Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 90)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Những bất cập trong phân cấp quản lý Ngân sách còn tồn tại nhiều. Cơ chế phân cấp này đã làm cho Ngân sách huyện ở thế bị động. Những khoản thu phải chuyển giao cho cấp trên còn nhiều, các khoản thu trong điều tiết còn nhỏ. Điều này, dẫn đến các khoản bổ sung từ Ngân sách cấp trên nhiều làm cho việc thực hiện chi chậm trễ không kịp thời. Có thể nói, cơ chế phân cấp hiện tại không tạo ra được thế chủ động trong công tác quản lý Ngân sách huyện.

Hệ thống các chỉ tiêu, định mức còn mang tính cứng nhắc, lạc hậu so với thực tế. Nhu cầu chi thường xuyên cho một loại dịch vụ bằng cách chi cho một đối tượng thụ hưởng tiềm năng và có tính đến hệ số khác biệt về chi phí. Chi đầu tư bảo dưỡng phải xác định bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật cho những cơ sở hạ tầng hiện có như đường bộ, nhà xưởng.

Các quy trình thu còn rườm rà, chưa gọn nhẹ, chưa tạo ra cho đối tượng thu sự tự giảc trong việc tự tính, tự nộp. Các quy định về hoá đơn chứng từ, sổ sách ghi chép có một số chi tiết đã không phù hợp với hiện tại.

Ý thức chấp hành các luật thuế, chính sách thuế của một số hộ kinh doanh đối tượng nộp thuế chưa cao, tình trạng chây ỳ nộp thuế vẫn còn diễn ra. Mức trích thù lao cho cán bộ hợp đồng uỷ nhiệm thu của các xã, thị trấn còn quá thấp (8% trên tổng số thu được). Vì hầu hết các xã nguồn thu ít nên số thu hàng năm quá nhỏ, số thu cảu các xã thấp nhất trong 1 năm là 10 triệu/xã, cao nhất là 61 triệu /xã; thì 8% trên tổng số thu là quá thấp không đủ chi phí và khuyến khích cán bộ uỷ nhiệm thu hoàn công việc.

3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Do trong khâu lập dự toán còn chưa đi sát tại các đơn vị dự toán, chưa quan tâm tới các yếu tố tăng trưởng kinh tế, trượt giá ...Việc giao kế hoạch còn chưa căn cứ vào kế hoạch của các đơn vị.

Trong công tác thu và khai thác thu còn bỏ sót, chưa khai thác triệt để, chưa có biện pháp xử lý mạnh đối với các đối tượng trốn lậu thuế và các khoản đóng góp khác. Ngoài ra, việc để nợ đọng thuế từ năm này qua năm khác vẫn nổi cộm.

Trong công tác quản lý chi Ngân sách còn lỏng lẻo, khả năng kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước còn chưa cao dẫn đến một số khoản chi không đúng đối tượng, nhiệm vụ được giao. Các nguồn chi sự nghiệp kinh tế tuy bước đầu đã được cải thiện đáng kể nhưng còn nhỏ, công tác thực hiện dự án, phê duyệt quyết toán các dự án còn chưa kịp thời cho nên một số công trình đã hoàn thành nhưng chưa có hồ sơ hoàn công.

Việc thực hiện Luật NSNN, các chế độ, chính sách, Pháp lệnh kế toán thống kê đôi khi còn sai lệch.

Công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về thuế chưa sâu rộng và thường xuyên, cán bộ làm công tác tuyên truyền và khả năng hướng dẫn, truyền đạt còn hạn chế,chưa giải thích, làm cho các đối tượng nộp thuế thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế.

Trình độ, năng lực ý thức trách nhiệm công việc của hầu hết cán bộ hợp đồng uỷ nhiệm thu ở các xã, thị trấn còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ thuế còn yếu cả về năng lực, một số còn thiếu tinh thần trách nhiệm, chư nắm chắc địa bàn, nắm chắc tình hình biến động cảu các hộ SXKD. Việc tham mưu cho chi cục thuế

điều chỉnh thuế định kỳ cho phù hợp với tình hình thực tế SXKD chưa kịp thời, gây thất thu về thuế.

Công tác báo cáo định kỳ tháng quý của các đội thuế còn chậm, nội dung báo cáo chưa phản ánh hết tình hình quản lý nguồn thu trên địa bàn. Nên không tham mưu đầy đủ, kịp thời cho các cấp uỷ, chính quyền để đề ra các giải pháp tăng thu, và chống thất thu thuế.

Công tác kiểm tra các đối tượng nộp thuế chưa thường xuyên, liên tục nhằm giúp đỡ, phát hiện sai sót, uốn nắn kịp thời, do vậy tình trạng nợ đọng thuế vẫn còn xảy ra.

Chương 4

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI

4.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng tăng cường quản lý ngân sách nhà nước

4.1.1. Quan điểm

UBND huyện Mường Khương đã xác định quan điểm, phương hướng quản lý ngân sách xã, thị trấn như sau:

Phấn đấu thu ngân sách nhà nước (thu nội địa phần cân đối ngân sách huyện) hàng năm tăng trên 10%, đảm bảo các nhiệm vụ chi, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Tổ chức thu đúng, thu đủ, kịp thời mọi nguồn thu, thu hồi triệt để các khoản nợ đọng, tăng cường biện pháp khai thác các nguồn thu nhất là từ quỹ đất, phí và lệ phí. Tích cực tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh phân cấp ngân sách cho các xã, thị trấn chủ động trong quản lý điều hành, tăng cường khả năng nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Chủ động điều hành dự toán chi, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, đảm bảo kinh phí phục vụ cho nhiệm vụ chi thường xuyên đã được dự toán giao, thực hiện đầy đủ các chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp cho người lao động và các đối tượng chính sách xã hội; tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước cấp huyện, xã trong quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, đảm bảo chặt chẽ, có hiệu quả, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành của Nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm quy định của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân sách; tổ chức thực hiện có hiệu quả việc giao quyền tự chủ về tài chính, đảm bảo nhiệm vụ chi đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Bố trí đủ nguồn dự phòng ngân sách để chủ động đối phó với thiên tai, dịch bệnh và những nhiệm vụ đột xuất phát sinh.

4.1.2. Mục tiêu

Phân cấp ngân sách tại các xã, thị trấn nhằm khai thác tối đa các khoản thu ngân sách; gắn quyền hạn và trách nhiệm của các cấp chính quyền trong công tác quản lý và khai thác nguồn thu ngân sách;

Tạo thế chủ động trong công tác quản lý, điều hành ngân sách, tăng khả năng tự cân đối, phấn đấu giảm dần số bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, đảm bảo mục tiêu phát triển KT-XH địa phương, sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả;

Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân sách một cách đồng bộ, toàn diện; tăng tính công khai, minh bạch trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách ở cấp xã, thị trấn.

4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Mường Khương

4.2.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán NSNN

a. Căn cứ

Theo Luật NSNN năm 2015 thì lập dự toán NSNN phải căn cứ vào chủ trương, chính sách, nhiệm vụ phát triển KT-XH, an ninh, quốc phòng của từng địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo, song với thực trạng trong khâu lập dự toán huyện tại Mường Khương cần phải khắc phục ngay tình trạng dự toán của đơn vị trực thuộc xây dựng thiếu căn cứ, xa rời khả năng ngân sách, nộp dự toán chậm dẫn đến chậm trong công tác tổng hợp xây dựng dự toán chung của huyện.

b. Nội dung

* Dự toán thu NSNN

Do công tác lập dự toán chưa phù hợp với thực tiễn, thể hiện qua số liệu quyết toán một số khoản thu vượt rất nhiều so với dự toán. Do vậy, khi lập dự toán thu cần căn cứ vào hành lang pháp lý thu được áp dụng trong năm kế hoạch và khả năng thực hiện các chỉ tiêu KT-XH và ngân sách năm trước, dự kiến có cơ sở tình hình và tốc độ tăng trưởng kinh tế và nguồn thu năm sau mà quan trọng nhất là khâu lập bộ thu của cán bộ chuyên môn ngành thuế, xác định tình hình sản xuất, kinh doanh của các cá nhân, tổ chức kinh doanh trên địa bàn nhằm

hạn chế việc trốn thuế của các đối tượng chịu thuế, cần tính đúng và đầy đủ các sắc thuế theo đúng quy định.

Để giải quyết tồn tại này tác giả cho rằng HĐND và UBND cấp huyện phải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức, cá nhân lên kế hoạch cụ thể cho ngân sách:

- Các cơ quan thu trên địa bàn huyện, đặc biệt là Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện chỉ đạo bộ phận chuyên môn khẩn trương rà soát, đối chiếu, tránh tình trạng bỏ sót nguồn thu như những năm vừa qua.

- Cán bộ thuế phải phối hợp chặt chẽ với các xã, thị trấn nắm chắc số liệu trên từng địa bàn đến từng thôn, tổ dân phố để thống kê đầy đủ các hộ kinh doanh (cả hộ và doanh thu). Lập sổ bộ thuế đầy đủ, chính xác số hộ kinh doanh cố định và kê khai (những hộ này thực hiện 3 loại thuế là: Môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp).

- Phòng TC-KH huyện cần có trách nhiệm tích cực trong việc hướng dẫn các đơn vị, địa phương lập dự toán ngân sách thuộc phạm vị mình quản lý, phối hợp với cơ quan thuế đồng cấp lập dự toán thu NSNN trên địa bàn. Dự toán NSNN phải được xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản thu theo quy định và phân tích, dự báo về yếu tố tăng trưởng kinh tế, thị trường giá cả, lộ trình hội nhập quốc tế.

- Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chỉ đạo bộ phận kế toán ngân sách xã lập dự toán thu ngân sách cấp xã phải bám sát vào chế độ, chính sách và tình hình phát triển KT-XH của địa phương, tránh tình trạng dấu nguồn thu để tăng trợ cấp hoặc tăng thu để tăng chi đầu tư XDCB dễ dẫn đến phá vỡ dự toán chung của huyện.

- Lãnh đạo huyện cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung ghi, thu kịp thời đối với các khoản thu để lại đơn vị quản lý sử dụng qua NSNN.

- Các cơ quan phối hợp đôn đốc, thường xuyên kiểm tra các cơ quan thu sử dụng chứng từ thu phù hợp, theo dõi tiến độ nộp tiền vào ngân sách kịp thời qua xác nhận của KBNN nơi giao dịch nhằm tập trung nguồn thu kịp thời vào NSNN.

* Dự toán chi ngân sách

Xây dựng dự toán chi ngân sách gắn liền với thời kỳ ổn định ngân sách thường là từ 3 đến 5 năm, theo đó năm đầu tiên là năm đầu của thời kỳ ổn định ngân

sách và là năm được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê chuẩn. Chất lượng của công tác lập dự toán chi ngân sách huyện còn nhiều hạn chế thể hiện qua quá trình chấp hành dự toán luôn có bổ sung dự toán nên quyết toán cao hơn so với dự toán được phê chuẩn từ đầu năm. Để khắc phục tình trạng trên, tác giả đề xuất giải pháp cụ thể như sau:

- Đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương lập dự toán chi phải bám sát yêu cầu phát triển KT-XH và những khoản chi mang tính chất thường xuyên. Dự toán chi sát đúng nhu cầu thực tế phát sinh trong năm.

- Phòng TC-KH huyện tổng hợp và xây dựng dự toán chi NSNN huyện phải xác định tổng nhu cầu tiền lương và các chế độ chi tiêu cho con người đúng theo quy định, trên cơ sở quy định định mức cho mỗi biên chế xác định số chi cho con người và phân bổ chi cho công việc sao cho không vượt định mức khoán theo quy định hiện hành.

- Thực hiện nghiêm trình tự, thủ tục, thời gian xây dựng dự toán ngân sách theo quy định của Luật NSNN và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành quyết toán ngân sách.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của kế toán và Thủ trưởng các đơn vị dự toán ngân sách và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trong công tác lập dự toán chi. Hạn chế đến mức thấp nhất việc bổ sung, điều chỉnh dự toán trong năm, tránh tình trạng các cơ quan quản lý chạy theo từng sự việc cụ thể của đơn vị rất khó quản lý ngân sách theo dự toán được duyệt từ đầu năm.

c. Chủ thể thực hiện - Chủ tịch UBND huyện

- Lãnh đạo Phòng TC-KH huyện

- Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

4.2.2. Hoàn thiện công tác chấp hành và quyết toán ngân sách

a. Căn cứ

Chấp hành NSNN đúng đắn và có hiệu quả là tiền đề quan trọng bảo đảm điều kiện để thực hiện các khoản thu, chi đã ghi trong kế hoạch nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chấp hành dự toán NSNN là khâu cốt yếu có ý nghĩa quyết định với một chu trình ngân sách. Nếu khâu lập kế hoạch đạt kết quả tốt

thì cơ bản cũng mới dừng ở trên giấy, nằm trong khả năng và dự kiến, chúng có thể biến thành hiện thực hay không là tùy vào khâu chấp hành ngân sách. Chấp hành ngân sách thực hiện tốt sẽ có tác động tích cực bảo đảm thăng bằng thu – chi ngân sách định kỳ (tháng, quý, năm)

b. Nội dung

Hoàn thiện chấp hành NSNN cấp huyện

- Hoàn thiện hệ thống thu ngân sách

+ Chi cục thuế huyện tập trung hướng dẫn, đưa luật thuế mới vào đời sống nhân dân, thông qua việc tuyên truyền qua đài phát thanh, truyền hình, pa nô, áp phích, duy trì thường xuyên hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trên địa bàn để tạo môi trường thuận lợi, công khai minh bạch, dễ hiểu các chính sách pháp luật về thuế để các đối tượng nộp thuế thấy rõ được quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế, yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

+ Áp dụng tin học hóa trong quá trình thu và quản lý thuế, khắc phục những yếu điểm trước đây như chậm chễ, phiền hà, sách nhiễu trong ngành thuế. Tích cực động viên, khai thác mọi nguồn thu cho ngân sách từ các khu vực kinh tế.

+ Tăng cường công tác quản lý thu, chú trọng những lĩnh vực còn thất thu lớn, chủ yếu là thất thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh cá thể,.. và ở các xã, thị trấn, thực hiện đấu thầu cho thuê mặt nước để nuôi trồng thủy sản, các khoản thu tại xã phải được nộp đầy đủ, kịp thời vào NSNN qua xác nhận của KBNN huyện. Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với những hành vi trái pháp luật.

- Tăng cường quản lý chi NSNN huyện Để quản lý tốt công tác chi ngân sách trên địa bàn huyện cần tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, giám sát việc chi ngân sách địa phương. Hàng năm cán bộ quản lý, điều hành chi NSNN huyện theo đúng dự toán được giao, bám sát các mục chi, đảm bảo chi đúng nhiệm vụ chi, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành của Nhà nước. Tất cả các khoản chi NSNN đều phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát thanh toán. Để đạt được mục đích đó, trong việc quản lý điều hành chi ngân sách ở huyện cần thực hiện các nội dung cơ bản sau:

+ Thực hiện tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)