Nâng cao trình độ, kỹ năng và trách nhiệm của đội ngũ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 108 - 110)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách

4.2.4.4. Nâng cao trình độ, kỹ năng và trách nhiệm của đội ngũ quản lý

quyền cấp huyện. Khi quyền và nhiệm vụ đã được trao vào tay thì các đơn vị trong huyện phải lo lắng, trăn trở và thấy trách nhiệm của mình trước dân hơn. Ngồi ra, phân cấp còn phát huy hiệu quả sử dụng ngân sách cũng như nguồn lực tại chỗ cả về vật chất và tinh thần, trí tuệ được tốt hơn, nhằm tạo điều kiện để tăng thu ngân sách trên địa bàn, phát huy thế mạnh sẵn có của địa phương.

Phân cấp quản lý ngân sách đảm bảo tính thống nhất trong tồn huyện, phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các đơn vị trong việc điều hành ngân sách. Bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương của các cấp, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động xử lý các công việc ở địa phương, quyền quyết định của UBND trên cơ sở tham mưu của Phòng TC-KH về phân bổ ngân sách cho các đơn vị, quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt phù hợp với chính sách theo quy định hiện hành.

4.2.4.4. Nâng cao trình độ, kỹ năng và trách nhiệm của đội ngũ quản lý ngân sách nhà nước nhà nước

Trong cơng tác quản lý NSNN thì nhân tố có ý nghĩa quyết định và đặc biệt quan trọng là cán bộ quản lý. Cán bộ phải có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư, khơng tham nhũng, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, không cơ hội và phải được nhân dân tín nhiệm.

Đối với cán bộ lãnh đạo huyện cần nhận thức đúng đắn và toàn diện về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện.

Lãnh đạo huyện Mường Khương cần nhận thức đúng về chính sách huy động, chính sách thuế để đổi mới trong chỉ đạo điều hành. NSNN phải được quản lý đầy đủ toàn diện và trọn vẹn từ khâu lập dự toán, chấp hành, quyết toán và kiểm tra, thanh tra số liệu báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm. Công tác quản lý NSNN huyện Mường Khương cần phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:

Một là, đảm bảo tập trung toàn bộ các khoản thu một cách kịp thời, đầy đủ vào NSNN, tài khoản tiền gửi của đơn vị, địa phương qua xác nhận của KBNN.

Hai là, tạo cơ chế quản lý thơng thống, đảm bảo khuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển tạo nguồn thu cho NSNN trên địa bàn huyện ngày càng lớn.

Ba là, coi trọng yêu cầu công bằng xã hội đảm bảo thực hiện nghiêm túc đúng đắn các chính sách, chế độ thu do cơ quan có thẩm quyền ban hành đối với tất cả các cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện.

Bốn là, xác lập được một hệ thống chính sách thu đồng bộ phù hợp với thực trạng nền kinh tế, đảm bảo nó là một cơng cụ tài chính hữu hiệu góp phần điều chỉnh vĩ mơ nền kinh tế.

Năm là, trên cơ sở chính sách, chế độ, diễn biến của nền kinh tế phải hoạch định được kế hoạch thu sát đúng, phù hợp với diễn biến thực tế của tình hình kinh tế hàng năm; xây dựng quy trình thu cho từng loại cụ thể và tổ chức bộ máy thu gọn nhẹ hợp lý đạt hiệu quả cao đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ thu có đầy đủ năng lực phẩm chất.

Chính quyền địa phương cần nhận thức rõ trong sự phát triển kinh tế đất nước hiện nay, áp dụng chính sách và cơng cụ thuế vào khai thác tận thu đã không cịn phù hợp, chính sách và cơng cụ thuế hiện nay đang hướng đến khuyến khích, thúc đẩy mọi thành phần kinh tế quan tâm đến việc mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, đem lại hơn nữa thuận lợi cho mình và cho xã hội.

Trong điều hành các hoạt động kinh tế, các cấp lãnh đạo địa phương phải hạn chế tối đa và đi đến xóa bỏ những mệnh lệnh hành chính, cần coi trọng các quy luật kinh tế cơ bản, quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,... Tuy nhiên thị trường của ta không phải là thị trường tự phát và tự điều tiết hoàn toàn, mà phải phục vụ sát mục tiêu KT-XH của đất nước trong từng thời kỳ.

Phân bổ ngân sách hàng năm lãnh đạo huyện phải quan tâm đến một bộ phận lớn dân cư cịn nghèo, Nhà nước phải sử dụng chính sách điều tiết thu nhập, chính sách bảo hiểm, bảo trợ xã hội để giảm bớt khoảng cách thu nhập trong các tầng lớp dân cư. Đây là việc làm để đảm bảo cho sự công bằng xã hội chứ khơng phải chủ nghĩa bình qn trong phân phối hoặc cào bằng thu nhập.

Lãnh đạo huyện phải nắm chắc luật pháp và các định chế tài chính, phải có tầm nhìn xa, dự đốn được tương lai phát triển của đối tượng quản lý, từ đó hoạch định được ra những chiến lược, chính sách trong quản lý, xác định rõ các mục tiêu quản lý trong từng thời kỳ, biết tính tốn cân đối các yếu tố vật chất, lựa chọn các giải pháp hợp lý và bước đi phù hợp cùng với việc tổ chức bộ máy gọn nhẹ đồng bộ để thực hiện tốt các chiến lược và chính sách đó.

Từ những u cầu đó, Đảng bộ và chính quyền cấp huyện phải tăng cường giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức tư tưởng cho cán bộ cơng chức nói chung và cán bộ quản lý ngân sách nói riêng. Cần thường xuyên cử cán bộ đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ, tham gia các lớp đào tạo về lý luận chính trị trung, cao cấp, quản lý nhà nước, tin học quản lý,…

Xuất phát từ tình hình thực tế cho thấy hầu hết thủ trưởng các đơn vị thụ hưởng ngân sách tại huyện ít quan tâm đến cơng tác quản lý tài chính mà chỉ quan tâm đến nhiệm vụ chuyên môn nhưng quyền chuẩn chi là do thủ trưởng đơn vị song việc xử lý chứng từ, hạch toán các khoản chi lại do kế tốn tham mưu, chính vì vậy các khoản chi đè nặng lên cán bộ kế toán. Như vậy việc tổ chức các lớp bồi dưỡng về kiến thức quản lý tài chính cho các chủ tài khoản đơn vị sử dụng ngân sách hẳn là điều rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Cần có chế độ thưởng, phạt rõ ràng riêng đối với các cá nhân, tổ chức làm tốt công tác quản lý NSNN. Cần kiện toàn lại tổ chức bộ máy quản lý ngân sách từ huyện đến xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)