5. Bố cục của luận văn
3.4.3. Những hạn chế và nguyên nhân tồn tài của hoạt động quản lý
Tuy quá trình quản lý chi ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ của tỉnh Bắc Kạn đã đạt được một số thành công nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế đó là:
Phân bổ ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ chưa phù hợp: tỉnh Bắc Kạn đã tập trung nguồn lực vào nhiệm vụ khoa học công nghệ tại một số ngành và lĩnh vực truyền thống, chưa đầu tư nghiên cứu và triển khai những lĩnh vực mới hứa hẹn sẽ có nhiều bước đột phá trong sản xuất và nâng cao đời sống người dân.
Quá trình thực hiện chi phức tạp, chưa thực hiện kiểm soát theo kết quả: áp dụng quá nhiều các thủ tục hành chính dẫn đến việc triển khai và thực hiện nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn như: giải trình các khoản chi, thu thập hóa đơn chứng từ, các khoản chi phải đúng với định mức… Việc thực hiện khoán chi KHCN chưa được áp dụng rộng rãi, điều này gây trở ngại rất nhiều trong việc tự cân đối, tính toán chi trong việc thực hiện đề tài, dự án.
Thanh tra, kiểm tra còn lỏng lẻo.quá trình thanh tra kiểm tra vẫn chủ yếu dựa vào các chứng từ, hóa đơn… điều này cũng là một trong những khe hở để cho nhiều đối tượng lợi dụng như: mua hóa đơn, giả chứng từ, giả kết quả đạt được… Thêm vào đó, việc thanh tra kiểm tra ít thực hiện đột suất nên các đối tượng có thời gian chuẩn bị cũng như hợp pháp hóa giấy tờ. Ngoài ra, việc thực hiện không đúng tiến độ và việc dồn dập thực hiện dẫn đến chất lượng không thực hiện các nhiệm vụ KHCN không được cao.
Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa tốt. Tuy đã có nhiều cải cách trong thủ tục hành chính cũng như trên thực tế việc thực hiện cũng gặp
nhiều khó khăn. Sự phối hợp không chặt chẽ dẫn đến mất nhiều thời gian công sức, đặc biệt gây phiền hà đối với các đơn vị và cá nhân thực hiện nhiệm vụ. Thêm vào đó, cũng quá nhiều bên tham gia vào quản lý dẫn đến tình trạng chồng chéo, nhiệm vụ giữa các bên không rõ ràng, đùn đẩy trách nhiệm mà hiệu quả không cao.
Chương 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯƠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN 4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
4.1.1. Chiến lược và nhiệm vụ KHCN gắn liền với việc phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn hội tỉnh Bắc Kạn
Là một tỉnh nghèo, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ sản xuất còn nhiều lạc hậu. Chính vì vậy, đa phần lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, năng suất lao động không cao… Do vậy, cần phát triển KHCN nhằm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Tích cực thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất. Thực hiện các nhiệm vụ KHCN tập trung vào nghiên cứu những giống cây trồng mới, tạo mô hình sản xuất kinh doanh nâng cao thu nhập người dân, chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến….
Đầu tư nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng thế mạnh của vùng. Với đa phần người dân lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Do vậy, cần nghiên cứu và chuyển giao các cây trồng thế mạnh của địa phương như: hồng không hạt, chuối hồng, quýt… Nhằm tăng cường xuất khẩu, tăng thu nhập người dân.
Hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.Nhiều sản phẩm địa phương tuy có tiếng trên thị trường nhưng vẫn chưa được đăng ký bản quyền.Điều này rất dễ mất thương hiệu, cũng như chưa thể giới thiệu sản phẩn ra thị trường trong nước và quốc tế.Vậy, sở KHCN cần tích cực hơn nữa hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đăng ký nhãn hàng.
Tập trung nghiên cứu và thực hiện các đề tài theo định hướng phát triển kinh tế của địa phương. Dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, từ đó
sở KHCN có thể xây dựng các phương án, danh mục đề tài dự án phát triển những ngành, lãnh vực nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế địa phương.
4.1.2. Định hướng quản lý chi NSNN cho KHCN
Tập trung nguồn ngân sách phát triển khoa học các lĩnh vực nâng cao đời sống người dân: Tỉnh Bắc Kạn vẫn là một trong những tỉnh nghèo của các nước. Thêm vào đó, nguồn ngân sách nhà nước thì không nhiều, chính vì vậy cần tập trung nguồn ngân sách vào những ngành, lĩnh vực… có khả năng thúc đẩy đời sống người dân như: nâng cao thu nhập nhất là người nông dân, phát triển các loại đặc sản nông nghiệp, bảo tồn văn hóa dân gian…
Đảm bảo tính công khai minh bạch: nhằm sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước cho phát triển khoa hoc công nghệ. Điều này sẽ làm giảm việc tham nhũng, gây thất thoát lãng phí và những hình thức gian lận như: chạy dự án, phân bổ không đúng với mục tiêu chung, sử dụng không đúng nguyên tắc… Tăng cường việc sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước.
Tăng cường đổi mới phương thức quản lý: thay vì sử dụng phương pháp quản lý truyền thống. Sở Khoa công nghệ phối hợp với các sở ban ngành tăng cường cải cách thủ tục hành chính, thay vào đó là nâng cao tính hiệu quả. Một trong những biện pháp được áp dụng đó là quản lý theo kết quả đầu ra, giảm bớt các thủ tục rườm rà, gây phiền hà mà không hiệu quả.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước: hiệu quả của các công trình khoa học công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. Trong khi đó, tình hình vi phạm các quy định ngày càng tinh vi hơn, tăng cường thanh tra, kiểm tra sẽ đảm bảo hơn trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng công trình khoa học: cương quyết loại bỏ các vi phạm làm thất thoát lãng phí ngân sách nhà nước, các công trình không đạt chất lượng, các công trình ít hiệu quả mà sử dụng nhiều kinh phí…
4.1.3. Mục tiêu quản lý chi NSNN cho KHCN
Khoa học công nghệ là một trong những lĩnh vực quan trọng để nâng cao phát triển sản xuất cũng như góp phần nâng cao đời sống người dân.Trong những năm tới, chi NSNN ngày càng nhiều cho lĩnh vực này.
- Mục tiêu đến năm 2025 chi ngân sách nhà nước cho KHCN đạt từ 30 tỷ đến 40 tỷ một năm.
- Số lượng đề tài dự án được triển khai vào thực tế cũng cần phải tăng từ 10% đến 15%.
- Cần phải thay đổi chính sách trong việc chi NSNN cho KHCN nhằm thu hút hơn nữa các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh có nhiều đóng góp hơn nữa vào sự nghiệp KHCN tỉnh nhà. Đảm bảo tính cạnh tranh với các tỉnh khác trong khu vực.
- Tăng cường thanh tra, giám sát đặc biệt là kiểm tra đột xuất nhằm đảm bảo việc chi NSNN đúng với quy định của nhà nước cũng như đảm bảo việc thực hiện giữa các bên đúng theo như cam kết.
- Hạn chế sai phạm, tăng cường giám sát thông qua quyết toán đảm bảo các khoản chi đúng và đủ.
4.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
4.2.1. Xây dựng kế hoạch phân bổ với các mức phân bổ cụ thể, ưu tiên trong chiến lược phát triển KHCN với tầm nhìn dài hạn chiến lược phát triển KHCN với tầm nhìn dài hạn
Gắn kết ngân sách với chính sách nhằm đảm bảo hiệu quả phân bổ, đặc biệt càng quan trọng trong điều kiện nguồn lực khan hiếm, cân đối ngân sách hết sức khó khăn như hiện nay. Chiến lược phát triển KHCN phản ánh những lựa chọn chính sách của chính phủ.Trong mỗi thời kỳ khác nhau thì cần có chiến lược phát triển KHCN có thứ tự ưu tiên khác nhau. Cần xây dựng kế hoạch phân bổ với mức phân bổ cho KHCN cụ thể được xác định theo các mức ưu tiên trong chiến lược phát triển của từng thời kỳ.
Phân bổ ngân sách dựa trên nguyên tắc gắn liền với kết quả hoạt động của các tổ chức KHCN.Tập trung nguồn lực vào thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm. Để làm được việc này cần thực hiện các công việc như sau:
Thứ nhất, quyết định phân bổ ngân sách cho các tổ chức KHCN gắn với kết quả hoạt động và đưa ra các tính toán về hiệu suất vào tiêu chí, căn cứ phân bổ. Kết quả hoạt động và kết quả thực hiện các nhiệm vụ có những khía cạnh khác nhau.
Tạo hành lang pháp lý bình đẳng giữa các tổ chức KHCN, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước: để nâng cao tính cạnh tranh, tạo động lực cho các tổ chức KHCN cũng như các nhà khoa học khi thực hiện hoạt động KHCN. Đối với những đơn vị nào, đã có những công trình khoa học áp dụng vào thực tiễn đạt được hiệu quả cao như: giúp tăng năng suất, giảm nghèo, thì có ưu tiên phân bổ ngân sách cho những đơn vị đã từng thực hiện các công trình khoa học đó. Một trong những căn cứ này được dựa trên kết quả đánh giá công trình sau khi nghiệm thu.
Tăng cường phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan có trách nhiệm trong việc phân bổ ngân sách cho KHCN: hiện này có rất nhiều cơ quan tham gia vào việc phân bổ: Sở tài chính chịu trách nhiệm việc phân bổ NSNN theo đề xuất của sở KHCN, Sở KHCN sẽ chịu trách nhiệm trong việc đề xuất dự toán, phân bổ và kiểm tra giám sát chi tiêu NSNN cho KHCN. Đối với chi đầu tư phát triển thì Sở KHCN sẽ tiến hành rà soát mục tiêu, nội dung và đối tượng được đầu tư. Sở cũng kết hợp với Sở kế hoạch đầu tư xem xét đánh giá về các kế hoạch vốn, và sự phù hợp với chiến lược phát triển chung của cả tỉnh.
Đảm bảo tính công khai minh bạch trong việc phân bổ và sử dụng NSNN cho KHCN. Trong các báo cáo việc sử dụng ngân sách thì chi cho hoạt động KHCN được ghi rõ ràng: cho các bộ phận chức năng, cho các khoản mục… Đặc biệt là khi giao kế hoạch đầu tư cho khoa học công nghệ vì đây là một trong những yếu tố quan trọng nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra. Các báo cáo quyết toán phải được thể hiện các chỉ tiêu theo dõi đánh giá việc sử dụng NSNN một cách toàn diện. Đây cũng là cơ sở và là căn cứ để đánh giá hiệu quả việc chi NSNN cho KHCN cũng như nâng cao tính minh bạch trong việc phân bổ NSNN.
4.2.2. Đổi mới cơ chế sử dụng NSNN cho nhiệm vụ KHCN theo hướng tập trung vào kiểm soát kết quả KHCN trung vào kiểm soát kết quả KHCN
Quản lý theo đầu ra trong lĩnh vực KHCN cần tập trung vào kết quả KHCN. Kết quả KHCN của các nghiên cứu là kết quả của chi ngân sách nhà nước cho KHCN, phản ánh hiệu suất chi ngân sách.
Cần đổi mới cách đánh giá kết quả nhiệm vụ KHCN. Việc đánh giá kết quả NCKH chung chung như hiện tại không còn phù hợp nên đổi mới hướng đến các chuẩn mực quốc tế. Đối với các đề tài nghiên cứu cơ bản thì sản phẩm phải là các bài báo cáo khoa học được công bố, đối với các đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng thì sản phẩm phải là các bằng sáng chế và phải hướng đến tiêu chuẩn là bài báo quốc tế.
Để có thể nâng cao chất lượng của các hội đồng thẩm định, cần phải xây dựng được cơ sở dữ liệu chuyên gia, bao gồm các chuyên gia không chỉ trong nước mà có cả chuyên gia nước ngoài. Phải tăng cường chất lượng hệ thống dữ liệu về đội ngũ đánh giá, các nhà chuyên gia được ai là lựa chọn thích hợp và ngay lập tức thiết lập mối liên lạc được với các chuyên gia này. Tích cực mới các chuyên gia trong các lĩnh vực nghiên cứu để có thể có những góc nhìn mới, nhận xét đúng và đủ các báo cáo nghiên cứu khoa học. Việc lựa chọn hội đồng đánh giá là một trong những chỉ tiêu quan trọng đó là: các thành viên trong hội đồng không chỉ có kiến thức chuyên môn sâu về khoa học kỹ thuật mà cần phải có kiến thức toàn diện các vấn đề ở tầm quốc gia và quốc tế. Ngoài ra, trong các tiêu chuẩn phải tính đến phương án tính đại diện của các thành viên trong hội đồng nhằn đạt được sự cân bằng về tính đại diện của các cơ quan liên quan cũng như vùng miền, đảm bảo tính đa dạng dưới các góc nhìn khác nhau.
Thêm vào đó, để việc sử dụng ngân sách có hiệu quả hơn thì cũng cần phải thay đổi một số các thủ tục hành chính như: số tiền lương của các thành viên tham gia đề tài mà các hay để các nhà khoa học tự định theo công sức đóng
góp. Thêm vào đó, đưa tiền công, tiền lương của các nhà khoa học thành chi phí chính thức đề các đề tài dự án là các tiếp cận mới. Ngoài ra, cần phải bỏ việc tính tiền công theo ngày như hiện này vì quá rườm ra phức tạp. Chi phí tiền lương có thể giới hạn ở một tỷ lệ nhất định so với kinh phí của các đề tài dự án hoặc ở mức đảm bảo thu nhập ít nhất ở mức khá của xã hội chứ không quá thấp như hiện nay.
4.2.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra
Hoạt động thanh tra, kiểm tra là rất quan trọng, nó đảm bảo việc các bên thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật. Trên thực tế, hoạt động thanh tra, kiểm tra vẫn chưa thực hiện một cách nghiêm túc, trong quá trình xử lý vẫn mang tính hình thức, chưa thực sự răn đe đối với các đối tượng vi phạm. Để làm được điều này, hoạt động thanh tra, kiểm tra cần phải thực hiện một số việc như sau:
Rà soạt một cách chặt chẽ và tích cực các hoạt động thực hiện nhiệm vụ KHCN. Trong quá trình thực hiện, nhiều đối tượng sử dụng dữ liệu không đúng, sử dụng các nghiên cứu không đúng quy trình, chi các khoản không đúng như: chi khống và mua chứng từ, làm giả chữ ký… Đối với các trường hợp này phải xử lý nghiêm để tránh những hành vì gian lận tiếp theo.
Đối với hoạt động kiểm tra nhất là kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài dự án: khi phát hiện các trường hợp thực hiện chậm cần phải gọi điện, gửi email… đến các chủ nhiệm đề tài dự án để thông báo tình hình. Bên cạnh đó, với những trường hợp chậm cần có biên bản giải trình, nếu lý do khác quan thì có thể xem xét nhưng với lỗi chủ quan thì có thể dừng việc cấp kinh phí thực hiện các đề tài dự án đó, đợi đến khi thực hiện đúng và đủ như trong thuyết minh thì tiếp tục cấp kinh phí tiếp theo.
Đối với thanh tra theo kế hoạch, có thể đề xuất phối hợp với Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra công tác quản lý nhiệm vụ KHCN của các đối tượng là sở, ban ngành, quận, huyện và tập trung vào các nội dung chính: Trách
nhiệm công khai về nhiệm vụ KHCN của tổ chức chủ trì; trình tự thủ tục từ phê duyệt xác định nhiệm vụ đến đánh giá nghiệm thu đối với nhiệm vụ KH&CN; đăng ký, giao nộp lưu giữ kết quả nhiệm vụ KHCN.
4.2.4. Tăng cường phối hợp cơ quan ban ngành
Cần tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành trong việc quản lý chi NSNN cho hoạt động KHCN như Sở Tài chính, sở Kế hoạch đầu tư, các trường đại học, trung tâm nghiên cứu… để việc quản lý và sử dụng NSNN được hiệu quả hơn.
Một trong những hạn chế chung không chỉ của tỉnh Bắc Kạn mà cũng là của nhiều địa phương đó là nguồn vốn sử dụng cho KHCN hiện này không nhiều nhất là nguồn vốn từ NSNN. Một trong những điểm yếu đó là các thủ tục thực hiện: đầu thầu, giải ngân, chứng từ… quá phức tạp. Thêm vào đó, các chủ