Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 46)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước. Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước,… Những thông tin về tình hình cơ bản, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các chính sách của địa phương đối với quản lý thu, chi ngân sách nhà nước và các vấn đề có liên quan đến đề tài do các cơ quan chức năng của huyện Mường Khương và tỉnh Lào Cai cung cấp.

Các tài liệu, số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài còn được thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của các địa phương, của ngành Tài chính, website của các Bộ, Ngành khác có liên quan.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thu thập thông tin sơ cấp để có được những ý kiến cụ thể của các cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp tham gia vào các công tác liên quan đến quản lý ngân sách nhà nước của huyện để làm rõ hơn các nội dung quản lý ngân sách của huyện. Thông tin, số liệu được thu thập qua khảo sát, điều tra mẫu theo bảng hỏi, trong đó thiết kế hệ thống câu hỏi phỏng vấn kín (câu hỏi đóng), kết hợp với câu hỏi mở, nhằm tạo ra khả năng để người được phỏng vấn cung cấp nhiều thông tin,...

* Xây dựng thang đo:

Thang đo là công cụ dùng để mã hoá các biểu hiện khác nhau của các đặc trưng nghiên cứu. Sử dụng thang đo Likert 5 bậc trong đo lường các yếu tố tác động đến quản lý NSNN huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

Bậc 5: Hoàn toàn đồng ý Bậc 4: Đồng ý

Bậc 3: Không ý kiến Bậc 2: Không đồng ý

Bậc 1: Hoàn toàn không đồng ý

Cách xác định khoảng đo bằng cách xác định giá trị khoảng như sau: Giá trị khoảng cách = 5 1

0,8 5

 

Từ đó ta thiết lập bảng thang đo như sau:

Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá

1 1,00 - 1,80 Hoàn toàn không đồng ý

2 1,81 - 2,60 Không đồng ý

3 2,61 - 3,40 Không ý kiến

4 3,41 - 4,20 Đồng ý

5 4,21 - 5,00 Hoàn toàn đồng ý

Tổng hợp ý kiến của các phiếu điều tra để đánh giá mức độ của từng tiêu chí đánh giá.

* Đối tượng điều tra là đại diện lãnh đạo UBND huyện, HĐND huyện, cán bộ và nhân viên một số phòng ban của huyện như phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Lao động - Thương binh và xã hội, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Nội vụ, cán bộ tài chính xã, thị trấn... .Tổng số mẫu điều tra 35 người.

Bảng 2.1. Thống kê mẫu khảo sát

Đối tượng Số lượng Tỷ lệ (%)

UBND, HĐND huyện 3 8,57

Phòng Tài chính - Kế hoạch 7 20,00

Phòng Kinh tế - Hạ tầng 4 11,43

Phòng Tài nguyên và Môi trường 4 11,43

Phòng Lao động - Thương binh và xã hội 4 11,43

Phòng Nông nghiệp và PTNT 4 11,43

Phòng Nội vụ 4 11,43

Cán bộ phụ trách tài chính xã, thị trấn 5 14,29

Tổng 35 100

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) 2.2.1.3. Phương pháp chuyên gia

Sử dụng phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo có kinh nghiệm đánh giá về hoạt động thu, chi và quản lý ngân sách nhà nước và những dự báo về chính sách thu, chi ngân sách nhà nước, về đổi mới trong quản lý ngân sách nhà nước trong tương lai,… phục vụ cho việc đánh giá công tác quản lý NSNN và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý NSNN của huyện Mường Khương.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập được các tài liệu và số liệu, tiến hành phân loại, tổng hợp thông tin, sắp xếp thông tin cần thiết theo từng mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài. Thiết lập các Bảng số liệu và các biểu đồ, đồ thị phục vụ cho việc phân tích và đánh giá các nội dung nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp so sánh thống kê

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng:

+ So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

Sử dụng phương pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước giữa các năm, các thời kỳ, hoặc cơ cấu của các loại thu, chi ngân sách trong tổng số,... của huyện Mường Khương giai đoạn 2017-2019.

2.2.3.2. Phương pháp mô tả thống kê

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu đề tài để mô tả thực trạng thu, chi ngân sách và quản lý NSNN. Những thuận lợi, khó khăn trong quản lý NSNN ở huyện Mường Khương.

2.3. Hệ thống thông tin nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương

- Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo Tỷ lệ hộ nghèo

(cận nghèo) (%) =

Số hộ nghèo (hộ cận nghèo) có đến ngày 31/12

x 100 Tổng số hộ có đến ngày 31/12

Tỷ lệ hộ nghèo (hộ cận nghèo) là chỉ tiêu thống kê phản ảnh mối quan hệ giữa hộ sống dưới mức chuẩn nghèo (cận nghèo) theo quy định của Nhà nước so với tổng số hộ.

- Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản (%)

=

Lao động BQ đang làm việc trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

x 100 Tổng số lao động xã hội BQ làm việc

trong huyện

Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là chỉ tiêu thống kê nghiên cứu mối quan hệ tỷ lệ lao động của khối ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản so với tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn huyện.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước của huyện * Chỉ tiêu đánh giá lập, duyệt và phân bổ dự toán ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn

- Tỷ lệ thu dự toán/thực hiện đối với Tỉnh giao Tỷ lệ thu dự toán/thực hiện đối với

tỉnh giao (%) =

Số thu dự toán

x 100 Số thu thực hiện Tỉnh giao

Tỷ lệ nhằm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu dự toán so với thực hiện theo nhiệm vụ tỉnh giao hoàn thành ở mức độ nào. Tỷ lệ này càng cao càng tốt, chứng tỏ công tác lập dự toán tốt, bám sát mục tiêu phát triển của địa bàn, tăng nguồn thu hàng năm.

- Tỷ lệ thu dự toán/thực hiện đối với Huyện giao Tỷ lệ thu dự toán/thực hiện đối với

huyện giao (%) =

Số thu dự toán

x 100 Số thu thực hiện Huyện giao

Tỷ lệ nhằm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu dự toán so với thực hiện theo nhiệm vụ huyện giao hoàn thành ở mức độ nào. Tỷ lệ này càng cao càng tốt, chứng tỏ công tác lập dự toán của huyện tốt, bám sát mục tiêu phát triển của địa bàn, tăng nguồn thu hàng năm.

- Tỷ lệ chi dự toán/thực hiện đối với Tỉnh giao Tỷ lệ chi dự toán/thực hiện đối với

tỉnh giao (%) =

Số chi dự toán

x 100 Số chi thực hiện Tỉnh giao

Tỷ lệ nhằm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chi dự toán so với thực hiện theo nhiệm vụ tỉnh giao hoàn thành ở mức độ nào. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt, chứng tỏ công tác lập dự toán tốt, bám sát mục tiêu phát triển của địa bàn, tiết kiệm ngân sách địa phương.

- Tỷ lệ chi dự toán/thực hiện đối với Huyện giao Tỷ lệ chi dự toán/thực hiện đối với

huyện giao (%) =

Số chi dự toán

x 100 Số chi thực hiện Huyện giao

Tỷ lệ nhằm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chi dự toán so với thực hiện theo nhiệm vụ huyện giao hoàn thành ở mức độ nào. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt, chứng tỏ công tác lập dự toán tốt, bám sát mục tiêu phát triển của địa bàn, tiết kiệm ngân sách địa phương.

* Chỉ tiêu đánh giá công tác chấp hành ngân sách ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn

Tổng thu = ∑ thu trong cân đối và thu ngoài cân đối Tổng chi = ∑ chi trong cân đối và chi ngoài cân đối

Quy mô tổng thu và chi đánh giá nguồn thu và chi hàng năm diễn biến ở mức độ nào, quy mô thu chi hàng năm có mức chênh lệch ra sao.

* Chỉ tiêu đánh giá công tác quyết toán ngân sách ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn

Tổng số hồ sơ = Hồ sơ thu + Hồ sơ chi

Tỷ lệ nhằm đánh giá quy mô hồ sơ được chấp nhận phê duyệt quyết toán ngân sách xã, thị trấn ở mức độ nào. Quy mô hồ sơ thu càng nhiều càng tốt và quy mô chi càng thấp càng tốt.

* Chỉ tiêu đánh giá công thanh tra, kiểm tra ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn

- Chỉ tiêu về số vụ thanh tra, kiểm tra

- Chỉ tiêu về số kiến nghị của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán - Chỉ tiêu về số xử lý của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI

3.1. Giới thiệu địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Huyện Mường Khương nằm ở phía bắc tỉnh Lào Cai, gồm 16 xã, được chia làm 4 khu vực. Khu vực vùng thấp gồm 03 xã: Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai. Khu vực vùng trung huyện gồm 5 xã: Mường Khương, Tung Chung Phố, Thanh Bình, Nấm Lư, Nậm Chảy. Khu vực vùng cao gồm 4 xã: Cao Sơn, La Pán Tẩn, Tả Thàng, Lùng Khấu Nhin. Khu Pha Long gồm 4 xã: Pha Long, Dìn Chin, Tả Gia Khâu, Tả Ngài Chồ.

Huyện lỵ của huyện là thị trấn Mường Khương nằm trên quốc lộ 4D, cách huyện Lào Cai khoảng 50 km về hướng đông bắc và cách biên giới Việt - Trung khoảng 5 km. Huyện nằm ở vùng biên giới phía bắc Việt Nam, cách thành phố Lào Cai 55 km về phía đông bắc; có cửa khẩu quốc gia, thông thương với các huyện Hà Khẩu và Mã Quan của Trung Quốc. Những năm gần đây, cửa khẩu quốc gia Mường Khương đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đến kinh doanh.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện 55.614,53 ha, diện tích đất canh tác đất nông nghiệp thấp, có 9.824,92 ha (chiếm 17,66%); đất lâm nghiệp có 21.393,4 ha chiếm 38,46 %; còn lại chủ yếu đất có độ dốc cao chưa sử dụng là 21.827,16 ha chiếm 43,88%. Tài nguyên khoáng sản của huyện khá phong phú, gồm mỏ sắt khu vực Na Lốc - xã Bản Lầu; mỏ chì, kẽm ở khu Cao Sơn, La Pan Tẩn; mỏ Atimon ở xã Nậm Chảy chạy dọc biên giới Việt - Trung.

* Địa hình, khí hậu:

Địa hình có nhiều vực sâu chia cắt xen kẽ các dải thung lũng hẹp. Độ cao trung bình so với mực nước biển tại thị trấn là 900 m, đỉnh cao nhất trên 1.600 m (La Pán Tẩn). Mạng lưới sông suối phân bố rải rác chiếm 1,46% tổng diện tích tự nhiên.

Khí hậu Mường Khương mang tính chất á nhiệt đới một năm có hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 15-160C; mùa Đông rét đậm, nhiệt độ có thể xuống dưới 00C, mùa hè mát nhiệt độ cao nhất là 350C.

* Tài nguyên thiên nhiên:

- Thổ nhưỡng, đất đai: Trên địa bàn huyện Mường Khương chủ yếu là loại đất feralít phát triển trên đá biến chất. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 55.614,53ha, diện tích đất canh tác đất nông nghiệp thấp, có 9.824,92 ha (chiếm 17,66%); đất lâm nghiệp có 21.393,4 ha chiếm 38,46 %; còn lại chủ yếu đất có độ dốc cao chưa sử dụng là 21.827,16 ha chiếm 43,88%.

- Nguồn khoáng sản: Theo kết quả khảo sát trên địa bàn huyện có mỏ sắt khu vực Na Lốc - xã Bản Lầu. Mỏ Chì, Kẽm ở khu Cao Sơn, La Pan Tẩn. Mỏ Atimon ở xã Nậm Chảy chạy dọc biên giới Việt - Trung.

* Tiềm năng du lịch:

Huyện Mường Khương có những dải sơn nguyên đá vôi có nhiều hang động và thác nước đẹp như hang Hàm Rồng, thác Tà Lâm, thác Páo Tủng, núi trống đồng Lũng Pâu, hang Na Măng - Tỉn Thàng, hang Tiên Nấm Oọc, cầu đá thiên tạo trên dòng suối Văng Leng dào dạt là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch. Mường Khương hợp cùng Bắc Hà và Si Ma Cai thành vùng du lịch phía đông, đang được tỉnh Lào Cai kêu gọi các doanh nghiệp cùng bắt tay vào khai phá.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

- Dân số, dân tộc: Huyện Mường Khương có 14 dân tộc anh em chung sống hòa thuận, có đặc trưng tộc người độc đáo. Dân số toàn huyện theo số liệu điều tra dân số và nhà ở, đến 31/12/2019 có 63.689 người/13.630 hộ. Trong đó Nam là: 32.112 người, chiếm 50,42%. Nữ = 31.577 người, chiếm 49,58%. Mật độ dân số 93 người/ km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,82%, trong đó: Dân tộc Mông chiếm 41,78%; dân tộc Nùng chiếm 26,8%; dân tộc Dao chiếm 5,75%; dân tộc Dáy chiếm 3,74%; dân tộc Bố Y (Tu Dí) chiếm 2,59%; dân tộc Kinh (Việt) chiếm 11,98%. Ngoài ra còn một số dân tộc khác có dân số ít như dân tộc Phù Lá, Ha, Mường, Lô Lô... chiếm 6,8% dân số toàn huyện, tạo thành một không gian folklo (truyền thống dân gian) nguyên bản và đậm đặc, với những làng cổ của người Nùng, người Mông, những lễ hội rải rác quanh năm như: Lễ hội Gầu tào (Say sán) Lễ Cấm rừng, Lễ mừng chiến thắng, v.v.

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Kinh tế Mường Khương chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp và sở hữu nhiều thương hiệu nông sản nhất của tỉnh Lào Cai. Huyện có khả năng phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng về sản phẩm. Những đặc sản nông nghiệp nổi tiếng nhất của Mường Khương là: Gạo Séng Cù, đậu tương vàng và lợn ỷ Mường Khương, dứa Bản Lầu, chè tuyết shan Thanh Bình, mận hậu Cao Sơn, lê Pha Long, tương ớt, thảo quả, tam thất… Với hướng phát triển bền vững, phần lớn những sản phẩm trên đang được xây dựng thương hiệu, gắn vùng nguyên liệu với các cơ sở chế biến.

3.1.3. Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn của huyện Mường Khương trong phát triển kinh tế - xã hội

3.1.3.1. Những thuận lợi

- Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, các ngành chức năng của tỉnh nguồn vốn được phân khai ngay từ đầu năm.

- Cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhất là hạ tầng giáo dục đào tạo theo lộ trình trường chuẩn quốc gia, hệ thống giao thông liên thôn, liên xã và cơ sở vật chất về văn hóa, thủy lợi.

- Đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất: Các chương trình dự án giảm nghèo về cơ bản người dân đã bước đầu nhận thức được ý nghĩa của chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp để có thu nhập ổn định từ đó giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhận thức của người dân về chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chọn giống cây trồng, vật nuôi, phương thức canh tác ngày càng được cải thiện. Nhiều hộ nghèo, người nghèo đã được tập huấn các kỹ thuật trồng trọt,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)