Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 37)

5. Bố cục của luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Chỉ tiêu đánh giá kế hoạch chi NSNN cho hoạt động KHCN

- Tỷ lệ kế hoạch điều chỉnh

Tỷ lệ chi NSNN điều chỉnh = Số kế hoạch điều chỉnh

Tổng số kế hoạch

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng lập kế hoạch. Nếu kế hoạch tốt: chi tiết và rõ ràng thì số kế hoạch ít điều chỉnh và ngược lại.

- Tỷ lệ thực hiện đúng kế hoạch

Tỷ lệ thực hiện đúng kế hoạch = Số kế hoạch thực hiện đúng

Tổng số kế hoạch

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ kế hoạch thực hiện đúng như dự định ban đầu. Điều này cho thấy công tác xây dựng kế hoạch: phương án thực hiện, phương án NSNN thực hiện…

* Chỉ tiêu đánh giá thực hiện chi NSNN cho hoạt động KHCN

- Tỷ lệ chi NSNN cho khoa học công nghệ

Tỷ lệ chi NSNN cho khoa học công nghệ =

Số tiền chi NSNN cho KHCN Tổng số chi NSNN

Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, khi quản lý hiệu quả được nguồn NSNN cho khoa học công nghệ: đóng góp của khoa học công nghệ ngày càng nhiều cho phát triển kinh tế và đời sống người dân thì số NSNN chi cho khoa học công nghệ ngày càng nhiều hơn và ngược lại.

- Tỷ trọng chi NSNN cho KHCN theo các ngành, lĩnh vực

Tỷ trọng chi NSNN cho

KHCN các ngành, lĩnh vực =

Số tiền chi NSNN cho KHCN cho từng ngành lĩnh vực

Tổng số chi NSNN

Thông qua chỉ tiêu này đánh giá được tình hình phân bổ ngân sách nhà nước cho hoạt động KHCN theo các ngành, lĩnh vực. Tỷ lệ này hợp lý thì việc phân bổ được hợp lý.

- Tỷ lệ các đề tài, dự án được quyết toán đúng hạn

Tỷ lệ đề tài, dự án được quyết toán đúng hạn =

Số lượng đề tài, dự án nghiệm thu đúng hạn Tổng số đề tài, dự án hết hạn

Tỷ lệ này càng cao càng tốt, điều này này chứng tỏ quá trình quản lý chặt chẽ tiến độ thực hiện đề tài, giải ngân đúng theo kế hoạch.

- Kinh phí dành cho mỗi đề tài dự án

Số lượng kinh phí cho mỗi đề tài, dự án

=

Số lượng đề tài, dự án Tổng số chi NSNN cho việc

thực hiện đề tài dự án

Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, điều này chứng tỏ địa bàn đã chú trọng nhiều đến KHCN. Với lượng kinh phí lớn thì dễ dàng thực hiện, đây là đòn bẩy kích thích và đảm bảo chất lượng các đề tài, dự án

- Tỷ lệ xin cấp thêm kinh phí để thực hiện đề tài, dự án

Tỷ lệ xin cấp thêm kinh phí =

Số lượng kinh phí xin cấp thêm Tổng số chi NSNN cho việc thực

hiện đề tài dự án

Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt, điều này chứng tỏ quá trình quản lý chặt chẽ: đảm bảo tính hiệu quả trong chi NSNN cho hoạt động KHCN.

* Chỉ tiêu đánh giá quyết toán chi NSNN cho hoạt động KHCN

- Tỷ lệ khoản mục được quyết toán đúng hạn

Tỷ lệ khoản mục quyết toán đúng hạn =

Số lượng khoản mục được quyết toán đúng hạn

Tổng số khoản mục cần quyết toán

Tỷ lệ này càng cao càng tốt, nó thể hiện khả năng quản lý cũng như kiểm soát chặt chẽ trong quá trình quyết toán.

- Tỷ lệ số tiền xuất toán

Tỷ lệ số tiền xuất toán = Số tiền xuất toán

Tỷ lệ xuất toán thể hiện số tiền không được chấp nhận thanh toán: nếu số này cao chứng tỏ cán bộ kiểm soát chặt chẽ và phát hiện các khoản chi không đúng quy định.

* Chỉ tiêu đánh giá Thanh tra kiểm tra

- Tỷ lệ các khoản chi sai phát hiện sau thanh tra, kiểm tra

Tỷ lệ các khoản chi sai = Các khoản chi sai

Tổng số khoản chi thanh tra, kiểm tra Tỷ lệ này càng cao thì chúng tỏ quá trình thanh tra, kiểm tra chặt chẽ sẽ phát hiện các khoản chi sai, chi không đúng quy định.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỈNH BẮC KẠN 3.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, sở KHCN tỉnh Bắc Kạn

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lí: Bắc Kạn nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam; có địa giới tiếp giáp với 4 tỉnh trong khu vực, cụ thể: Phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; Phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; Phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; Phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Thành phố Bắc Kạn là trung tâm chính trị - kinh tế của tỉnh, cách Thủ đô Hà Nội 170km theo đường Quốc lộ 3. Khoảng cách từ tỉnh Bắc Kạn đến cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh - tỉnh Lạng Sơn khoảng 200km; từ Bắc Kạn đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) và cảng Hải Phòng chỉ trên 200km. Do đó việc giao thông, trao đổi hàng hóa từ Bắc Kạn đến các tỉnh lân cận là khá thuận tiện. Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) hiện đã được cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt, tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới chuẩn bị đưa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và thông thương hàng hóa.

Đặc điểm địa hình: Địa hình Bắc Kạn bị chi phối bởi những dãy núi cánh cung lồi về phía Đông, bao gồm những “nếp lồi” và “nếp lõm” xen kẽ nhau. Bắc Kạn có địa hình núi cao, cao hơn các tỉnh xung quanh và bị chi phối bởi các mạch núi cánh cung kéo dài từ Bắc đến Nam ở hai phía Tây và Đông của tỉnh. Trong đó, cánh cung Ngân Sơn nối liền 1 dải chạy suốt từ Nặm Quét (Cao Bằng) dịch theo phía Đông tỉnh Bắc Kạn đến Lang Hít (phía Bắc tỉnh Thái Nguyên) uốn thành hình cánh cung rõ rệt. Đây là cánh cung đóng vai trò quan trọng trong địa hình của tỉnh, đồng thời là ranh giới khí hậu quan trọng. Dãy

núi này có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Cốc Xô cao 1.131m, đỉnh Phia Khau cao 1.061m… Cánh cung sông Gâm kéo dài dọc theo phía Tây của tỉnh. Cấu tạo chủ yếu là đá phiến thạch anh, đá vôi, có lớp dài là đá kết tinh rất cổ. Khu vực này có nhiều đỉnh núi cao thấp khác nhau, trong đó có đỉnh Phja Boóc cao 1.502m và nhiều đỉnh cao trên 1.000m. Xen giữa hai cánh cung là nếp lõm thuộc hệ thống thung lũng các con sông.

Khí hậu: Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á. Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt. Mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 - 25% tổng lượng mưa trong năm.Do nằm giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên Bắc Kạn chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, đồng thời hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa hạ.

Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi Bắc Kạn tương đối phong phú nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thủy chế thất thường. Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn của vùng Đông Bắc là sông Lô, sông Gâm, sông Kỳ Cùng, sông Bằng, sông Cầu. Sông ngòi có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương. Ngoài hệ thống sông ngòi, Bắc Kạn còn nổi tiếng với hồ Ba Bể. Đây là một trong những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất nước ta, được hình thành từ một vùng đá vôi bị sụt xuống do nước chảy ngầm đã đục rỗng lòng khối núi. Diện tích mặt hồ khoảng 500ha, là nơi hợp lưu của ba con sông Ta Han, Nam Cương và Cho Leng. Hồ có ba nhánh thông nhau nên gọi là Ba Bể. Hồ Ba Bể đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia (năm 1996); xếp hạng là di tích danh thắng Quốc gia đặc biệt.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Bắc Kạn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, thu nhập người dân là tương đối thấp và chủ yếu là dân tộc thiểu số. Bằng những biện pháp tích cực

và quyết liệt, chính quyền và người dân đang dần dần khắc phục những khó khăn và phát triển kinh tế.

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về tình hình kinh tế Chỉ tiêu ĐV 2017 2018 2019 So sánh (tăng/giảm) 𝟐𝟎𝟏𝟖 𝟐𝟎𝟏𝟕 𝟐𝟎𝟏𝟗 𝟐𝟎𝟏𝟖 Tốc độ tăng GRDP % 7,8 7,0 7,2 -0,8 0,2 Thu nhập bình quân Tr.đồng 32,4 33,5 34,2 1,1 0,7

Số LĐ được giải quyết

việc làm Người 4975 5125 5364 150 239

DN, HTX DN, HTX 896 946 956 50 10

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn

Tốc độ tăng GRDP của Bắc Kạn trong những năm qua tuy không cao nhưng tương đối ổn định. Sản xuất nông nghiệp đang thay đổi: sản xuất gắn với hàng hóa, tập trung phát triển những cây và con có lợi thế về mặt kinh tế. Thêm vào đó, Sở Nông nghiệp, Sở KHCN , sở Công thương… đã có nhiều sự phối hợp để có thể không chỉ xuất các hàng hóa sang các địa phương khác mà còn xuất khẩu. Nhiều hàng hóa nông nghiệp đã đăng ký bảo hộ chất lượng, dán tem và xây dựng thương hiệu như: miến dong, hồng không hạt, quýt…

Tổng GRDP năm 2019 đạt 6.596,7 tỷ đồng trong đó: công nghiệp là 955 tỷ đồng, nông nghiệp là 2005 tỷ đồng và dịch vụ là 3471 tỷ đồng. Tuy ngành công nghiệp không phát triển nhiều nhưng tỉnh đã có nhiều hoạt động tích cực như đa ban hành kế hoạch số 51/KH-UBND về phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn2019 - 2020. Với việc xây dựng mục tiêu này giúp cho việc xây dựng kế hoạch thực hiện cũng như đưa ra phương án được tốt hơn. Tỉnh cũng đã thành lập tổ công tác liên ngành giải quyết các thủ tục đầu tư trên địa bàn tỉnh, thường xuyên chỉ đạo và kiểm tra tiến độ thực hiện các cam kết đầu tư của các chủ đầu tư đã được cấp phép. Chính vì vậy, trong năm 2019 đã thu hút được 18 dự án với mức đầu tư là 4.459 tỷ đồng. Đây là cơ hội để tỉnh có thể thu hút thêm ngày

càng nhiều nhà đầu tư đầu tư vào tỉnh, góp phần phát triển kinh tế cũng như xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân.

3.1.1.3. Giới thiệu về Sở khoa học công nghệ tỉnh Bắc Kạn

Cùng với sự kiện tái lập tỉnh Bắc Kạn(01/01/1997), Sở Công nghiệp- Khoa học được thành lập theo Quyết định số: 08/QĐ-UB ngày 09 tháng 1 năm 1997 của Uỷ ban nhân dân Lâm thời tỉnh Bắc Kạn về việc thành lập Sở Công nghiệp - Khoa học.

Ngày 08 tháng 9 năm 2003 đổi tên thành Sở Công nghiệp - Khoa học và Công nghệ theo Quyết định số: 1834/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc đổi tên Sở Công nghiệp - Khoa học Công nghệ và Môi trường thành Sở Công nghiệp - Khoa học và Công nghệ.

Ngày 28 tháng 3 năm 2008 đổi tên thành Sở Khoa học và Công nghệ theo Quyết định số: 571/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc đổi tên Sở Công nghiệp Khoa học và Công nghệ thành Sở Khoa học và Công nghệ.

Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân

dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở theo quy định của pháp luật.

Sở Khoa học và Công nghệ chấp hành sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức Sở KHCN tỉnh Bắc Kạn

Nguồn: Văn phòng - Sở KHCN tỉnh Bắc Kạn

Văn phòng: Tham mưu, giúp Giám đốc Sở tổng hợp, xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Sở; tổ chức thực hiện công tác pháp chế của Sở theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác tổ chức cán bộ, hành chính, văn thư, lưu trữ, quản trị đối với các hoạt động của Sở; - Tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện công tác kế hoạch, tổng hợp, tài chính, đầu tư phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.

Phòng thanh tra: Tham mưu, giúp Giám đốc Sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; - Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ.

Phòng Quản lý khoa học: Tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác nghiên cứu khoa học, phát triển nguồn lực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; - Tham mưu, giúp Giám đốc Sở hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện công tác quản lý về khoa học và công nghệ ở các Sở, ngành, cấp huyện theo quy định của pháp luật.

Phòng Quản lý công nghệ và chuyên ngành: Tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghệ, thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; - Tham mưu, giúp Giám đốc Sở quản lý về sở hữu trí tuệ, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ, an toàn bức xạ và hạt nhân; thông tin và thống kê khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.

Chi cục đo lường chất lượng: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Chi cục) là tổ chức trực thuộc Sở, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước và quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

Trung tâm Ứng dụng Khoa học - Công nghệ và Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng: là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng nghiên cứu, ứng dụng, triển khai, chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ phục vụ quản lý nhà nước của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham mưu, giúp Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện các dịch vụ kỹ thuật công về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, phục vụ chức năng quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ khoa học và công nghệ khác theo quy định.

3.1.2. Hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

* Công tác quản lý công nghệ, doanh nghiệp và thị trường công nghệ:

Trong năm 2019 đã tham gia ý kiến thẩm tra, thẩm định công nghệ 23 dự án triển khai trên địa bàn tỉnh; kiểm tra hoạt động 01 doanh nghiệp khoa học và công nghệ; tham gia gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm KHCN của 01 doanh nghiệp KHCN tại Hội nghị giao ban vùng Trung du và Miền núi phía Bắc lần thứ 17 tại Lào Cai; triển lãm kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)