Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 73 - 77)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Nhân tố khách quan

3.3.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển khoa học công nghệ địa phương

Mục tiêu và chiến lược phát triển khoa học công nghệ địa phương có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động quản lý chi NSNN cho KHCN vì: mục tiêu và phát triển khoa học công nghệ liên quan đến rất nhiều đến quá trình phân bổ NSNN cho KHCN. Bên cạnh đó thì mục tiêu và chiến lược phát triển khoa học công nghệ cũng cần phải phù hợp với tình hình, mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế của địa phương.

Bảng 3.16: Đánh giá về mục tiêu, chiến lược phát triển KHCN Đơn vị: Điểm Chỉ tiêu Điểm BQ Xếp loại Độ lệch chuẩn

Mục tiêu, chiến lược phù hợp với tình hình hiện tại của

địa phương 3,8 Khá 0,97

Mục tiêu, chiến lược phù hợp với chiến lược phát triển

kinh tế xã hội của địa phương 3,9 Khá 0,98

Mục tiêu chiến lược đảm bảo phù hợp với năng lực thực

hiện 4,0 Khá 1,04

Mục tiêu rõ ràng, chi tiết cho từng giai đoạn 3,9 Khá ,02

Nguồn: Theo số liệu tổng hợp của tác giả

Mục tiêu phát triển có ý nghĩa rất quan trọng của mỗi địa phương, mỗi cơ quan quản lý. Đối với các nhà khoa học, căn cứ vào phương hướng phát triển, căn cứ vào nhu cầu về KHCN để các nhà khoa học sẽ tiến hành viết các đề xuất thực hiện các mục tiêu KHCN trên địa bàn tỉnh. Với chỉ tiêu “Mục tiêu, chiến lược phù hợp với tình hình hiện tại của địa phương” cũng chỉ đạt được mức điểm là 3,8 điểm vì: nền kinh tế của tỉnh Bắc Kạn còn nhiều khó khăn: nguồn ngân sách thực hiện các nhiệm vụ vẫn dựa chủ yếu vào nguồn từ trung ương cấp. Trong khi đó, để có thể phát triển sản xuất theo hướng hiện đại, đuổi kịp các địa phương khác thì cần phát rất phát triển KHCN nhưng nguồn lực có hạn. Bởi vậy, chỉ tiêu này chỉ đạt mức điểm là 3,8 điểm. Bên cạnh , chỉ tiêu “Mục tiêu rõ ràng, chi tiết cho từng giai đoạn” đạt mức điểm số là 3,9 điểm. Đây tuy là mức điểm không quá cao nhưng nó cho thấy được sự tin tưởng của cán bộ, nhân viên vào chiến lược phát triển. Từ các mục tiêu đó có thể đưa ra các phương án thực hiện một cách tốt nhất trong khi nguồn lực còn nhiều hạn chế.

Để có thể phát triển KHCN thì trước hết cần một cơ chế thông thoáng, xây dựng một cơ chế cạnh tranh để thu hút được các thành phần kinh tế, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để có thể tiếp cận khoa học kỹ thuật mới và phù hợp với điều kiện thực tế.

Bảng 3.17: Đánh giá về cơ chế chính sách phát triển KHCN

Đơn vị: Điểm Chỉ tiêu Điểm BQ Xếp loại Độ lệch chuẩn

Cơ chế chính sách chưa thực sự cạnh tranh 4,1 Khá 0,96

Mục tiêu chủ yếu vào lĩnh vực truyền thống, hàm

lượng khoa học ít 4,0 Khá 0,97

Chính sách kêu gọi đầu tư, hợp tác phát triển KHCN

chưa nhiều 4,1 Khá 1,03

Nguồn lực dành cho KHCN chưa nhiều, đặc biệt so

với các địa phương khác trong khu vực 4,1 Khá 1,04

Cơ chế chưa thực sự linh hoạt nên ít nhà đầu tư, nhà khoa học và các tổ chức sẵn sàng cùng địa phương triển khai các chương trình, dự án

4,0 Khá 1,02

Nguồn: theo số liệu điều tra của tác giả

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy đối tượng được hỏi trả lời đồng ý với quan điểm đưa ra tương đối cao. Với chỉ tiêu được đưa ra “Cơ chế chính sách chưa thực sự cạnh tranh” đạt mức điểm số 4,1 điểm. Việc xây dựng cơ chế chính sách về hoạt động KHCN dựa trên những quy định của pháp luật nhưng có những cơ chế chính sách được xây dựng dựa trên thực tế của địa phương.Các chính sách đưa ra chưa thực sự cạnh tranh với các địa phương khác. Do vậy, tỉnh thu hút được ít các nhà khoa học sẵn sàng cùng tỉnh nghiên cứu KHCN. Thêm vào đó, chỉ tiêu “Chính sách kêu gọi đầu tư, hợp tác phát triển KHCN chưa nhiều” cũng đạt mức điểm số 4,1 điểm vì: đa phần lao động trên địa bàn là lao động nông nghiệp. Nên ít các tổ chức quốc tế ít sẵn sàng cùng tỉnh hợp

tác nghiên cứu. Một số tổ chức quốc tế thực hiện các chương trình đề tài nghiên cứu khoa học chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp và nâng cao đời sống người dân tộc thiểu số, người nghèo trên địa bàn.

3.3.1.3. Sự phát triển của khoa học công nghệ

Khi đời sống người dân được thay đổi, khả năng tiếp cận thông tin cũng được cải thiện. Do vậy, nhu cầu đời sống ngày càng được nâng lên. Sự phát triển của khoa học công nghệ là nền tảng và động lực để làm thay đổi cuộc sống.

Bảng 3.18: Đánh giá về sự phát triển khoa học công nghệ

Đơn vị: Điểm

Chỉ tiêu Điểm BQ Xếp loại Độ lệch

chuẩn

Địa phương khoa học chưa phát triển 4,0 Khá 1,12

Địa phương đang có nhiều chính sách phát

triển khoa học 3,7 Khá 1,02

Đã có nhiều đề tài ứng dụng vào thực tiễn 3,8 Khá 1,03

Nguồn lực để phát triển còn nhiều hạn chế 4,0 Khá 0,98

Địa phương xây dựng nhiều chương trình hợp tác, phát triển KHCN vào đời sống người dân

3,7 Khá 1,05

Nguồn: theo số liệu điều tra của tác giả

Bắc Kạn vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, người dân đa phần là dân tộc thiểu số. Thêm vào đó nguồn lực dành cho KHCN chưa được nhiều do hạn chế về nguồn ngân sách, hạn chế nguồn nhân lực… Điều này dẫn đến KHCN chưa thực sự phát triển. Chình vì vậy chỉ tiêu “Địa phương khoa học chưa phát triển” và chỉ tiêu “Nguồn lực để phát triển còn nhiều hạn chế” đạt mức điểm số là 4,0 điểm. Đây là sự đồng ý cao của người hỏi, những người hỏi đều đánh giá KHCN của tỉnh còn chậm phát triển, đây là một trong những điều cần thiết để có những cải thiện sau nay. Thêm vào đó, chỉ tiêu “Địa phương đang có nhiều chính sách phát triển khoa học” và chỉ tiêu “Đã có nhiều đề tài

ứng dụng vào thực tiễn” cũng chỉ đạt mức điểm số lần lượt là 3,7 điểm và 3,8 điểm. Đây là mức điểm số không cao, chứng tỏ khối lượng các công trình khoa học ít, ít những ứng dụng. Do vậy, tỉnh cần phải đưa ra nhiều chính sách hơn nữa để có thể triển khai và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn đời sống người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)