5. Bố cục của luận văn
2.2.1. Thu thập thông tin
2.2.1.1. Thu thập số liệu
a. Thu thập số liệu thứ cấp
Đây là những tài liệu quan trọng để đánh giá quá trình quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và đề xuất các giải pháp phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu đề ra.
Tài liệu thứ cấp được phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ Sở Khoa học công nghệ, Sở Tài chính…
Ngoài ra, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu tác giả thu thập một số tài liệu như:
- Báo cáo công tác quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ của Sở khoa học Công nghệ tỉnh Bắc Kạn.
- Báo cáo công tác quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học cộng nghệ của tỉnh Bắc Giang
- Báo cáo công tác quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ của tỉnh Hà Giang.
- Số liệu liên quan đến quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ tại Sở Khoa học công nghệ tỉnh Bắc Kạn.
Phương pháp thu thập: các thông tin, các văn bản, các chính sách nhà nước được tác giả thu thập bằng cách tra cứu các tài liệu liên quan đến quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ, các văn bản về pháp luật… Các thông tin cần thiết được tác giả đến các cơ quan chức năng và các phòng chức năng để xin số liệu cần thiết.
Nguồn tài liệu thứ cấp này sau khi được thu thập, tác giả tiến hành xử lý: phân loại, tổng hợp, phân tích và đánh giá để có cái nhìn tổng quan về quá trình quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Trên cơ sở thực trạng quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ, nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn.
b. Thu thập số liệu sơ cấp - Chọn mẫu nghiên cứu
Đối tượng lãnh đạo các cơ quan, đơn vị
Trong luận văn, tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn lãnh đạo của hai sở đó là: Sở Tài chính và Sở Khoa học công nghệ ( trong trường hợp không phỏng vấn được Giám đốc sở, tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn Phó Giám đốc phụ trách đến phần này). Lãnh đạo trong các đơn vị của sở tác giả sẽ tiến hành trưởng phòng. Đối Sở tài chính, tác giả lựa chọn phòng quản lý ngân sách vì: đây là phòng liên quan trực tiếp đến quản lý chi NSNN cho KHCN. Đối với Sở KHCN, tác giả sẽ tiến hành điều tra các trưởng phòng hoặc phó phòng.
+ Nội dung điều tra liên quan đến vai trò lãnh đạo cán bộ thực hiện quản lý chi NSNN, những đánh giá khách quan từ phía các lãnh đạo từ đó thấy được toàn cảnh: các ưu điểm và nhược điểm trong quá trình triển khai thực hiện quản lý.
+ Phương pháp điều tra: tác giả sử dụng câu hỏi mở, câu hỏi chuyên sâu để có được những nhận xét đánh giá từ phía các nhà lãnh đạo.
+ Số lượng điều tra: căn cứ vào đối tượng cần thiết điều tra ở bên trên, tác giả thống kê được có 16 cán bộ cần điều tra. Với số lượng này tác giả sẽ tiến hành điều tra tổng thể.
Đối tượng điều tra là cán bộ quản lý trực tiếp chi NSNN cho hoạt động KHCN:
Để xác định được cỡ mẫu phục vụ cho nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội thì việc chọn mẫu phải đảm bảo tính đại diện và đủ lớn là rất quan trọng. Những yếu tố được xem xét để xác định cỡ mẫu cho việc nghiên cứu cần phải đảm bảo tính chính xác, chất lượng của các số liệu phải đảm bảo, thời gian thu thập phù hợp… để có được kết quả có cơ sở thống kê và hạn chế được những sai sót trong quá trình chọn mẫu.
Hiện nay, tổng số cán bộ viên chức đang làm việc tại sở Khoa học công nghệ là 58 cán bộ. Với số lượng cán bộ như này, tác giả tiến hành điều tra tổng thể.
+ Đề tài tiến hành điều tra bằng các phương pháp phỏng vấn trực tiếp những cán bộ thuộc Sở Khoa học công nghệ tỉnh Bắc Kạn. Sử dụng phương pháp điều tra theo câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước và áp dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt liên quan đến quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ.
Các câu hỏi sử dụng trong phiếu điều tra, tác giả sử dụng thang đo Likert để đánh giá mức độ trả lời của người được hỏi với 5 mức độ: 1 là Kém, 2 Yếu, 3 Trung Bình, 4 Khá, 5 là Tốt.
(Mẫu phiếu điều tra: Phụ lục 1)
Mục đích của việc sử dụng số liệu tác giả điều tra: từ những thông tin thu thập được thông qua việc trả lời các câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra tiến hành tổng hợp, phân tích đánh giá hoạt động quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ.
Câu hỏi điều tra thảo luận bao gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở: Mục đích sử dụng các số liệu này là thông tin cung cấp sẽ đánh giá thực trạng việc quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
* Đối với đối tượng điều tra là chủ nhiệm các đề tài, dự án… khoa học công nghệ
Hiện nay sở Khoa học công nghệ đã chủ trì thực hiện 34 các đề tài, dự án… khoa học công nghệ. Với số lượng như này tác giả cũng tiến hành điều tra tổng thể..
Trong quá trình điều tra, tác giả tiến hành phỏng vấn chủ nhiệm đề tài về quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ với bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Bảng hỏi, tác giả thiết kế trả lời theo thang đo Likert với 5 mức độ: 1 là Kém, 2 là Yếu, 3 Trung bình, 4 là Khá 5 là Tốt.
Trong quá tình phỏng vấn, để có được câu trả lời chính xác, tác giả cũng đã vận dụng linh hoạt các cách hỏi khác nhau, quan sát thái độ cử chỉ của người trả lời nếu trong trường hợp người được hỏi còn phân vân với phương án trả lời của mình.
Để đảm bảo tính thời gian, chính xác của thông tin cũng như thuận tiện cho quá trình nghiên cứu: tác giả gọi điện, gửi email… hoặc phỏng vấn trực tiếp các chủ nhiệm đề tài để có thông tin cần thiết, trong trường hợp chủ nhiệm bận có thể phỏng vấn thu ký của đề tài.
(Mẫu phiếu điều tra: Phụ lục 2)
c. Để xác định ý kiến đánh giá của các nhà quản lý và chủ nhiệm đề tài trong việc quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ, nghiên cứu áp dụng thang đo Likert các câu hỏi với thước đo 5 bậc (ở các mức điểm 1 là Kém, 2 Yếu, 3 Trung bình, 4 là Khá 5 là Tốt ). Căn cứ vào kết quả điều tra bởi số ý kiến đối với từng mức độ quy ra điểm, tính điểm trung bình theo công thức: Điểm TBT = ∑( a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B. Trong đó: a là số điểm theo thang điểm 5; b là số ý kiến cho từng loại điểm; B là tổng số ý kiến.
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 -1) /5 = 0.8. Kết quả được chia theo các mức để xác định mức độ đối với từng yếu tố như sau:
Bảng 2.1: Thang đánh giá Likert
Mức Mức đánh giá Khoảng điểm
5 Tốt 4,21 - 5,00
4 Khá 3,41 - 4,20
3 Trung bình 2,61 - 3,40
2 Yếu 1,81 - 2,60
1 Kém 1,00 - 1,80
Để xem xét độ phân tán của câu trả lời, nghiên cứu sửu dụng độ lệch chuẩn thì độ lệch chuẩn sẽ được tính toán như sau:
SD = √ 1
𝑛−1∑𝑛 (𝑥𝑖 − 𝑥̅)2
𝑖=1 trong đó n là số giá trị của x
2.2.2.3. Phân tích thông tin a. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả đối tượng nghiên cứu thông qua các số liệu đã được thu thập. Với phương pháp này, nghiên cứu sẽ thể hiện những thay đổi trong hoạt động quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ cũng xu thể thay đổi của nó. Từ đó, tìm ra được các nguyên nhân của sự biến động và tìm ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế trong quá trình quản lý.
b. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu nhằm xác định những thay đổi của quá trình quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ trong giai đoạn từ năm 2017 đến hết năm 2019, so sánh sự biến động trong quá trình quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ.
Cũng trong nghiên cứu, tác giả so sánh tốc độ phát triển của các nội dung quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ, tìm ra xu hướng thay đổi.