yên trên bảng giá do UBND tỉnh quy định mức giá đất vẫn cao,điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của các chủ đầu tư nằm trong vùng kinh tế này.
Bảng 3. 14. Ý kiến về giá thu tiền sử dụng đất hiện nay của các tổ chức kinh tế và người quản lý
(Đơn vị tính: %)
Nội dung điều tra Hệ số đơn giá thu tiền sử dụng đất hiện nay phù hợp với giá thị trường
Hoàn toàn không đồng ý 1 0
Không đồng ý 55 47
Bình thường 21 28
Đồng ý 2 4
Rất đồng ý 1 1
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Qua kết quả điều tra cho thấy:
- Phần lớn các ý kiến đều cho rằng giá thu tiền sử dụng đất hiện nay không phù hợp với giá thị trường (chiếm tới 55 % các tổ chức kinh tế và 47 % người quản lý được hỏi).
- Tỷ lệ rất ít các tổ chức kinh tế và người quản lý đồng ý với giá thu tiền sử dụng đất hiện nay (bình thường là 21% và 28%, đồng ý là 2% và 4%). Điều này cho thấy giá thu tiền sử dụng đất hiện nay chưa phù hợp với giá thị trường.
+ Do quy định của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng bất động sản không cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm phối hợp, giữa chính quyền cơ sở và cơ quan nhà nước có liên quan, trong việc quản lý chuyển nhượng bất động sản. Điều đó đã xảy ra tình trạng chuyển nhượng ngầm, dưới hình thức thu hồi đất của doanh nghiệp này và giao đất cho doanh nghiệp khác. Ngành thuế có thể chỉ thu được thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất, còn phần thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất thuê không thể thu được, dẫn đến thất thu phổ biến ở sắc thuế này và đối tượng được hưởng lợi là các doanh nghiệp chuyển nhượng.
+ Về giá bồi thường giải phóng mặt bằng tại các dự án cũng gây bức xúc cho người dân và gây khó khăn cho chủ đầu tư. Chẳng hạn, cùng là một dự án, cùng một dải đất nhưng vì dự án đi qua nhiều địa phương khác nhau nên giá đất tính tiền bồi thường cũng khác nhau, dẫn đến khiếu kiện kéo dài, làm tiến độ dự án bị chậm lại, gây khó khăn cho chủ đầu tư3.
Thứ tư, khả năng tài chính của một số chủ dự án đầu tư còn yếu, nguồn
vốn đầu tư chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, đầu tư dàn trải thiếu tập trung nên gặp khó khăn về tài chính. Một số dự án chủ đầu tư đồng thời với việc triển khai đầu tư xây dựng khu nhà ở đô thị, lại được UBND huyện cho phép triển khai dự án theo hình thức BT. Vì vậy, việc ứng vốn thi công xây dựng các công trình BT lớn, nằm ngoài kế hoạch của chủ đầu tư nên đã ảnh hưởng đến tình hình tài chính, dẫn đến chậm nộp tiền sử dụng đất vào NSNN. Ngoài ra, ý thức chấp hành pháp luật thuế của một số chủ doanh nghiệp còn chưa cao, không thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của người sử dụng đất. Mặc dù cơ quan thuế đã áp dụng biện pháp tính phạt chậm nộp tiền sử dụng đất đối với các doanh nghiệp theo quy định của Luật Quản lý Thuế nhưng tình trạng này vẫn xảy ra.
- Nguyên nhân Công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực đất đai của các ngành chức năng chưa được thường xuyên, chưa thực sự được chú trọng đó là: do tình trạng trên xảy ra chủ yếu là do quản lý các khoản thu từ đất là một lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp, bởi quản lý nhiều sắc thuế khác nhau nên công việc phát sinh nhiều trong quá trình quản lý. Trong khi đó đội ngũ cán bộ làm công tác về đất đai rất ít và hầu hết chưa được đào tạo chuyên sâu, bài bản về công tác quản lý đất đai, chủ yếu là tự học hỏi qua đồng nghiệp và tự nghiên cứu chính sách qua văn bản nên gặp những khó khăn trong quá trình làm việc và xử lý các sự vụ khi phát sinh, đặc biệt là đối với cán bộ mới đảm nhiệm công việc này.
của các ngành, chính sách pháp luật đất đai được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, nhưng chưa khẳng định sự phù hợp với yêu cầu của một hệ thống quản lý đất đai hiện đại, vận hành trong cơ chế thị trường phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng. Việc phân cấp trong quản lý nhà nước về đất đai hiện còn nhiều điểm chưa hợp lý, dẫn đến chồng chéo về thẩm quyền giữa các cấp, các ngành trong tổ chức lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nhiều bất cập trong phân hạng và định giá đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; việc thanh kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu kiện và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai còn nhiều lúng túng…
GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÁC KHOẢN THU NSNN TỪ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI 4.1. Quan điểm, định hướng tăng cường quản lý các khoản thu NSNN từ đất trên địa bàn Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái tầm nhìn 2025 - 2030
Thực hiện Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, sau khi đã được Chính phủ thông qua Quy hoạch sử dụng đất đến 2030, UBND huyện Văn Yên đã phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất huyện Văn Yên đến năm 2030 cho các thị xã trên địa bàn huyện tại Quyết định số 751/QĐ-UBND ngày 01 tháng 01 năm 2015. UBND huyện Văn Yên công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện cho các cơ quan chức năng trong huyện biết để triển khai và thực hiện.
Công tác quản lý và sử dụng đất đai trên cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Văn Yên nói riêng luôn là đề tài nóng bỏng và nhạy cảm. Để những chính sách đất đai mới được người dân đón nhận là một điều rất khó và để thực hiện chính sách đó lại càng khó hơn đối với người dân cũng như người quản lý. Chính vì vậy, ngành thuế muốn quản lý tốt và thu được vào NSNN các khoản thu từ đất, thì cần rất nhiều các giải pháp hữu hiệu để đạt được mục tiêu đó.
Để góp phần giải quyết những tồn tại, khó khăn hiện nay trong công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Văn Yên, Chi Cục Thuế tỉnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp dưới đây, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự chỉ đạo kịp thời của Ủy ban nhân dân huyện và sự đồng lòng ủng hộ của các doanh nghiệp.
4.2. Các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý các khoản thu NSNN từ đất đai trên địa bàn Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. từ đất đai trên địa bàn Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
4.2.1. Giải pháp trong công tác lập và chấp hành dự toán
4.2.1.1. Tăng cường công tác lập dự toán các khoản thu NSNN từ đất
Công tác lập dự toán NSNN các khoản thu từ đất đai phải được thực hiện có hiệu quả, bám sát quy hoạch phát triển KT-XH của huyện, căn cứ vào chủ trương, chính sách, nhiệm vụ phát triển KT-XH, an ninh, quốc phòng của từng
địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo, song với thực trạng trong khâu lập dự toán tại huyện Văn Yên cần phải khắc phục ngay tình trạng dự toán của đơn vị trực thuộc xây dựng thiếu căn cứ, nộp dự toán chậm dẫn đến chậm trong công tác tổng hợp xây dựng dự toán chung của huyện.
Lập dự toán các khoản thu NSNN từ đất đai phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo. Lập dự toán các khoản thu NSNN từ đất đai phải dựa trên các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi tài chính đồng thời phải đảm bảo đúng thời gian và quy trình từ dưới cơ sở tổng hợp lên, có như vậy mới sát đúng với thực tế từng địa phương, đơn vị.
Khi lập dự toán thu phải căn cứ vào hành lang pháp lý thu được áp dụng trong năm kế hoạch và khả năng thực hiện các chi tiêu KT-XH và ngân sách năm trước, dự kiến có cơ sở tình hình và tốc độ tăng trưởng kinh tế và nguồn thu năm sau mà quan trọng nhất là khâu lập bộ thu của cán bộ chuyên môn ngành thuế, xác định tình hình sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức kinh doanh trên địa bàn nhằm hạn chế việc trốn lậu thuế đất của các đối tượng nộp thuế đất, cần tính đúng và đầy đủ các sắc thuế theo đúng quy định.
Để giải quyết tồn tại này, HĐND và UBND cấp huyện phải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức, cá nhân lên kế hoạch cụ thể cho ngân sách:
- Cán bộ thuế phải phối hợp chặt với các xã, thị trấn, nắm chắc số liệu trên từng địa bàn đến từng thôn, tổ dân phố để thống kê đầy đủ về diện tích đất đai cho thuê, diện tích đất phải nộp thuế. Lập sổ bộ thuế đầy đủ, chính xác số đơn vị nộp thuế đất và kê khai, đối với số thu từ đất đai phải căn cứ vào diện tích đất đai phải thu thuế, các Luật thuế, Pháp lệnh về phí, lệ phí và các chế độ thu ngân sách, cần dự kiến số thuế và các khoản phải nộp ngân sách, dự kiến số thuế GTGT được hoàn theo chế độ gửi cơ quan thuế và cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cần có trách nhiệm tích cực trong việc hướng dẫn các đơn vị, địa phương lập dự toán ngân sách các khoản thu từ
đất đai thuộc phạm vi mình quản lý, phối hợp với cơ quan Thuế đồng cấp lập dự toán thu NSNN từ đất đai trên địa bàn. Dự toán NSNN từ đất đai phải được xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản thu theo quy định của pháp luật và phân tích, dự báo về yếu tố tăng trưởng kinh tế, thị trường giá cả đất đai, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời thực hiện đầy đủ các quy định về khuyến khích sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường.
- Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chỉ đạo bộ phận kế toán ngân sách xã lập dự toán thu ngân sách cấp xã phải bám sát vào chế độ, chính sách và tình hình phát triển KT-XH của địa phương, tránh tình trạng giấu nguồn thu từ đất đai.
4.2.1.2 Giải pháp trong việc chấp hành dự toán
* Nâng cao ý thức của các doanh nghiệp trong việc nộp thuế đất
Để nâng cao ý thức của các doanh nghiệp trong việc nộp thuế đất cần: tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức tuân thủ trong thực hiện nghĩa vụ thuế nói chung và thuế đánh vào đất đai nói riêng. Bản chất của các khoản thu và thuế đánh vào đất đai chính là Nhà nước (người có quyền sở hữu về đất) thu lại phần địa tô chênh lệch do đất mang lại. Hơn nữa, trong một số trường hợp giá trị của đất sẽ tăng do dịch vụ công cộng của Nhà nước; do được Nhà nước quản lý, theo dõi, bảo vệ bằng một số biện pháp hành chính đặc biệt có lợi cho các chủ có quyền sử dụng. Các chính sách thuế và thu khác vào tài sản chủ yếu nhằm bù đắp các khoản chi của Nhà nước cho các dịch vụ công cộng và quản lý tư pháp liên quan đến đất đai.
* Thực hiện đồng bộ các biện pháp thu ngân sách nhà nước từ đất đai
Phải có những biện pháp triệt để xử lý đối với các đối tượng trốn lậu thuế, đảm bảo công tác quản lý nguồn thu triệt để, không ngừng tăng thu nhằm thỏa mãn nhu cầu chi cho những năm đến.
Để đạt được kế hoạch phát triển KT-XH trong thời gian đến của huyện, từng bước đảm bảo cân đối ngân sách tích cực, bền vững, đáp ứng đầy đủ các
nhiệm vụ KT-XH trong từng giai đoạn phát triển. Nguồn thu được phân cấp phải theo quy định của pháp luật nhưng phải phù hợp với khả năng, điều kiện thực tế của huyện nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ, khuyến khích khai thác nguồn thu phù hợp. Phân cấp tối đa nguồn thu trên địa bàn để đảm bảo nhiệm vụ chi được giao, hạn chế bổ sung từ ngân sách cấp trên.
Chi cục Thuế huyện tập trung hướng dẫn, đưa luật thuế đất đai mới vào đời sống nhân dân, thông qua việc tuyên truyền qua đài phát thanh, truyền hình, pa nô, áp phích, duy trì thường xuyên hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp, cán bộ kinh doanh trên địa bàn để tạo môi trường thuận lợi, công khai, minh bạch, dễ hiểu các chính sách pháp luật về thuế để các đối tượng nộp thuế thấy rõ được quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế, yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ các đối tượng nộp thuế, từ đó thu đúng, thu đủ không để tồn đọng thuế. Từng bước phối hợp với Cục thuế tỉnh cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính trong công tác thu thuế, thực hiện công khai, minh bạch trong công tác thu thuế, tổ chức thu, quản lý thu một cách khoa học, chính xác, đơn giản đảm bảo cho các đối tượng nộp thuế chủ động và tự giác.
4.2.2. Giải pháp trong nâng cao công tác quản lý các khoản thu từ đất
4.2.2.1. Giải pháp trong kê khai, nộp thuế
Để nâng cao công tác kê khai, nộp thuế đất đai, cần hoàn thiện ứng dụng tin học trong quản lý các khoản thu từ đất, trong đó thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Tổng cục Thuế đã xây dựng ứng dụng nhưng do khối lượng NNT quá lớn, việc xác định căn cứ tính thuế phức tạp, lại thay đổi nhiều lền nên đến nay ứng dụng quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chưa được khai thác hiệu quả. Việc quản lý đối tượng nộp tiền thuê đất đang bất cập giữa hệ thống quản