Chiến lược và nhiệm vụ KHCN gắn liền với việc phát triển kinh tế xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 84 - 85)

5. Bố cục của luận văn

4.1.1. Chiến lược và nhiệm vụ KHCN gắn liền với việc phát triển kinh tế xã

hội tỉnh Bắc Kạn

Là một tỉnh nghèo, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ sản xuất còn nhiều lạc hậu. Chính vì vậy, đa phần lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, năng suất lao động không cao… Do vậy, cần phát triển KHCN nhằm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Tích cực thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất. Thực hiện các nhiệm vụ KHCN tập trung vào nghiên cứu những giống cây trồng mới, tạo mô hình sản xuất kinh doanh nâng cao thu nhập người dân, chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến….

Đầu tư nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng thế mạnh của vùng. Với đa phần người dân lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Do vậy, cần nghiên cứu và chuyển giao các cây trồng thế mạnh của địa phương như: hồng không hạt, chuối hồng, quýt… Nhằm tăng cường xuất khẩu, tăng thu nhập người dân.

Hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.Nhiều sản phẩm địa phương tuy có tiếng trên thị trường nhưng vẫn chưa được đăng ký bản quyền.Điều này rất dễ mất thương hiệu, cũng như chưa thể giới thiệu sản phẩn ra thị trường trong nước và quốc tế.Vậy, sở KHCN cần tích cực hơn nữa hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đăng ký nhãn hàng.

Tập trung nghiên cứu và thực hiện các đề tài theo định hướng phát triển kinh tế của địa phương. Dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, từ đó

sở KHCN có thể xây dựng các phương án, danh mục đề tài dự án phát triển những ngành, lãnh vực nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)