5. Bố cục của luận văn
4.2.4. Tăng cường phối hợp cơ quan ban ngành
Cần tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành trong việc quản lý chi NSNN cho hoạt động KHCN như Sở Tài chính, sở Kế hoạch đầu tư, các trường đại học, trung tâm nghiên cứu… để việc quản lý và sử dụng NSNN được hiệu quả hơn.
Một trong những hạn chế chung không chỉ của tỉnh Bắc Kạn mà cũng là của nhiều địa phương đó là nguồn vốn sử dụng cho KHCN hiện này không nhiều nhất là nguồn vốn từ NSNN. Một trong những điểm yếu đó là các thủ tục thực hiện: đầu thầu, giải ngân, chứng từ… quá phức tạp. Thêm vào đó, các chủ nhiệm đề tài dự án cần phải thông qua rất nhiều cơ quan ban ngành để có thể xử lý các thủ tục hành chính. Do vậy, cần phải tăng cường phối hợp để giảm các thủ tục hành chính rườm ra. Để làm được điều này cần:
Tiền hành ra soát các thủ tục, các bước, các khâu… nếu những công đoạn này không phù hợp cần tiến hành loại bỏ, thay thế bằng quy trình mới phù hợp với tình hình thực tế.
Các bộ phận kiểm tra, kiểm soát nhân viên một cách chặt chẽ. Có rất nhiều chuyên viên lợi dụng chức quyền, gây phiền hà, sách nhiễu… Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ cũng như chất lượng của các công trình dự án thực hiện.
Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn giữa các bên, những bên tham gia căn cứ vào quyền hạn và trách nhiệm của mình thực hiện nhiệm vụ. Không để tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bên, đặc biệt là khi có những vấn đề xảy ra thì không bên nào chịu trách nhiệm dẫn đến thiệt hại cho nhà nước.
Cần kết hợp các chương trình KHCN các cấp như cấp quốc gia, cấp tỉnh… để cùng hướng tới mục tiêu chung, tránh trường hợp thực hiện các đề tài, dự án không phải chiến lược phát triển chung của toàn tỉnh. Bên cạnh đó, cũng cần phải có sự thống nhất, triển khai một cách đồng bộ để tạo sự liên kết giữa các đề tài có liên quan với nhau, nhằm thực hiện thành công các mục tiêu trọng điểm.Đối với tỉnh Bắc Kạn hiện nay đó là hoạt động xóa đói giảm nghèo, nâng cao phát triển thế mạnh của tỉnh. Để làm được điều này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thực hiện đề tài, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp các cấp để các đề tài dự án thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra.
KẾT LUẬN
Bắc Kạn là một trong những tỉnh nghèo của nhà nước: đa phần người dân là làm trong lĩnh vực nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm tỷ trọng cao nên KHCN là một trong những đòn bẩy quan trọng nhằm thúc đẩy thay đổi tình hình hiện tại.
Đứng trước thực trạng việc quản lý chi NSNN đang có nhiều bất cấp cần phải khắc phục ngay. Tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài Quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ. Thêm vào đó, tác giả cũng đã xây dựng bài học kinh nghiệm quản lý được rút ra từ thực tiễn quản lý chi NSNN cho KHCN tại một số địa phương khác. Sau khi đã có hệ thống lý luận, nghiên cứu xem xét đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Từ thực trạng đó, nghiên cứu đã chỉ ra được những ưu điểm và nhược điểm cũng như nguyên nhân của những nhược được đó. Căn cứ vào quan điểm, mục tiêu và những nguyên nhân của những hạn chế của quản lý chi NSNN cho hoạt động KHCN trên địa bản tỉnh Bắc Kạn để có thể đề xuất ra các giải pháp phù hợp, phát huy được tính hiệu quả của chi NSNN, đồng thời giảm thất thoát lãng phí.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI (2012), Nghị Quyết số 20/NQ/TW về phát triển khoa học công nghệ, ban hành ngày 01/11/2012.
2. Bộ KH&CN và Bộ Nội vụ (2014), Thông tư liên tịch số29/2014/ TTLTBKHCN - BNV Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, ban hành ngày 15/10/2014.
3. Bộ KH&CN và Bộ Tài chính (2015), Thông tư liên tịch số 16/2015/ TTLT - BKHCN-BTC Hướng dẫn việc quản lý, xử lý tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, ban hành ngày 01/09/2015.
4. Bộ KH&CN và Bộ Tài chính (2015), Thông tư liên tịch số 27/2015/ TTLT- BKHCN - BTC Quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, ban hành ngày 30/12/2015.
5. Bộ KH&CN và Bộ Tài chính (2015), Thông tư liên tịch số55/2015/ TTLTBTC-BKHCN hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH& CN có sử dụng ngân sách nhà nước, ban hành ngày 22/04/2015.
6. Chính chủ (2014), Nghị định số 95/NĐ-CP Đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học công nghệ, ban hành 17/20/2014.
7. Chính phủ (2014), Nghị định số 08/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật khoa học và công nghệ, ban hành 27/01/2014.
8. Vũ Thị Doan (2015), Luận văn thạc sỹ “Quản lý vốn đầu tư Khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước của Thành phố Hà Hội”, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Nguyễn Ngọc Hải (2008), Hoàn thiện cơ chế chi NSNN cho việc cung ứng hoàng hóa công cộng ở Việt Nam.
10. Nguyễn Sinh Hùng (2010), Quản lý và sử dụng NSNN trong tiến trình cải cách tài chính công.
11. Trần Văn Lâm (2009), Hoàn thiện quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
12. Dương Thị Bình Minh (2010), Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Nxb Tài chính, Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Bình Minh (2008), Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường Việt Nam.
14. OECD, Science, Technology and Innovation Outlook 2017, 2017.
15. OECD (2011), Public Research Institution - Mapping Sector Trend.
16. Quốc hội (2002), Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11.
17. Quốc hội (2013), Luật khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13.
18. Quốc hội (2015), Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13.
19. Sách “Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2014”, Bộ Khoa học và Công nghệ. 20. Sở khoa học công nghệ tỉnh Bắc Ninh (2019), Báo cáo tình hình thực hiện
các đề tài, dự án khoa học công nghệ hằng năm.
21. Sở khoa học công nghệ tỉnh Bắc Kạn (2017, 2018, 2019), Báo cáo tình hình thực hiện các đề tài, dự án khoa học công nghệ hằng năm.
22. Sở khoa học công nghệ tỉnh Cao Bằng (2008), Báo cáo tình hình thực hiện các đề tài, dự án khoa học công nghệ hằng năm.
23. Thủ tướng chính chủ (2012), Quyết định số 418/QĐ-TTg về việc chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2020, ban hành ngày 11/04/2012.
24. Nguyễn Thi Thủy (2018), Luận án tiến sĩ “Đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ ở Việt Nam”, Học Viện Ngân hàng.
25. Đoàn Vân Trường (2014), Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính cho hoạt động Khoa học Công nghệ tại tỉnh Hà Giang”,
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
26. UBND tỉnh Bắc Kạn (2017, 2018, 2019), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội hằng năm.
BẢNG CÂU HỎI
(Dành cho cán bộ sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bắc Kạn)
Tôi tên là: Hoàng Trọng Tấn, là học viên cao học tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh. Tôi đang thực hiện luận văn Thạc sĩ với đề tài “Quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”. Rất mong có được những ý kiến đóng góp của ông (bà) để tôi hoàn thiện luận văn của mình.
Họ và tên ………
Vị trí công tác ………...
Tuổi……….
Giới tính……….. Xin ông/bà vui lòng khoanh tròn vào điểm số được lựa chọn theo mức độ đồng ý với từng mệnh đề về thể hiện đúng nhất suy nghĩ của ông/bà. Điểm càng cao thể hiện mức độ đồng ý cao của ông /bà với mệnh đề (1: Yếu, 2: Kém, 3: Trung Bình, 4: Khá, 5: Tốt).
Câu 1: Đánh giá về kế hoạch chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ.
Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)
Xây dựng kế hoạch phù hợp với chiến lược phát triển khoa học công nghệ của tỉnh
Các thông tin được thu thập cẩn thận, chi tiết Quy trình xây dựng kế hoạch logic, chặt chẽ Xây dựng dự toán phù hợp với tình hình nguồn kinh phí cho KHCN, tương xứng với khả năng thực tế
Đủ thời gian để thảo luận các khoản chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ
Câu 2: Đánh giá về định mức chi NSNN cho hoạt động KHCN
Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)
Căn cứ xây dựng định mức dựa trên các quy định của nhà nước do cơ quan có thẩm quyền ban hành
Định mức chi rõ ràng cho từng mục, từng đối tượng
Định mức là tương đối phù hợp cho công sức các bên đóng góp
Các định mức được công khai minh bạch, dễ dàng xác định và tìm hiểu
Câu 3: Đánh giá về phân bổ NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ
Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)
Quy trình phân bổ rõ ràng
Phân bổ được dựa trên đề xuất của các đơn vị Phân bổ kinh phí kịp thời, đúng thời điểm Phân bổ cho các ngành, lĩnh vực tương đối hợp lý
Câu 4: Đánh giá về chấp hành chi NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ
Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)
Đấu thầu chỉ thầu thực hiện các đề tài dự án được công khai minh bạch
Tạm ứng đúng theo quy trình và hợp đồng ký kết Chi thường không vượt quá dự toán
Thông tin thực hiện đề tài dự án được cập nhật liên tục để kiểm tra tình hình giải ngân
Các trường hợp phát sinh được giải quyết nhanh chóng, kịp thời
Các hình thức phạt được nêu rõ trong hợp đồng thực hiện
Câu 5: Đánh giá về quyết toán
Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)
Quy trình quyết toán được công khai và thông báo rõ ràng đến các chủ nhiệm đề tài
Quá trình quyết toán nhanh gọn Quyết toán đúng và đủ số lượng
Quá trình quyết toán linh hoạt nhưng đúng quy trình thủ tục
Trước khi quyết toán có thông báo rõ ràng về thời gian, địa điểm, giấy tờ chuẩn bị… tới chủ nhiệm đề tài
Câu 6: Đánh giá về mục tiêu, chiến lược phát triển KHCN
Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)
Mục tiêu, chiến lược phù hợp với tình hình hiện tại của địa phương
Mục tiêu, chiến lược phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương Mục tiêu chiến lược đảm bảo phù hợp với năng lực thực hiện
Mục tiêu rõ ràng, chi tiết cho từng giai đoạn
Câu 7: Đánh giá về cơ chế chính sách phát triển KHCN
Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)
Cơ chế chính sách chưa thực sự cạnh tranh Mục tiêu chủ yếu vào lĩnh vực truyền thống, hàm lượng khoa học ít
Chính sách kêu gọi đầu tư, hợp tác phát triển KHCN chưa nhiều
Nguồn lực dành cho KHCN chưa nhiều, đặc biệt so với các địa phương khác trong khu vực
Cơ chế chưa thực sự linh hoạt nên ít nhà đầu tư, nhà khoa học và các tổ chức sẵn sàng cùng địa phương triển khai các chương trình, dự án
Câu 8: Đánh giá về bộ máy quản lý
Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)
Bộ máy quản lý ngày càng tinh gọn
Các cơ quan chức năng sẵn sàng phối hợp Nhiều thủ tục đã được rút ngắn và cải cách Lãnh đạo các cơ quan lắng nghe phản ánh, có những thay đổi tích cực
Nhiệm vụ và chức năng được quy định rõ ràng tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm
BẢNG HỎI
(Đối với chủ nhiệm đề tài hoặc thu ký đề tài)
Tôi tên là: Hoàng Trọng Tấn, là học viên cao học tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh. Tôi đang thực hiện luận văn Thạc sĩ với đề tài “Quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”. Rất mong có được những ý kiến đóng góp của ông (bà) để tôi hoàn thiện luận văn của mình.
Họ và tên……… Tên đề tài……… Năm thực hiện………
Xin ông/bà vui lòng khoanh tròn vào điểm số được lựa chọn theo mức độ đồng ý với từng mệnh đề về thể hiện đúng nhất suy nghĩ của ông/bà. Điểm càng cao thể hiện mức độ đồng ý cao của ông /bà với mệnh đề (1. Yếu, 2: Kém, 3: Trung Bình, 4: Khá, 5: Tốt).
Câu 1: Đánh giá về quá trình xét duyệt đề tài
Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)
Chủ đề, đề tài nghiên cứu khoa học được công khai rộng dãi
Quy trình thủ tục về thuyết minh đề tài được công khai trên mạng
Kinh phí cho các đề tài là phù hợp Quá trình xét duyệt công khai
Tạm ứng đúng thủ theo hợp đồng đã ký kết Các thắc mắc được sở KHCN trả lời nhiệt tình, cụ thể
Các trường hợp phát sinh, chủ nhiệm đề tài là báo cáo giải trình được cơ quan chức năng xem xét và trả lời thỏa đáng
Câu 2: Đánh giá về thanh tra kiểm tra
Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)
Thực hiện thanh tra, kiểm tra thực hiện đúng quy trình của nhà nước ban hành
Cán bộ thanh tra, kiểm tra chỉ rõ các sai phạm và có những giải thích thích đáng
Cán bộ thanh tra luôn thực hiện đúng chức trách, quyền hạn của mình
Thanh tra, kiểm tra không nhũng nhiễu, đảm bảo hoạt động bình thường cho cơ quan Các kết luận của đoàn thanh tra rõ ràng, đúng với tình hình thực tế
Câu 3: Năng lực quản lý của lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ
Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)
Cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, đáp ứng nhu cầu công việc
Luôn nắm chắc quy trình, hướng dẫn tận tình, giúp đỡ khi cần thiết
Xử lý linh hoạt các vấn đề Sẵn sàng giản đáp các thắc mắc
Luôn cập nhật thông tin, từ vấn và đánh giá chính xác
Lãnh đạo luôn thể hiện tầm nhìn và năng lực quản lý
Lãnh đạo luôn chỉ đạo và xử lý kịp thời các trường hợp phát sinh
BẢNG HỎI
(Dành cho lãnh đạo)
Tôi tên là: Hoàng Trọng Tấn, là học viên cao học tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh. Tôi đang thực hiện luận văn Thạc sĩ với đề tài “Quản
lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”. Rất mong có được những ý kiến đóng góp của ông (bà) để tôi
hoàn thiện luận văn của mình.
Họ và tên……… Đơn vị công tác……… Chức vụ ………
Các câu hỏi
Ông (bà) đánh giá như nào về quá trình phân bổ ngân sách cho KHCN? Theo ông (bà) quá trình phân bổ NSNN cho KHCN hiện nay có hiệu quả không? Ông (bà) có năm chắc tình hình chi NSNN cho KHCN hay không?
Vốn cho KHCN đã thực sự hợp lý với nhu cầu phát triển của địa phương hay không?
Ông bà có sẵn sàng kiến nghị với cấp trên để có những thay đổi giúp cho quá trình quản lý được tốt hơn?
Theo ông (bà) trong quá trình quản lý nhân viên có chặt chẽ không? Các biện pháp xử lý khi phát hiện sai phạm của nhân viên?
Theo ông (bà) có những thay đổi gì để quản lý được hiệu quả? Ông (bà) nghĩ như nào về quá trình tự chủ trong KHCN?