Đổi mới cơ chế sử dụng NSNN cho nhiệm vụ KHCN theo hướng tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 88 - 89)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2. Đổi mới cơ chế sử dụng NSNN cho nhiệm vụ KHCN theo hướng tập

trung vào kiểm soát kết quả KHCN

Quản lý theo đầu ra trong lĩnh vực KHCN cần tập trung vào kết quả KHCN. Kết quả KHCN của các nghiên cứu là kết quả của chi ngân sách nhà nước cho KHCN, phản ánh hiệu suất chi ngân sách.

Cần đổi mới cách đánh giá kết quả nhiệm vụ KHCN. Việc đánh giá kết quả NCKH chung chung như hiện tại không còn phù hợp nên đổi mới hướng đến các chuẩn mực quốc tế. Đối với các đề tài nghiên cứu cơ bản thì sản phẩm phải là các bài báo cáo khoa học được công bố, đối với các đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng thì sản phẩm phải là các bằng sáng chế và phải hướng đến tiêu chuẩn là bài báo quốc tế.

Để có thể nâng cao chất lượng của các hội đồng thẩm định, cần phải xây dựng được cơ sở dữ liệu chuyên gia, bao gồm các chuyên gia không chỉ trong nước mà có cả chuyên gia nước ngoài. Phải tăng cường chất lượng hệ thống dữ liệu về đội ngũ đánh giá, các nhà chuyên gia được ai là lựa chọn thích hợp và ngay lập tức thiết lập mối liên lạc được với các chuyên gia này. Tích cực mới các chuyên gia trong các lĩnh vực nghiên cứu để có thể có những góc nhìn mới, nhận xét đúng và đủ các báo cáo nghiên cứu khoa học. Việc lựa chọn hội đồng đánh giá là một trong những chỉ tiêu quan trọng đó là: các thành viên trong hội đồng không chỉ có kiến thức chuyên môn sâu về khoa học kỹ thuật mà cần phải có kiến thức toàn diện các vấn đề ở tầm quốc gia và quốc tế. Ngoài ra, trong các tiêu chuẩn phải tính đến phương án tính đại diện của các thành viên trong hội đồng nhằn đạt được sự cân bằng về tính đại diện của các cơ quan liên quan cũng như vùng miền, đảm bảo tính đa dạng dưới các góc nhìn khác nhau.

Thêm vào đó, để việc sử dụng ngân sách có hiệu quả hơn thì cũng cần phải thay đổi một số các thủ tục hành chính như: số tiền lương của các thành viên tham gia đề tài mà các hay để các nhà khoa học tự định theo công sức đóng

góp. Thêm vào đó, đưa tiền công, tiền lương của các nhà khoa học thành chi phí chính thức đề các đề tài dự án là các tiếp cận mới. Ngoài ra, cần phải bỏ việc tính tiền công theo ngày như hiện này vì quá rườm ra phức tạp. Chi phí tiền lương có thể giới hạn ở một tỷ lệ nhất định so với kinh phí của các đề tài dự án hoặc ở mức đảm bảo thu nhập ít nhất ở mức khá của xã hội chứ không quá thấp như hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)