Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 110)

5. Kết cấu của luận văn

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Đối với Chính phủ

Hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN, bảo đảm mọi khoản thu nộp trực tiếp vào qũy NSNN thông qua hệ thống KBNN hoặc Ngân hàng Nhà nước, triển khai thực hiện nộp trực tuyến qua hệ thống Ngân hàng. Hoàn thiện hệ thống chế độ, chính sách thu NSNN; định mức, tiêu chuẩn chi NSNN. Rà soát các chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu đã lạc hậu so với tình hình thực tế hiện nay để xóa bỏ các định mức, tiêu chuẩn chi lạc hậu và ban hành các tiêu chuẩn, định mức chi đáp ứng yêu cầu thực tế như: chi hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại cán bộ, công chức, viên chức; chế độ

thanh toán công tác phí, hội nghị, tiếp khách, chế độ trang bị điện thoại... và một số mức chi khác phù hợp thực tiễn..Áp dụng định mức khung chi theo công việc thay cho áp dụng định mức chi theo biên chế như hiện nay.

Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn về trang thiết bị và phương tiện làm việc phù hợp với từng loại chức danh của cán bộ, công chức, viên chức để áp dụng thống nhất trong các cơ quan Nhà nước. Trên cơ sở hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ trên, cho phép cơ quan, đơn vị được quyền điều chỉnh phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng ngân sách của đơn vị. Những yêu cầu cần đạt được trong việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn định mức, phải đảm bảo căn cứ khoa học, phải phù hợp với thực tế và khả năng NSNN, phải tạo quyền chủ động cho các đơn vị trong quá trình thực hiện. Đổi mới công tác kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ NSNN, xoá bỏ tình trạng nhiều đầu mối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.

4.3.2. Đối với Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Lào Cai

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác lập dự toán, khắc phục việc phân bổ kinh phí hành chính theo đầu người, không tính đến đặc thù của đơn vị, đảm bảo phát huy quyền chủ động của các huyện đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của dự toán ngân sách để có số trợ cấp cân đối hợp lý. Đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp thu, chi ngân sách cho các huyện nhất là các khoản chi đầu tư XDCB trên địa bàn. Theo Điều 34 Luật NSNN có ghi nhiệm vụ chi XDCB đối với ngân sách cấp huyện “ Phải có chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp, các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị đang thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách tỉnh”. Vì vậy, trong thời gian tới cần bổ sung nhiệm vụ chi xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như công trình điện chiếu sáng công cộng, cấp thoát nước,... cho ngân sách huyện.

Tỉnh cần chỉ đạo các ngành, các cấp đặc biệt là các ngành bảo vệ Pháp luật tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các sai phạm để tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương về tài chính, ngân sách.

Tỉnh cần tăng cường hướng dẫn, định kỳ kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn về chính sách, chế độ đối với cán bộ làm công tác quản lý tài chính ở các huyện, huyện và các xã, phường, thị trấn.

Đầu tư cơ sở vật chất về công nghệ, thông tin để đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý ngân sách được đúng tầm, tạo ra sự đồng bộ, thống nhất nhanh trong số liệu thu, chi giữa các ngành Tài chính - Kho bạc - Thuế đáp ứng được yêu cầu của cấp có thẩm quyền cũng như phục vụ cân đối ngân sách trên địa bàn huyện. Hiện nay, Tỉnh ta áp dụng hệ thống mạng trên hầu hết các huyện, huyện nhưng hệ thống văn bản pháp luật của Tỉnh chưa cập nhật đầy đủ và chưa kịp thời vào trang web tỉnh Lào Cai, văn bản còn đi đường bưu điện nên việc triển khai thực hiện chế độ chính sách mới đối với cấp huyện, cấp xã còn chậm nhất là đối với những khoản chi cho con người.

UBND tỉnh cần kiện toàn hơn nữa trong công tác hệ thống mạng thông tin văn bản và tính pháp lý của văn bản trên mạng để huyện, xã tiếp cận văn bản và triển khai thực hiện kịp thời.

KẾT LUẬN

Ngân sách huyện là một bộ phận cấu thành của NSNN. Thực hiện quản lý ngân sách huyện là một nhiệm vụ quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách diễn ra được quản lý công khai, chặt chẽ và đúng các quy định pháp luật hiện hành. Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách là tất yếu, đó là một quá trình lâu dài và sẽ gặp không ít khó, vướng mắc, đòi hỏi nỗ lực cố gắng của từng cá nhân, từng cơ quan, đơn vị và từng xã, thị trấn thuộc huyện. Thông qua ngân sách, Nhà nước huy động các nguồn lực của xã hội, phân phối và sử dụng cho nhu cầu phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước. Vì vậy, việc củng cố, hoàn thiện, lành mạnh hoá hệ thống tài chính quốc gia để phát triển kinh tế là yếu tố quan trọng quyết định thành công chiến lược phát triển KT-XH của Nhà nước Việt Nam nói chung và của huyện Mường Khương nói riêng trong thời kỳ mới. Luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng và đạt được các kết quả sau đây:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn cơ bản về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước, bài học kinh nghiệm thực tế được nghiên cứu từ huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa và huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, đồng thời luận văn chỉ ra được sáu bài học kinh nghiệm có thể vận dụng tại địa bàn huyện Mường Khương.

- Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Mường Khương trong giai đoạn 2017-2019; chỉ ra các nội dung quản lý NSNN cấp huyện Mường Khương như công tác lập dự toán; chấp hành dựa toán; quyết toán; tranh tra, kiểm tra ngân sách nhà nước cấp huyện. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Mường Khương; đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Mường Khương.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách tại huyện Mường Khương trong thời gian tới bao gồm: Hoàn thiện công tác lập dự toán NSNN; Hoàn thiện công tác chấp hành và quyết toán ngân sách; Tăng cường quản lý, bồi dưỡng, khai thác nguồn thu mới; Quản lý, sử dụng có hiệu quả các khoản chi ngân sách nhà nước; Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý và điều hành ngân sách các cấp; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách nhà nước

huyện; Nâng cao trình độ, kỹ năng và trách nhiệm của đội ngũ quản lý ngân sách nhà nước. Đồng thời luận văn đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ; Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Lào Cai; UBND huyện Mường Khương và các ngành liên quan tạo thuận lợi nhằm triển khai các giải pháp một cách thuận lợi nhất vào thực tế tại địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2015), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2016), Báo cáo đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về tài chính, Hà Nội.

3. Bùi Tiến Hanh, Phạm Thị Hoàng Phương (2016), Giáo trình Tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội.

4. Bùi Minh Thành, Trần Đình Tuấn (2012), Hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách, Tạp chí Thương mại, số 31, trang 8-10.

5. Chi cục Thống kê huyện Mường Khương, Niên giám thống kê năm 2017-2019. 6. Chi cục Thuế huyện Mường Khương, Báo cáo tình hình thực hiện công tác thu

thuế năm 2017-2019.

7. Học viện Tài chính (2016), Giáo trình quản lý Thuế, NXB Tài chính, Hà Nội. 8. Nguyễn Sinh Hùng (2010), “Quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước trong tiến

trình cải cách tài chính công”, Tạp chí Cộng sản.

9. Dương Thị Bình Minh (2010), Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, NXB Tài chính, Hà Nội.

10. Phòng Kế hoạch - Tài chính huyện Mường Khương, Dự toán NSNN các năm 2015-2017

11. Tào Hữu Phùng (2010), Ngân sách nhà nước với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta, Tạp chí Cộng sản.

12. Nguyễn Xuân Quảng (2014), Giáo trình Thuế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 13. Trần Đình Tuấn (2016), Kế toán ngân sách, NXB Đại học Thái Nguyên. 14. Nguyễn Đình Tùng (2010), Phân định chức năng nhiệm vụ quản lý tài chính

nhà nước giữa trung ương và địa phương, Tạp chíNghiên cứu tài chính.

15. UBND huyện Mường Khương, Báo cáo quyết toán thu, chi ngân huyện Mường Khương các năm 2017-2019.

16. Nguyễn Phương Anh (2020), Quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/02/18/quan-ly-thu- ngan-sach-nha-nuoc-tai-huyen-hau-loc-tinh-thanh-hoa/

PHỤ LỤC

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA

Đánh giá công tác quản lý NSNN huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

Mục đích của phiếu điều tra: Nhằm thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó, nghiên cứu và tìm ra các giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại địa phương.

Việc thu thập thông tin phục vụ cho đề tài luận văn thạc sĩ không sử dụng vào bất kỳ việc nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin do cá nhân ông/bà cung cấp sẽ được giữ kín. Xin ông/bà vui lòng cung cấp một số thông tin theo những câu hỏi dưới đây. Rất mong nhận được sự ủng hộ và hợp tác của ông/bà.

PHẦN I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

- Họ và tên:………...

- Giới tính:………Tuổi………

- Trình độ chuyên môn: (Khoanh tròn vào trình độ tương ứng)

1. Trung cấp 3. Đại học 5.Tiến sỹ

2. Cao đẳng 4. Thạc sỹ 6. Trình độ khác

- Chức danh công tác: ... - Chức vụ: ... - Đơn vị công tác: ...

PHẦN II: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

Xin ông/bà cho biết ý kiến của mình về công tác quản lý NSNN huyện Mường Khương và đánh dấu (X) vào ô tương ứng theo mức độ đồng ý như sau:

1.Hoàn toàn không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Không có ý kiến; 4. Đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý.

Đánh giá Mức điểm

1 2 3 4 5

1. Ý kiến về công tác lập dự toán NS

Được biết công tác lập dự toán theo kế hoạch phát triển KT-XH của huyện, tỉnh đề ra

Được biết lập dự toán căn cứ trên nguyên tắc của Luật NSNN Được biết cá kế hoạch về các hạng mục chi cho đơn vị

2. Ý kiến về công tác chấp hành dự toán NS

Được biết chấp hành ngân sách nhà nước đảm bảo yêu cầu của Luật NSNN trong cuộc họp tại huyện, đơn vị

Đảm bảo tính công khai, minh bạch

Quy trình và thủ tục thực hiện công tác chấp hành đều tinh giản theo hướng có lợi cho đơn vị

Cơ quan QLNN trên địa bàn huyện có hướng dẫn cụ thể, chi tiết các hạng mục

Đơn vị chi đúng, chi đủ theo nguyên tắc của luật NSNN

3.Ý kiến về công tác quyết toán NS

Quy trình quyết toán được xây dựng hoàn thiện hợp lý với điều kiện áp dụng tại đơn vị

Quy trình phù hợp với cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước địa phương

Trình tự thực hiện công việc chặt chẽ, hợp lý

Các cán bộ thực hiện quyết toán NSNN đều tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình

4. Ý kiến về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong NS

Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện định kỳ hàng năm Cán bộ làm công tác thanh tra vô tư, liêm khiết

Trình tự thanh tra tuân thủ theo quy định của pháp luật và nhà nước

Ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm

PHẦN III. SỰ QUAN TÂM VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT CỦA ÔNG/BÀ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

1. Theo ông/bà để tăng cường công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện cần có giải pháp cơ bản nào?

... ... 2. Theo ông/ bà cần có giải pháp gì để quản lý tốt các nguồn thu trên địa bàn huyện? ... ... 3. Theo ông/ bà cần có giải pháp gì để quản lý tốt dự toán chi trên địa bàn huyện? ... ... 4. Theo ông/ bà cần có giải pháp nào để củng cố bộ máy và nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý ngân sách trên địa bàn huyện?

... ... 5. Theo ông/ bà cần có giải pháp nào để công tác thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả cao? ... ... 6. Ông/bà có đề xuất gì đối với Trung ương, tỉnh, huyện về công tác quản lý ngân sách Nhà nước?

... ...

Xin cám ơn Ông/bà đã trả lời phiếu điều tra này!

Ngày….tháng…. năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)