Thực hiện quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 54 - 69)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Thực hiện quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ tỉnh

Bắc Kạn

a. Xây dựng định mức chi NSNN cho hoạt động KHCN

Bắc Kạn là một trong những tỉnh nghèo trong cả nước, do vậy Bắc Kạn cũng xác định KHCN là một trong những nhiệm vụ quan trọng có thể nâng cao đời sống người dân, phát triển kinh tế. Một trong những nguồn thúc đẩy phát triển khoa học đó là xây dựng được một định mức phù hợp để có thể phát huy thế mạnh của các nhà khoa học dựa trên nguồn lực còn nhiều hạn chế.

Hiện này, định mức thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ được áp dụng dựa trên quyết định số 36/2019/QĐ -UBND tỉnh Bắc Kạn đưa ra.

Bảng 3.4: Hệ số tiền công các chức danh

Đơn vị: Hệ số Chỉ tiêu Quyết định số36/2019/QĐ- UBND tỉnh Bắc Kạn Thông tư 55/2015 TTLT - BTC Hệ số chức danh NC Hệ số LĐKH Hệ số tiền công theo ngày Hstcn = (Hcd*Kkh)/22 Hệ số chức danh NC Hệ số LĐKH Hệ số tiền công theo ngày Hstcn = (Hcd*Kkh)/22 Chủ nhiệm nhiệm vụ 4,84 2,5 0,55 6,92 2,5 0,79 Thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học 3,79 2 0,34 5,42 2,0 0,49 Thành viên 2,56 1,5 0,17 3,66 1,5 0,25 Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ 2,00 1,2 0,11 2,86 1,2 0,16

Nguồn: Theo tác giả tổng hợp

Năm 2015 UBND tỉnh đưa ra quyết định số 26/2015/QĐ-UBND thì hệ số định mức được áp dụng bằng với định mức tại thông tư 55 của Bộ tài chính. Bước sang năm 2019 UBND tỉnh đưa ra quyết định số 36 xác định hệ số tiền

công các chức danh. Theo bảng số liệu so sánh ở trên ta có thể thế hệ số tiền công đã giảm đi tương đối nhiều, đây là một trong những bất lợi cho việc thu hút những người có khả năng nghiên cứu và triển khai KHCN vào thực tiễn. Việc điều chỉnh này một phần rất lớn là do nguồn ngân sách có rất nhiều hạn chế: số lượng NS trung ương cấp ít thay đổi trong những năm qua, NS tỉnh cũng không có nhiều cải thiện nên để dành NS cho các nhiệm vụ khác nên UBND tỉnh đã quyết định giảm khoản tiền này. Điều này cũng đã giảm đi tính nhiệt huyết cũng như trách nhiệm đối với các công trình khoa học.

Bên cạnh đó, việc xây dựng định mức cho các khoản chi KHCN được xây dựng dựa trên các quy định pháp luật như: thông tu số 01/2010/TT-BTC quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, thông tư số 40/2018/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, nghị quyết số 39/2018/NQ- HĐND quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị của cơ quan nhà nước… Ngoài ra, còn căn cứ vào quyết định số 26/2015/QĐ- UBND, quyết định chi cho họp hội đồng đánh giá các đề tài, sáng kiến của các cá nhân được đề nghị tặng danh hiệu. Với những căn cứ thực hiện xây dựng định mức, các định mức chi cho KHCN của tỉnh Bắc Kạn cũng đang dần dần hoàn thiện và có tính cạnh tranh hơn.

Bảng 3.5: Đánh giá về xây dựng định mức chi

Chỉ tiêu Điểm BQ Xếp loại Độ lệch chuẩn

Căn cứ xây dựng định mức dựa trên các quy định

của nhà nước do cơ quan có thẩm quyền ban hành 3,8 Khá 0,97 Định mức chi rõ ràng cho từng mục, từng đối tượng 3,9 Khá 1,02 Định mức là tương đối phù hợp cho công sức các

bên đóng góp 3,7 Khá 1,04

Các định mức được công khai minh bạch, dễ dàng

xác định và tìm hiểu 3,8 Khá 0,98

Nguồn: theo số liệu khảo sát của tác giả

Việc xác định định mức cho từng đối tượng là rất quan trọng vì nó là một trong những nguồn thúc đẩy giúp các thành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Trước hết để làm được việc này thì cần phải công khai minh bạch để các thành viên tìm hiểu và thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Nhưng với chỉ tiêu “Các định mức được công khai minh bạch, dễ dàng xác định và tìm hiểu” cũng chỉ đạt 3,8 điểm.

b. Phân bổ ngân sách

Phân bổ ngân sách được thực hiện dựa trên nhu cầu thực tế cho việc phát triển khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh.Việc phân bổ này được thực hiện dựa trên 2 lĩnh vực chủ yếu đó là chi đầu tư phát triển khoa học công nghệ và chi sự nghiệp khoa học công nghệ.

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ phân bổ ngân sách theo lĩnh vực

Nguồn: Phòng quản lý chuyên ngành

Qua biểu đồ trên ta có thể thấy được rằng đa phần nguồn kinh phí dành cho KHCN chủ yếu chi vào sự nghiệp khoa học công nghệ: năm 2017 chiếm 60% năm 2018 là 58% và năm 2019 là 54%. Cũng qua biểu đồ trên ta cũng có thể thấy được rằng chi đầu tư phát triển ngày càng tăng.

Với mục tiêu phát triển khoa học công nghệ nên Bắc Kạn cũng đã và đang tập trung nhiều cho đầu tư phát triển như tập trung mua mới và nâng cấp các trang thiết bị nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu và các hoạt động khác phục vụ phát triển khoa học công nghệ. Với việc đầu tư mạnh đó, Bắc Kạn đang đầu tư và ứng dụng nhiều vào lĩnh vực nông nghiệp như triển khai nhiều giống mới cho năng suất cao như chế biến gỗ xuất khẩu, các cây ăn quả giá trị cao… Bên cạnh việc đầu tư phát triển thì chi sự nghiệp khoa học công nghệ cũng được ngày càng quan tâm như thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, các hoạt động quản lý KHCN, triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu…

- Phân bổ NSNN cho các đề tài dự án

Việc nghiên cứu và triển khai các đề tài dựa án là việc cấp bách nhằm triển khai những ứng dụng khoa học mới nhất vào sản xuất kinh doanh. Bắc Kạn đã

tập trung nguồn lực cho các đề tài dự án thuộc những lĩnh vực quan trọng, có sự ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân cũng như góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.

Bảng 3.6: Phân bổ ngân sách cho các đề tài dự án

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) 𝟐𝟎𝟏𝟖 𝟐𝟎𝟏𝟕 𝟐𝟎𝟏𝟗 𝟐𝟎𝟏𝟖 BQ Nông nghiệp và PTNT 6,9 7,3 8,7 105,79 119,17 112,48 Công nghiệp xây dựng 2,1 2,8 2,4 133,33 85,71 109,52 Khoa học xã hội 1,6 1,8 1,5 112,50 83,33 97,91 Y tế, giáo dục 1,9 2,0 1,9 105,26 95,00 100,13

Khác 2,7 2,2 2,3 81,48 104,54 93,01

Nguồn: Phòng quản lý chuyên ngành - Sở KHCN tỉnh Bắc Kạn

Qua bảng số liệu trên có thể thấy, lượng ngân sách lớn được dùng cho các dự án nông nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối cao. Vì Bắc Kạn đang có nhiều chính sách phát triển các sản phẩm thế mạnh của tỉnh như cam, chè, quýt, hồng không hạt… Đây là những sản phẩm có thế mạnh của tỉnh do phù hợp với điều kiện tự nhiên mà không nơi nào có được, đó cũng là con đường đề giúp các hộ dân dần dần thoát nghèo. Các dự án về y tế và giáo dục cũng đang ngày được quan tâm. Các chương trình xóa mù chữ, các dự án phát triển giáo dục cộng đồng hay các nghiên cứu khoa học về y tế sinh sản vị thành niên, y tế hỗ trợ trẻ em suy dinh dưỡng, phòng tránh các loại nấm độc trên địa bàn…

Với việc phân bổ cho các dự án thuộc cách lĩnh vực ưu tiên, dựa trên những định hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Các dự án và đề tài đang dần dần được triển khai và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày người dân.

Bảng 3.7: Đánh giá về phân bổ ngân sách Đơn vị: Điểm Chỉ tiêu Điểm BQ Xếp loại Độ lệch chuẩn Quy trình phân bổ rõ ràng 3,9 Khá 1,03

Phân bổ được dựa trên đề xuất của các đơn

vị 3,7 Khá 1,12

Phân bổ kinh phí kịp thời, đúng thời điểm 3,7 Khá 1,03 Phân bổ cho các ngành, lĩnh vực tương đối

hợp lý 3,9 Khá 1,05

Nguồn: theo số liệu khảo sát của tác giả

Nhằm thực hiện đúng mục tiêu về khoa học công nghệ đề ra thì phân bổ ngân sách là quan trọng. Điều này phải được dựa trên các quy định rõ ràng, do vậy chỉ tiêu “Quy trình phân bổ rõ ràng” đạt mức điểm số là 3,9 điểm. Bên cạnh đó chỉ tiêu “Phân bổ cho các ngành, lĩnh vực tương đối hợp lý” cũng đạt điểm số là 3,9 điểm vì trong thực tế việc phân bổ cho KHCN vào những ngành lĩnh vực cần phải dựa trên các nền tảng và khả năng thực hiện như công cụ, trình độ… Do vậy, nhiều khi không thực sự phù hợp. Ngoài ra, do nguồn lực có hạn đặc biệt là nguồn lực về tài chính, vì vậy với chỉ tiêu “Phân bổ được dựa trên đề xuất của các đơn vị” và chỉ tiêu “Phân bổ kinh phí kịp thời, đúng thời điểm” cũng chỉ đạt mức điểm số là 3,7 điểm. Đây là điểm cần phải có những khắc phục và sớm giải quyết trong tương lai.

c. Chấp hành chi NSNN cho hoạt động KHCN

- Chấp hành chi đầu tư

Để có thể kích thích phát triển hoạt động KHCN, Bắc Kạn cũng đã chi một lượng tiền lớn để đầu tư mua mới, nâng cấp và sửa chữa nhiều công trình, tranh thiết bị… để thực hiện hoạt động KHCN. Với những đóng góp này, đã có

nhiều sản phẩm nghiên cứu đã được triển khai trong thực tế, góp phần nâng cao đời sống người dân.

Bảng 3.8: Tình hình chi đầu tư cho KHCN

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) 𝟐𝟎𝟏𝟖 𝟐𝟎𝟏𝟕 𝟐𝟎𝟏𝟗 𝟐𝟎𝟏𝟖 BQ

Mua máy móc, trang thiết bị 4,3 4,7 4,6 109,30 97,87 103,58 Mua công cụ, dụng cụ 1,9 2,1 2,5 110,52 119,04 114,78 Cơ sở hạ tầng 4,7 5,8 6,4 123,40 110,34 116,87

Nguồn: Phòng Quản lý khoa học

Sở khoa học công nghệ là đơn vị chủ trì trong việc thực hiện các hoạt động KHCN trên địa bàn tỉnh. Để có thể nghiên cứu và triển khai các ứng dụng khoa học mới, các đơn vị như Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng mua thêm nhiều công cụ và máy móc nhằm thực hiện các nhiệm vụ được giao như: máy đo lường điện trở tiếp đất, máy đo chất lượng xăng dầu… Ngoài ra, sở Nông nghiệp cũng đã xây dựng và mở rộng trung tâm nghiên cứu cây giống vật nuôi. Sở cũng đã đầu tư mua mới nhiều trang thiết bị phục vụ trung tâm như: hệ thống tưới tiêu tự động, hệ thống đo độ ẩm, đo nhiệt độ… Thêm vào đó, Sở cũng xây dựng mô hình trồng rau sạch hướng đến xuất cho các siêu thị trong và ngoài tỉnh. Mô hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap đang được triển khai và hứa hẹn nhiều tiềm năng kinh tế. Cũng để làm được việc này, Sở đã kết hợp với Sở Công thương đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm và chỉ dẫn địa lý. Đây là cơ hội để các sản phẩm của Bắc Kạn có thể cạnh tranh và đưa vào các trung tâm mua sắm lớn trong nước. Ngoài ra, Sở cũng phối hợp với các Sở Nông nghiệp, Sở Công thương thực hiện xuất khẩu các hàng hóa có tiền năng như: quýt, hồng và các trái cây có giá trị kinh tế.

Chỉ thường xuyên là một trong những khoản chi quan trong nhằm thực hiện các mục tiêu đề ta của các cơ quan, đơn vị.

Bảng 3.9: Thực hiện chi thường xuyên cho hoạt động KHCN

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) 𝟐𝟎𝟏𝟖 𝟐𝟎𝟏𝟕 𝟐𝟎𝟏𝟗 𝟐𝟎𝟏𝟖 BQ Chi nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh, cấp huyện 9,84 10,61 10,93 107,82 103,01 105,42

Chi theo chức năng 0,42 0,3 0,45 71,42 150,00 110,71

Chi phục vụ QLNN 1,03 1,17 1,14 113,59 97,43 105,51

Chi các đơn vị sự nghiệp 1,8 1,92 1,85 106,66 96,35 101,51

Chi khác 1,59 1,5 1,76 94,33 117,33 105,83

Tổng 14,68 15,5 16,13 105,58 104,06 104,82

Nguồn: Phòng quản lý khoa học

Sở KHCN tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với các đơn vị chức năng, các UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp huyện và cấp tỉnh được UBND tỉnh giao hằng năm. Đối với Sở KHCN đã thực hiện tốt các nhiệm vụ KHCN được giao như: tổ chức họp hội đồng KHCN xét duyệt các đề tài, dự án; tham mưu nhiệm vụ các chương trình, dự án thuộc chương trình Nông thôn miền núi; bàn giao các sản phẩm khoa học công nghệ, cấp kinh phí thực hiện một số đề tài nghiên cứu như: về quản lý về tiêu chuẩn đo lường, chất lượng, quản lý an toàn bức xạ… Ngoài ra, nguồn kinh phí này được giao cho các đơn vị sự nghiệm như trung tâm đo lường chất lượng: tiến hành các hoạt động như kiểm tra chất lượng xăng dầu, kiểm tra cân, phối hợp và hỗ trợ trung tâm phát triển khoa học công nghệ… Bên cạnh những nhiệm vụ trên, hoạt động chuyển giao công nghệ đang được Sở KHCN áp dụng mạnh, nhằm tăng cường khả năng sản xuất của người dân như: trong năm 2019 sở đã tiến hành Chuyển giao khoa học kỹ thuật theo chương trình 135 và 30a cho 6 xã được14 lớp tập huấn với 750 nông dân;

tập huấn kỹ thuật 07/5 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho nông dân tại các xã: xã Tân Lập huyện Chợ Đồn, xã Mai Lạp, huyện Chợ Mới, xã Liêm Thủy huyện Na Rì, xã Thượng Quan,huyện Ngân Sơn và xã Địa Linh, Thượng Giáo của huyện Ba Bể. Hướng dẫn, chuyển giao công nghệ nuôi trồng nấm 05 mô hình cho các địa phương trong tỉnh.

Chi cho các đề tài dự án

Đối với việc thực hiện các dự án, đề tài thì việc đấu thầu nhằm lựa chọn những người đề tài dự án phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển của tỉnh. Hằng năm, Sở KHCN đã đăng tải thông tin về các đề tài dự án cần nghiên cứu trên Web của Sở, ngoài ra Sở cũng đã gửi thông báo đến các trường Đại học, các trung tâm nghiên cứu… Để nhằm mời các nhà khoa học, các trung tâm, tổ chức… thực hiện các đề tài dự án đó.

Sở KHCN tiến hành xét duyệt công khai các đề tài dự án dựa trên thuyết minh đề tài, năng lực thực hiện đề tài và kinh phí thực hiện. Thông qua việc xét duyệt này đã giúp Sở lựa chọn được các đề tài, dự án có chất lượng.

Biểu đồ 3.4: Tình hình xét duyệt đề tài, dự án

Nguồn: Phòng quản lý khoa học

Với việc kêu gọi các tổ chức, các nhà khoa học đã gửi hồ sơ về sở KHCN để tiến hành xét duyệt các đề tài, dự án. Trong quá trình xét duyệt hồ sơ, Sở

cũng đã mời những nhà khoa học, nghệ nhân, những chuyên gia thuộc lĩnh vực để tham gia xét duyệt các đề tài, dự án đó. Các chuyên gia này cũng đã có nhiều đóng góp như cách thức thực hiện, mục tiêu thực hiện, kết quả của các đề tài dự án… cần phải chỉnh sửa khi thực hiện các đề tài dự án đó.

Số lượng đề tài dự án tuy không nhiều nhưng số lượng đề tài dự án xét duyệt gửi về sở ngày càng nhiều, điều này chứng tỏ sức hút của các đề tài này là tương đối lớn. Điều này đã giúp sở chọn được các đề tài, dự án có chất lượng, ngoài ra tiết kiệm được một lượng tiền lớn để thực hiện đề tài dự án.

Bảng 3.10: Thực hiện chi cho các đề tài dự án

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) 𝟐𝟎𝟏𝟖 𝟐𝟎𝟏𝟕 𝟐𝟎𝟏𝟗 𝟐𝟎𝟏𝟖 BQ Nông nghiệp và PTNT 7,2 6,9 8,1 95,83 117,39 106,61 Công nghiệp xây dựng 1,8 2,1 2,2 116,66 104,76 110,71 Khoa học xã hội 1,5 1,6 1,3 106,66 81,25 93,95 Y tế, giáo dục 2 2,2 1,7 110,00 77,27 93,63

Khác 2,5 2 2 80,00 100,00 90,00

Tổng 15 14,8 15,3 98,66 103,37 101,02

Nguồn: Phòng quản lý khoa học - Sở

Bắc Kạn đã ngày càng chú trọng hơn trong việc triển khai các đề tài dự án đặc biệt là các đề tài về ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tế như: sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 54 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)