5. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra về công tác quản lý các khoản thu từ đất trên
trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Quản lý các khoản thu từ đất là một lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm tại Việt Nam. Thực tiễn công tác quản lý các khoản thu từ đất của tỉnh Tuyên Quang và huyện Văn Bàn cho thấy, cách quản lý nguồn thu từ đất ở mỗi tỉnh, huyện đều có những điểm mạnh riêng. Trong bối cảnh quản lý các khoản thu từ đất có nhiều thay đổi về chế độ, chính sách, có tác động trực tiếp đến công tác nghiệp vụ như: Triển khai thực hiện Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, xoá bỏ thuế nhà đất, về quy trình thủ tục có những điều chỉnh thay đổi.
Qua thực tiễn việc quản lý các khoản thu từ đất của tỉnh Tuyên Quang và huyện Văn Bàn cho thấy các đơn vị gần như thu đủ theo dự toán, việc chấp hành dự toán thu NSNN từ đất được coi trọng và thực hiện đầy đủ.
Các chính sách được đề ra đều rất chú trọng đến tính tổng thể, có tầm nhìn dài hạn,vì vậy, một số bài học kinh nghiệm được rút ra cho huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đó là:
Thứ nhất, thường xuyên đổi mới các biện pháp quản lý thu và thu đối với
các khoản thu liên quan đến đất đai, kinh doanh bất động sản theo đúng chức năng nhiệm vụ mà Tổng Cục Thuế đã quy định.
Thứ hai, tăng cường phối hợp với các ngành liên quan trong công tác
quản lý sử dụng đất đai ngay từ khâu quy hoạch sử dụng đất, phê duyệt dự án, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất, chuyển nhượng đất đai để quản lý thu NSNN đầy đủ và kịp thời các khoản thu từ đất.
Thứ ba, tập trung tuyên truyền và tích cực tham mưu cho cấp uỷ chính quyền các cấp tập trung chỉ đạo thực hiện tốt quản lý các khoản thu từ đất, khai thác hiệu quả các nguồn thu, chống thất thu ngân sách Nhà nước.
Thứ tư, hoàn thiện cơ chế quản lý các khoản thu từ đất, cần có chiến lược
ưu tiên phát triển và tăng cường năng lực thể chế, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý các khoản thu từ đất tại các Chi Cục Thuế. Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý các khoản thu từ đất.
Chương 2:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
1. Thực trạng công tác quản lý các khoản thu NSNN từ đất trên địa bàn Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong thời gian qua như thế nào?
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý các khoản thu NSNN từ đất trên địa bàn Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái?
3. Để tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước về các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong thời gian tới cần thực hiện những giải pháp chủ yếu nào?
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp từ sách, báo đã được xuất bản, các dữ liệu do cơ quan quản lý các khoản thu NSNN từ đất trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cung cấp, đó là: Văn bản chính sách của Nhà nước, báo cáo của Uỷ ban nhân dân huyện, Cục Thuế, Chi Cục Thuế, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái, Thư viện tỉnh Yên Bái…
Thời gian thu thập: Từ 2016 - 2018
2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Luận văn thu thập số liệu sơ cấp: Được thực hiện thông qua điều tra, thu thập và xử lý thông tin trên phiếu điều tra các đối tượng doanh nghiệp và cán bộ quản lý.
* Chọn mẫu điều tra
Cơ sở lựa chọn đối tượng điều tra: Tác giả thực hiện điều tra toàn bộ cán bộ thuế trong lĩnh vực đất đai; và toàn bộ các quản lý của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Văn Yên.
Mẫu nghiên cứu: Qua khảo sát thực tế tại Huyện Văn Yên, đối tượng quản lý là cán bộ trong Chi cục thuế hiện nay trong lĩnh vực đất đai là 30 và cán bộ quản lý của các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện Văn Yên là 50.
Từ quy mô mẫu trên, để điều tra đạt kết quả cao, tác giả tiến hành điều tra toàn bộ số mẫu trên. Tổng số mẫu điều tra là 80 mẫu trong đó: 30 cán bộ trong chi cục thuế và 50 cán bộ quản lý các doanh nghiệp và trong lĩnh vực quản lý các khoản thu NSNN từ đất.
* Thời gian điều tra: Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2019.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
* Đối với thông tin thứ cấp: Sau khi thu thập được các thông tin, tác giả tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin.
* Đối với thông tin sơ cấp: Để đánh giá công tác quản lý các khoản thu NSNN từ đất đaitrên địa bàn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái người được hỏi thông qua bảng hỏi
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Sau khi thu thập thông tin từ dữ liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp bằng phiếu điều tra, sau đó phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0. Để phân tích thực trạng công tác quản lý các khoản thu NSNN từ đất đaivà các yếu tố tác động đến hoạt động này trên địa bàn huyện Văn Yên.
- Phương pháp so sánh
Sau khi tính toán số liệu, tác giả tiến hành so sánh số liệu qua các năm (từ 2016 - 2018) để đánh giá sự tương quan giữa các khoản thu NSNN, chỉ ra được diễn biến các khoản thu NSNN qua các năm để thấy được tình hình tăng giảm của các khoản thu NSNN như thế nào. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá, rút ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan về công tác quản lý các khoản thu NSNN từ đất đaitrên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu.
- Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và phương pháp phân tổ để phân tích tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương.
Số liệu thống kê mô tả được sử dụng để mô tả các đặc điểm cơ bản của dữ liệu, cung cấp bản tóm tắt đơn giản của mẫu và các phép đo. Với phân tích đồ họa đơn giản, thống kê mô tả là cơ sở của hầu hết các phân tích định lượng.
Thống kê mô tả dùng để mô tả dữ liệu: dữ liệu là gì và cho biết điều gì. Thống kê mô tả được sử dụng để trình bày một mô tả định lượng theo mẫu. Có thể có rất nhiều phép đo hoặc có nhiều mẫu (nhiều người). Thống kê mô tả giúp đơn giản hóa một lượng lớn dữ liệu một cách hợp lý. Mỗi thống kê mô tả giúp làm giảm dữ liệu một cách đáng kể bằng cách cung cấp một bảng tóm tắt đơn giản.
Trong nghiên cứu này phương pháp thống kê mô tả sử dụng nhằm mô tả những số liệu có sẵn từ đó rút ra những kết luận về thực trạng quản lý các nguồn thu NSNN từ đất đai.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu đánh giá kết quả công tác quản lý các khoản thu NSNN từ đất đaitrên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thu NSNN từ đất đaitrên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
2.3.1. Kết quả quản lý giao đất, cho thuê đất
Sử dụng kết quả quản lý giao đất, cho thuê đất theo nguồn Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Yên để phân tích thực trạng công tác quản lý dự án sau khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, từ đó để đánh giá kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý các khoản thu NSNN từ đất đai trên địa bàn huyện Văn Yên.
2.3.2. Kết quả các khoản thu NSNN từ đất đaitrên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái tỉnh Yên Bái
Theo nguồn cơ quan thuế, kết quả các khoản thu NSNN từ đất đaiđược thể hiện như sau:
Ti = 𝑆𝑇𝑖
𝑇𝑐𝑘𝑡𝑡𝑑
Trong đó:
Ti: Tỷ lệ các khoản thu NSNN từ đất đai
STi: Tiền thu được của từng loại thuế đất (Tiền thuê đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản...)
Tckttd: Tổng các khoản thu từ đất
Chỉ tiêu này cho biết kết quả tỷ lệ của từng loại thuế đất trong tổng thu NSNN các khoản thu từ đất, tỷ lệ này càng cao chứng tỏ các khoản thu từ loại đất đó càng hiệu quả.
2.3.3. Số tiền còn nợ đọng các khoản thu NSNN từ đất đaivà biện pháp giải quyết quyết
Sử dụng kết quả tổng hợp số tiền còn nợ đọng các khoản thu NSNN từ đất đaitrên địa bàn huyện Văn Yên Tỉnh Yên Bái, theo nguồn chi cục thuế huyện Văn Yên để phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp về công tác quản lý các khoản thu NSNN từ đất đaitrên địa bàn huyện Văn Yên.
KQQL = Dn - Dn-1
Trong đó: KQQL = Kết quả quản lý giao đất, cho thuê đất
Dn: Diện tích đất giao đất năm thực tại (hoặc thực tế) Dn-1: Diện tích đất giao đất năm so sánh (hoặc kế hoạch)
Nếu KQQL > 0: cho thấy kết quả quản lý giao đất, cho thuê đất hiệu quả, và ngược lại
Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ công tác quản lý các khoản thu NSNN từ đất sẽ càng tốt. STcn = Ttn - STđã thu Trong đó: STcn: Tổng số tiền còn nợ Ttn: Tổng tiền còn nợ STđt: Tổng số tiền đã thu
Chương 3:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC KHOẢN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN YÊN,
TỈNH YÊN BÁI
3.1. Khái quát chung về huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Trong phần này tác giả thực hiện năm thống kê của số liệu là năm 2018.
3.1.1. Về mặt vị trí địa lý, diện tích tự nhiên
Văn Yên là một huyện vùng núi phía bắc của tỉnh Yên Bái, được thành lập từ tháng 3 năm 1965, có tọa độ địa lí 104°23' đến 104°23' độ kinh đông và từ 21°50'30" đến 22°12' vĩ độ bắc.
+ Phía đông giáp huyện Lục Yên, Yên Bình. + Phía Tây giáp huyện Văn Chấn.
+ Phía Nam giáp huyện Chấn Yên.
+ Phía Bắc giáp huyện Văn Bàn,huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai.
Tổng diện tích đất tự nhiên 139.033,8 Km2. Huyện Văn Yên cách trung tâm tỉnh lị Yên Bái 40 km về phía Bắc. Toàn huyện có 26 xã và 1 thị trấn với 161 thôn bản, 11 tổ dân phố.
Thị trấn Mậu A là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện,với vị trí nằm trên tuyến đường sắt Yên Bái – Lào Cai, tuyến đường tỉnh
lộ Yên Bái Khe Sang, đường thủy và đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, với lợi thế này, thị trấn Mậu A sẽ là động lực để phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.
Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên và đặc điểm khí hậu, tập quán canh tác đã chia Văn Yên thành 3 vùng kinh tế:
+ Vùng thâm canh lúa gồm 13 xã: Yên Hưng, Yên Thái, Ngòi A, Mậu A, Mậu Đông, Đông Cuông, Hoàng Thắng, Xuân Ái, Yên Hợp, An Thịnh, Yên Phú, Đại Phác và Tân Hợp (trong đó: Thị trấn Mậu A là trung tâm huyện lỵ).
+ Vùng trồng màu và cây ăn quả gồm 6 xã: Lang Thíp, Lâm Giang, Châu Quế Thượng, Châu Quế Hạ, An Bình, Đông An.
+ Vùng trồng quế gồm 8 xã: Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Xuân Tầm, Mỏ Vàng, Nà Hẩu, Quang Minh, Viễn Sơn và Đại Sơn.
- Địa hình
Địa hình Văn Yên tương đối phức tạp, đồi núi liên tiếp và cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc thuộc thung lũng sông Hồng kẹp giữa dãy núi cao là Con Voi và Púng Luông; Hệ thống sông ngòi dày đặc với các kiểu địa hình khác nhau: vùng núi cao hiểm trở, vùng đồi bát úp lượn sang nhấp nhô xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp ven sông,sự chênh lệch địa hình giữa các vùng trong huyện rất lớn, có đỉnh cao nhất 1.952 m, nơi thấp nhất là 20 m so với mặt nước biển.
Vùng núi cao trung bình có độ cao từ 300 – 1.700 m tập trung chủ yếu ở các xã phía Tây Bắc của huyện,là các dãy đồi núi liên tiếp chia cắt mạnh, độ dốc lớn, có các bậc thềm cao thấp khác nhau, có nơi có địa hình thung lũng hẹp, vách dốc đứng,diện tích có khoảng 35.000ha. Trong vùng này, đối với vùng đất đồi núi dốc trên 25º, tầng đất mỏng dưới 30cm giành cho trồng rừng, bảo vệ khoanh nuôi rừng tự nhiên. Những nơi có độ dốc < 25º, tầng đất dày phục vụ cho trồng cây dài ngày như quế, chè, cây ăn quả, và một số loại cây ngắn ngày như lúa, ngô, khoai, sắn…….
Vùng đồi cao, núi thấp thuộc các xã phía Tây của huyện, vùng này núi đỉnh nhọn, sườn dốc, chia cắt mạnh, hợp thuỷ trũng sâu, hẹp, phát triển trên nền đá Mắcma axít,vùng núi đỉnh nhọn, thoải, các thung lũng nông trên nền đá biến chất. Nơi có độ dốc > 25º thích hợp trồng bảo vệ rừng; nơi có độ dốc <25º, tầng đất dày thích hợp cho các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, vùng đất bằng thích hợp cho trồng cây hàng năm.
Vùng đồi thấp thung lũng sông hang: vùng này bao gồm các xã vùng thấp của huyện có địa hình dạng đồi bát úp, đỉnh tròn, sườn thoải, độ cao tuyệt đối dưới 300 m. Có khả năng trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, vùng đồng bằng thích hợp trồng cây lương thực.
- Đặc điểm khí tượng thủy văn
Huyện Văn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, kết hợp với địa hình bị chia cắt nên tạo thành hai tiểu vùng khí hậu:
+ Vùng phía Bắc (từ Trái Hút trở lên): Có độ cao trung bình 500 m so với mặt nước biển,Đặc điểm vùng này ít mưa, nhiệt độ trung bình 21 - 23ºc. Lượng mưa bình quân 1.800 mm/năm,độ ẩm thường xuyên 80 – 85%, có những ngày chịu ảnh hưởng của gió Lào.
+ Vùng núi phía Nam (từ Trái Hút trở xuống): chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có lượng mưa lớn, bình quân 1.800 – 2.000 mm/năm, nhiệt độ trung bình 23 - 24ºc, độ ẩm không khí 81 – 86%.
+ Các hiện tượng thời tiết khác:
- Sương muối: Xuất hiện chủ yếu ở độ cao trên 600 m, nhiệt độ càng xuống thấp số ngày có sương càng nhiều, vùng thấp thuộc thung lũng sông Hồng ít xuất hiện.
- Mưa đá: Xuất hiện ở một số nơi vào khoảng cuối mùa xuân, đầu mùa hạ và thường đi kèm với hiện tượng dông và gió xoáy cục bộ.
Khí hậu Văn Yên ổn định, ít đột biến phù hợp với trồng trọt và chăn nuôi, trồng các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp dài ngày ở phía
Nam, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày như: sắn, lạc, đậu đỗ các loại ở phía Bắc.
- Tài nguyên thiên nhiên và hiện trạng khai thác, sử dụng
Tài nguyên đất: Huyện Văn Yên có tổng diện tích đất tự nhiên 139.033,8 ha trong quá trình quản lý và sử dụng được chia ra như sau:
a/ Đất nông nghiệp: 122.010,59 ha chiếm 87,68% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 17.351,32 ha, chiếm 12,47% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm:
+ Đất trồng cây hàng năm : 12.879,78 ha + Đất trồng cây lâu năm : 4.471,54 ha
- Đất lâm nghiệp : 104.403,94 ha, chiếm 75,03% - Bao gồm:
+ Đất rừng sản xuất : 69.073,78 ha; Trong đó:
- Đất có rừng sản xuất: 21.709,88 ha
- Đất quy hoạch trồng rừng sản xuất: 14.880,01 ha + Đất rừng phòng hộ : 19.984,95 ha