5. Bố cục của luận văn
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Kạn
Từ thực tiễn quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động Khoa học công nghệ tại tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Cao Bằng, bài học cho tỉnh Bắc Kạn như sau:
- Thứ nhất: Xây dựng cơ chế, định mức chi NSNN cho hoạt động KHCN phải có tính cạnh tranh: Để có thể thu hút được các nhà khoa học, các trung tâm nghiên cứu… thì trước hết phải có một cơ chế và định mức đủ sức cạnh tranh với các tỉnh khác. Đảm bảo được quyền lợi cho các tổ chức và cá nhân tham gia cũng như chất lượng của các công trình nghiên cứu.
- Thứ hai: Phân bổ chi ngân sách theo mục tiêu và phương hướng phát triển của địa phương. Việc phân bổ NSNN dựa trên nhu cầu phát triển của địa phương. Do đó, để phát triển kinh tế - xã hội cần phải phát triển khoa học công nghệ. Dựa vào mục tiêu phát triển địa phương và dựa vào đề xuất nghiên cứu khoa học địa phương để thực hiện phân bổ NSNN. Đây là cơ sở để phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất cũng như chất lượng của lao động trong thời buổi nền kinh tế thị trường hiện nay.
- Thứ ba: Công khai minh bạch trong thủ tục, quy trình xét duyệt, lựa chọn các đề tài, dự án KHCN: việc lựa chọn các đề tài, dự án cần phải công khai minh bạch từ đó lựa chọn được các đề tài dự án có chất lượng phục vụ cho việc triển khai vào thực tế. Thêm vào, các thông tin được công bố rộng rãi thu hút được đông đảo các nhà khoa học, việc xét duyệt cũng đảm bảo tính chuyên môn, đánh giá một cách chính xác chất lượng của các đề tài để không rơi vào tình trạng mất tiền NSNN mà chất lượng không đạt như mong muốn.
- Thứ tư: Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi: trong quá trình thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ có nhiều khoản mục phải chi, do vậy, đây có thể là cơ hội cho những đối tượng lợi dụng để có thể gây thiệt hại cho NSNN. Do vậy cần kiểm soát chặt chẽ, các hoạt động khoa học đúng mục tiêu đề ra, chất lượng nghiên cứu cần được triển khai và áp dụng vào thực tiễn.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như thế nào?
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn?
Giải pháp nào để tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thu thập thông tin
2.2.1.1. Thu thập số liệu
a. Thu thập số liệu thứ cấp
Đây là những tài liệu quan trọng để đánh giá quá trình quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và đề xuất các giải pháp phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu đề ra.
Tài liệu thứ cấp được phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ Sở Khoa học công nghệ, Sở Tài chính…
Ngoài ra, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu tác giả thu thập một số tài liệu như:
- Báo cáo công tác quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ của Sở khoa học Công nghệ tỉnh Bắc Kạn.
- Báo cáo công tác quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học cộng nghệ của tỉnh Bắc Giang
- Báo cáo công tác quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ của tỉnh Hà Giang.
- Số liệu liên quan đến quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ tại Sở Khoa học công nghệ tỉnh Bắc Kạn.
Phương pháp thu thập: các thông tin, các văn bản, các chính sách nhà nước được tác giả thu thập bằng cách tra cứu các tài liệu liên quan đến quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ, các văn bản về pháp luật… Các thông tin cần thiết được tác giả đến các cơ quan chức năng và các phòng chức năng để xin số liệu cần thiết.
Nguồn tài liệu thứ cấp này sau khi được thu thập, tác giả tiến hành xử lý: phân loại, tổng hợp, phân tích và đánh giá để có cái nhìn tổng quan về quá trình quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Trên cơ sở thực trạng quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ, nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn.
b. Thu thập số liệu sơ cấp - Chọn mẫu nghiên cứu
Đối tượng lãnh đạo các cơ quan, đơn vị
Trong luận văn, tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn lãnh đạo của hai sở đó là: Sở Tài chính và Sở Khoa học công nghệ ( trong trường hợp không phỏng vấn được Giám đốc sở, tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn Phó Giám đốc phụ trách đến phần này). Lãnh đạo trong các đơn vị của sở tác giả sẽ tiến hành trưởng phòng. Đối Sở tài chính, tác giả lựa chọn phòng quản lý ngân sách vì: đây là phòng liên quan trực tiếp đến quản lý chi NSNN cho KHCN. Đối với Sở KHCN, tác giả sẽ tiến hành điều tra các trưởng phòng hoặc phó phòng.
+ Nội dung điều tra liên quan đến vai trò lãnh đạo cán bộ thực hiện quản lý chi NSNN, những đánh giá khách quan từ phía các lãnh đạo từ đó thấy được toàn cảnh: các ưu điểm và nhược điểm trong quá trình triển khai thực hiện quản lý.
+ Phương pháp điều tra: tác giả sử dụng câu hỏi mở, câu hỏi chuyên sâu để có được những nhận xét đánh giá từ phía các nhà lãnh đạo.
+ Số lượng điều tra: căn cứ vào đối tượng cần thiết điều tra ở bên trên, tác giả thống kê được có 16 cán bộ cần điều tra. Với số lượng này tác giả sẽ tiến hành điều tra tổng thể.
Đối tượng điều tra là cán bộ quản lý trực tiếp chi NSNN cho hoạt động KHCN:
Để xác định được cỡ mẫu phục vụ cho nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội thì việc chọn mẫu phải đảm bảo tính đại diện và đủ lớn là rất quan trọng. Những yếu tố được xem xét để xác định cỡ mẫu cho việc nghiên cứu cần phải đảm bảo tính chính xác, chất lượng của các số liệu phải đảm bảo, thời gian thu thập phù hợp… để có được kết quả có cơ sở thống kê và hạn chế được những sai sót trong quá trình chọn mẫu.
Hiện nay, tổng số cán bộ viên chức đang làm việc tại sở Khoa học công nghệ là 58 cán bộ. Với số lượng cán bộ như này, tác giả tiến hành điều tra tổng thể.
+ Đề tài tiến hành điều tra bằng các phương pháp phỏng vấn trực tiếp những cán bộ thuộc Sở Khoa học công nghệ tỉnh Bắc Kạn. Sử dụng phương pháp điều tra theo câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước và áp dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt liên quan đến quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ.
Các câu hỏi sử dụng trong phiếu điều tra, tác giả sử dụng thang đo Likert để đánh giá mức độ trả lời của người được hỏi với 5 mức độ: 1 là Kém, 2 Yếu, 3 Trung Bình, 4 Khá, 5 là Tốt.
(Mẫu phiếu điều tra: Phụ lục 1)
Mục đích của việc sử dụng số liệu tác giả điều tra: từ những thông tin thu thập được thông qua việc trả lời các câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra tiến hành tổng hợp, phân tích đánh giá hoạt động quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ.
Câu hỏi điều tra thảo luận bao gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở: Mục đích sử dụng các số liệu này là thông tin cung cấp sẽ đánh giá thực trạng việc quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
* Đối với đối tượng điều tra là chủ nhiệm các đề tài, dự án… khoa học công nghệ
Hiện nay sở Khoa học công nghệ đã chủ trì thực hiện 34 các đề tài, dự án… khoa học công nghệ. Với số lượng như này tác giả cũng tiến hành điều tra tổng thể..
Trong quá trình điều tra, tác giả tiến hành phỏng vấn chủ nhiệm đề tài về quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ với bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Bảng hỏi, tác giả thiết kế trả lời theo thang đo Likert với 5 mức độ: 1 là Kém, 2 là Yếu, 3 Trung bình, 4 là Khá 5 là Tốt.
Trong quá tình phỏng vấn, để có được câu trả lời chính xác, tác giả cũng đã vận dụng linh hoạt các cách hỏi khác nhau, quan sát thái độ cử chỉ của người trả lời nếu trong trường hợp người được hỏi còn phân vân với phương án trả lời của mình.
Để đảm bảo tính thời gian, chính xác của thông tin cũng như thuận tiện cho quá trình nghiên cứu: tác giả gọi điện, gửi email… hoặc phỏng vấn trực tiếp các chủ nhiệm đề tài để có thông tin cần thiết, trong trường hợp chủ nhiệm bận có thể phỏng vấn thu ký của đề tài.
(Mẫu phiếu điều tra: Phụ lục 2)
c. Để xác định ý kiến đánh giá của các nhà quản lý và chủ nhiệm đề tài trong việc quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ, nghiên cứu áp dụng thang đo Likert các câu hỏi với thước đo 5 bậc (ở các mức điểm 1 là Kém, 2 Yếu, 3 Trung bình, 4 là Khá 5 là Tốt ). Căn cứ vào kết quả điều tra bởi số ý kiến đối với từng mức độ quy ra điểm, tính điểm trung bình theo công thức: Điểm TBT = ∑( a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B. Trong đó: a là số điểm theo thang điểm 5; b là số ý kiến cho từng loại điểm; B là tổng số ý kiến.
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 -1) /5 = 0.8. Kết quả được chia theo các mức để xác định mức độ đối với từng yếu tố như sau:
Bảng 2.1: Thang đánh giá Likert
Mức Mức đánh giá Khoảng điểm
5 Tốt 4,21 - 5,00
4 Khá 3,41 - 4,20
3 Trung bình 2,61 - 3,40
2 Yếu 1,81 - 2,60
1 Kém 1,00 - 1,80
Để xem xét độ phân tán của câu trả lời, nghiên cứu sửu dụng độ lệch chuẩn thì độ lệch chuẩn sẽ được tính toán như sau:
SD = √ 1
𝑛−1∑𝑛 (𝑥𝑖 − 𝑥̅)2
𝑖=1 trong đó n là số giá trị của x
2.2.2.3. Phân tích thông tin a. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả đối tượng nghiên cứu thông qua các số liệu đã được thu thập. Với phương pháp này, nghiên cứu sẽ thể hiện những thay đổi trong hoạt động quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ cũng xu thể thay đổi của nó. Từ đó, tìm ra được các nguyên nhân của sự biến động và tìm ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế trong quá trình quản lý.
b. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu nhằm xác định những thay đổi của quá trình quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ trong giai đoạn từ năm 2017 đến hết năm 2019, so sánh sự biến động trong quá trình quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ.
Cũng trong nghiên cứu, tác giả so sánh tốc độ phát triển của các nội dung quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ, tìm ra xu hướng thay đổi.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
* Chỉ tiêu đánh giá kế hoạch chi NSNN cho hoạt động KHCN
- Tỷ lệ kế hoạch điều chỉnh
Tỷ lệ chi NSNN điều chỉnh = Số kế hoạch điều chỉnh
Tổng số kế hoạch
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng lập kế hoạch. Nếu kế hoạch tốt: chi tiết và rõ ràng thì số kế hoạch ít điều chỉnh và ngược lại.
- Tỷ lệ thực hiện đúng kế hoạch
Tỷ lệ thực hiện đúng kế hoạch = Số kế hoạch thực hiện đúng
Tổng số kế hoạch
Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ kế hoạch thực hiện đúng như dự định ban đầu. Điều này cho thấy công tác xây dựng kế hoạch: phương án thực hiện, phương án NSNN thực hiện…
* Chỉ tiêu đánh giá thực hiện chi NSNN cho hoạt động KHCN
- Tỷ lệ chi NSNN cho khoa học công nghệ
Tỷ lệ chi NSNN cho khoa học công nghệ =
Số tiền chi NSNN cho KHCN Tổng số chi NSNN
Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, khi quản lý hiệu quả được nguồn NSNN cho khoa học công nghệ: đóng góp của khoa học công nghệ ngày càng nhiều cho phát triển kinh tế và đời sống người dân thì số NSNN chi cho khoa học công nghệ ngày càng nhiều hơn và ngược lại.
- Tỷ trọng chi NSNN cho KHCN theo các ngành, lĩnh vực
Tỷ trọng chi NSNN cho
KHCN các ngành, lĩnh vực =
Số tiền chi NSNN cho KHCN cho từng ngành lĩnh vực
Tổng số chi NSNN
Thông qua chỉ tiêu này đánh giá được tình hình phân bổ ngân sách nhà nước cho hoạt động KHCN theo các ngành, lĩnh vực. Tỷ lệ này hợp lý thì việc phân bổ được hợp lý.
- Tỷ lệ các đề tài, dự án được quyết toán đúng hạn
Tỷ lệ đề tài, dự án được quyết toán đúng hạn =
Số lượng đề tài, dự án nghiệm thu đúng hạn Tổng số đề tài, dự án hết hạn
Tỷ lệ này càng cao càng tốt, điều này này chứng tỏ quá trình quản lý chặt chẽ tiến độ thực hiện đề tài, giải ngân đúng theo kế hoạch.
- Kinh phí dành cho mỗi đề tài dự án
Số lượng kinh phí cho mỗi đề tài, dự án
=
Số lượng đề tài, dự án Tổng số chi NSNN cho việc
thực hiện đề tài dự án
Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, điều này chứng tỏ địa bàn đã chú trọng nhiều đến KHCN. Với lượng kinh phí lớn thì dễ dàng thực hiện, đây là đòn bẩy kích thích và đảm bảo chất lượng các đề tài, dự án
- Tỷ lệ xin cấp thêm kinh phí để thực hiện đề tài, dự án
Tỷ lệ xin cấp thêm kinh phí =
Số lượng kinh phí xin cấp thêm Tổng số chi NSNN cho việc thực
hiện đề tài dự án
Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt, điều này chứng tỏ quá trình quản lý chặt chẽ: đảm bảo tính hiệu quả trong chi NSNN cho hoạt động KHCN.
* Chỉ tiêu đánh giá quyết toán chi NSNN cho hoạt động KHCN
- Tỷ lệ khoản mục được quyết toán đúng hạn
Tỷ lệ khoản mục quyết toán đúng hạn =
Số lượng khoản mục được quyết toán đúng hạn
Tổng số khoản mục cần quyết toán
Tỷ lệ này càng cao càng tốt, nó thể hiện khả năng quản lý cũng như kiểm soát chặt chẽ trong quá trình quyết toán.
- Tỷ lệ số tiền xuất toán
Tỷ lệ số tiền xuất toán = Số tiền xuất toán
Tỷ lệ xuất toán thể hiện số tiền không được chấp nhận thanh toán: nếu số này cao chứng tỏ cán bộ kiểm soát chặt chẽ và phát hiện các khoản chi không đúng quy định.
* Chỉ tiêu đánh giá Thanh tra kiểm tra
- Tỷ lệ các khoản chi sai phát hiện sau thanh tra, kiểm tra
Tỷ lệ các khoản chi sai = Các khoản chi sai
Tổng số khoản chi thanh tra, kiểm tra Tỷ lệ này càng cao thì chúng tỏ quá trình thanh tra, kiểm tra chặt chẽ sẽ phát hiện các khoản chi sai, chi không đúng quy định.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỈNH BẮC KẠN 3.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, sở KHCN tỉnh Bắc Kạn
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lí: Bắc Kạn nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam; có địa giới tiếp giáp với 4 tỉnh trong khu vực, cụ thể: Phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; Phía Đông giáp